Nặn mụn xong nên làm gì cho hết sưng và không bị thâm sẹo?

Nặn mụn xong nên làm gì là vấn đề bận tâm của rất nhiều người. Bởi sau khi nặn mụn, da rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, dẫn đến thâm hoặc sẹo vĩnh viễn. Để xua tan nỗi lo này, cũng như giúp chị em biết cách chăm sóc làn da của mình hơn, chuyên gia Ngọc Dung đã có nhiều chia sẻ trong bài viết dưới đây. Hãy theo dõi để tìm ra giải pháp chăm sóc da chân ái dành cho làn da của mình nhé!

Nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm và sẹo?
Nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm và sẹo?

Chăm sóc da sau khi nặn mụn có quan trọng không?

Bạn chỉ nên nặn mụn khi các nốt mụn đã khô và gom cồi. Việc nặn mụn cũng chỉ nên được thực hiện tại spa, phòng khám da liễu hoặc thẩm mỹ viện có uy tín để đảm bảo không bị sót nhân và không làm tổn thương da.

Nặn mụn xong chưa phải là hết. Bạn vẫn cần chăm sóc da sau nặn mụn thật kỹ để:

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng, vì quá trình nặn mụn sẽ gây tổn thương da và vi khuẩn vẫn có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong, gây viêm nhiễm.
  • Nặn mụn không đúng cách cũng rất dễ gây thâm sẹo nên cần chăm sóc kỹ để da phục hồi trở lại.
  • Giảm kích ứng và sưng sau khi nặn mụn.
  • Hệ miễn dịch của da thường sẽ suy yếu khi bị mụn và sau khi nặn, nên cần bổ sung thêm một số dưỡng chất để cân bằng và phục hồi lại.
Chăm sóc da sau nặn mụn có quan trọng không?
Chăm sóc da sau nặn mụn có quan trọng không?

Trước khi nặn mụn nên làm gì?

Nếu bạn muốn sau khi nặn mụn không để lại vấn đề nào thì nên có sự chuẩn bị kỹ. Dưới đây là quy trình chuẩn bị được đề xuất bởi chuyên gia mà bạn có thể tham khảo qua:

Tẩy trang, vệ sinh da mặt sạch sẽ

Rửa mặt hàng ngày là một bước quan trọng để giữ cho da mặt sạch sẽ và giảm thiểu nguy cơ gây mụn. Bằng cách rửa mặt, sẽ loại bỏ bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn tích tụ trên da. Điều này giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, giảm tắc nghẽn và giảm nguy cơ hình thành mụn.

Đặc biệt, trước khi nặn mụn, bạn cũng nên rửa mặt thật sạch để không bị nhiễm trùng.

Có 3 điểm quan trọng khi rửa mặt mà bạn nên ghi nhớ để loại bỏ mụn và ngăn ngừa mụn tái phát:

  • Chỉ rửa 2 lần/ngày, không rửa nhiều lần làm mất lượng dầu tự nhiên trên da.
  • Sử dụng sữa rửa mặt, nước tẩy trang và sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với tình trạng da.
  • Chỉ nên massage nhẹ nhàng trên da, không chà sát quá mạnh là vỡ các nốt mụn.
Trước khi nặn mụn nên vệ sinh da mặt thật sạch
Trước khi nặn mụn nên vệ sinh da mặt thật sạch

Làm nở lỗ chân lông

Bước này giúp mở lỗ chân lông và làm mềm mụn, giúp việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn và giảm nguy cơ gây tổn thương cho da.

Bạn có thể làm nở lỗ chân lông bằng nhiều cách, như chườm khăn ấm lên vùng da cần nặn mụn trong vài phút hoặc thực hiện biện pháp xông da mặt.

Vệ sinh tay, khử trùng và đeo găng tay y tế

Trước khi tiến hành nặn mụn, việc rửa tay bằng xà phòng là rất quan trọng. Vì tay chứa nhiều vi khuẩn, và nếu không rửa sạch, có thể dẫn đến lây lan vi khuẩn lên da mặt. Ngoài ra, nên đeo găng y tế để ngăn chặn sự tiếp xúc của da mụn và tay, giảm nguy cơ lây nhiễm.

Khử trùng da tay hoặc đeo găng tay y tế
Khử trùng da tay hoặc đeo găng tay y tế

Sát trùng nốt mụn

Mặc dù rửa mặt đã có thể làm sạch da nhưng để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng thì cần phải sát trùng thật kỹ. Có thể dùng bông gòn thấm dung dịch sát trùng như cồn y tế và bôi đều lên vùng da bị mụn. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng trong quá trình nặn mụn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, ủ tê trước khi nặn mụn có thể được áp dụng. Quá trình nặn mụn kéo dài có thể gây khó chịu và đau, vì vậy việc ủ tê trước đó sẽ giúp làm giảm cảm giác này.

Chọn dụng cụ nặn mụn

Việc chọn dụng cụ phù hợp là quan trọng để tránh gây tổn thương cho da và đảm bảo lấy sạch nhân mụn. Mỗi loại mụn đều không giống nhau nên việc lấy chúng ra khỏi da cũng cần có cách riêng.

Ví dụ, mụn trứng cá, mụn mủ và mụn có đầu trắng trồi lên thường sẽ dùng cây nặn mụn đầu nhọn hoặc có lưỡi để trích nhân mụn ra ngoài. Còn đối với mụn có nhân đã khô và trồi lên như mụn đầu đen thì chỉ cần dùng cây nặn đầu tròn đã có thể lấy sạch nhân.

Dù sử dụng cây nặn mụn nào thì cũng cần khử trùng trước khi sử dụng. Hoặc có thể sử dụng dụng cụ nặn mụn 1 lần để đảm bảo không làm nhiễm trùng vùng da bị mụn.

Chọn dụng cụ nặn phù hợp với loại mụn
Chọn dụng cụ nặn phù hợp với loại mụn

Mới nặn mụn xong nên làm gì?

Nặn mụn xong nên làm gì là điều mà nhiều người quan tâm đến. Vì nếu lơ là không chú ý có thể các nốt mụn vừa được nặn sẽ để lại thâm và sẹo nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số việc cần thực hiện sau khi nặn mụn mà bạn không nên bỏ qua:

Kiểm tra kỹ để đảm bảo không còn sót nhân mụn

Còn sót nhân sau khi nặn mụn không phải là trường hợp hiếm gặp. Thực tế, hơn 80% các trường hợp sót nhân sẽ gây sưng viêm và hình thành mụn mủ hoặc mụn bọc nghiêm trọng hơn trước.

Chính vì thế, sau khi nặn mụn nên kiểm tra thật kỹ nhiều lần để đảm bảo không còn sót nhân mụn nào. Để không bị vấn đề này, bạn nên chọn cơ sở điều trị mụn có uy tín và có kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được lấy mụn đúng cách và cẩn thận hơn.

Kiểm tra kỹ để đảm bảo không còn sót nhân mụn
Kiểm tra kỹ để đảm bảo không còn sót nhân mụn

Làm sạch da sau nặn mụn

Ngoài việc kiểm tra nhân mụn thì sau khi nặn mụn xong nên làm gì nữa? Chắc chắn là nên làm sạch da mặt lại một lần nữa. Việc này sẽ giúp loại bỏ các dịch mủ tràn ra trên da trong lúc nặn mụn, giảm thiểu tình trạng lây nhiễm lên các vùng da lân cận.

Tuy nhiên, da sau khi nặn mụn trở nên vô cùng nhạy cảm và có nhiều vết thương chi chít, nên thay vì sử dụng sữa rửa mặt, kỹ thuật viên sẽ làm sạch vùng da cho bạn bằng nước muối sinh lý. Thao tác này đòi hỏi phải nhẹ nhàng để tránh làm da tổn thương thêm hoặc làm hở vết thương ở các vị trí vừa nặn mụn. 

Cân bằng da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn xong, cần cân bằng lại độ ẩm và pH cho da, cũng như để làm giảm cảm giác đau nhức và châm chích. Cách hiệu quả được chuyên gia khuyến khích là thoa toner. Những sản phẩm này có thể giúp cân bằng lại độ pH của da, làm dịu da và giảm các kích ứng sau khi nặn mụn.

Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm, hãy chú ý dùng những dòng không chứa cồn và hương liệu để tránh là da bị khô và bong tróc.

Nặn mụn xong nên làm gì? Cân bằng da sau khi nặn mụn
Nặn mụn xong nên làm gì? Cân bằng da sau khi nặn mụn

Dùng các biện pháp làm dịu và giảm sưng sau nặn mụn

Nếu bạn đi nặn mụn ở các cơ sở uy tín, sau khi kết thúc, họ thường dùng thuốc bôi lên các nốt mụn vừa nặn để làm dịu các vết sưng tấy và giảm cảm giác đau rát. Các loại thuốc này thường chỉ chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm để chống nhiễm trùng da. Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn cách giảm sưng đỏ tại nhà bằng đá lạnh.

Phục hồi và giảm thâm sẹo sau nặn mụn

Phục hồi da sau nặn mụn là việc quan trọng, nhưng không phải biện pháp phục hồi nào cũng có thể dùng. Hãy để da phục hồi một cách tự nhiên nhất có thể, đừng cố áp quá nhiều thành phần lên đó.

Có nên bôi kem phục hồi, dưỡng ẩm da sau khi nặn mụn không?
Có nên bôi kem phục hồi, dưỡng ẩm da sau khi nặn mụn không?

Có biện pháp bảo vệ da khỏi tia độc hại

Sau khi nặn mụn, da của bạn có thể nhạy cảm hơn với tác động của ánh nắng mặt trời. Trong đó, tia UV chính là thủ phạm gây ra các vết thâm mụn, do đó, bạn cần có biện pháp bảo vệ da tốt nhất. Để biết cách chống nắng cho da sau khi nặn mụn, bạn có thể tham khảo nội dung được chia sẻ trong các phần bên dưới đây.

Vừa nặn mụn xong nên bôi gì?

Nặn mụn xong da cần một khoảng thời gian để tạo liên kết mô tế bào mới trên bề mặt da. Giai đoạn này cực kỳ quan trọng để quyết định vết thương có lành lại hay không và có để lại thâm hay sẹo không. Do đó, việc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên da cũng cần được để ý đến. 

Ngày đầu tiên mới nặn mụn xong bôi gì?

Tuyệt đối không được bôi bất kỳ sản phẩm nào lên da khi vừa mới nặn mụn xong. Vì giai đoạn này da rất nhạy cảm với các thành phần hoạt tính, nên ngoài việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý ra bạn không nên bôi thêm gì lên để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của mô da.

Sau khi nặn mụn nên làm gì để không bị nhiễm trùng?
Sau khi nặn mụn nên làm gì để không bị nhiễm trùng?

Bôi gì sau nặn mụn 3 ngày

Giai đoạn này các vết thương sẽ đóng vảy, bạn nên sử dụng các sản phẩm phục hồi da có kết cấu lỏng để thúc đẩy chữa lành. Đừng sử dụng các dòng sản phẩm đặc trị có chất kem dày đặc và thành phần chiết xuất nồng độ cao. Các sản phẩm này sẽ làm cho vết thương trên da bị ảnh hưởng nhiều hơn, có thể gây đỏ hoặc lở loét nếu bị kích ứng.

Sau 1 tuần nặn mụn nên bôi gì

Đây là giai đoạn da bắt đầu phục hồi, vết thương sẽ liền miệng và hình thành da non. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến các sản phẩm giúp tăng cường sản xuất collagen và độ ẩm cho da. Các thành phần được sử dụng trong các sản phẩm này thường là axit hyaluronic, B5, niacinamide, ceramide,…

Sau khi vết thương đã bong vảy thì bạn có thể sử dụng tiếp các sản phẩm chứa thành phần làm sáng da, mờ thâm mụn như vitamin C, alpha arbutin, axit kojic,…

Nên bôi kem dưỡng ẩm sau 1 tuần nặn mụn
Nên bôi kem dưỡng ẩm sau 1 tuần nặn mụn

Như vậy có thể thấy, nặn mụn không đúng cách sẽ để lại rất nhiều vấn đề, cũng như mang lại nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc da. Vì thế, một phương pháp khả quan hơn được nhiều chuyên gia công nhận chính là kết hợp điều trị bằng laser. 

Các chùm tia laser sẽ đi sâu vào bên trong da, triệt tiêu các nguyên nhân gây mụn một cách nhẹ nhàng mà không làm tổn thương đến bề mặt da. Da phục hồi nhanh hơn, không để lại thâm hay sẹo khi được điều trị bằng laser và tỷ lệ tái phát mụn cũng sẽ thấp hơn.

Nhưng để biết bản thân có phù hợp với các công nghệ laser hay không, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Vì thế, hãy để lại thông tin liên hệ bên dưới đây, Ngọc Dung sẽ giúp bạn sắp xếp một lịch hẹn với chuyên gia tại địa chỉ gần nhất với bạn:

Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Bật mí cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

      Không chỉ quan tâm đến việc lựa chọn sản phẩm dưỡng da, bạn cũng nên để tâm đến cách chăm sóc da sau nặn mụn. Vì có thể sẽ có một số thói quen chăm da thường ngày không phù hợp để thực hiện trong thời gian này. Để không mắc phải sai lầm nào, bạn có thể lưu ý các vấn đề sau:

      Ngày đầu tiên sau khi nặn mụn

      Trong thời gian này, có một số thói quen bạn nên tạm thời từ bỏ để giúp vết thương trên da có thể phục hồi tốt và không bị nhiễm trùng. Các thói quen đó bao gồm:

      • Không đưa tay chạm vào mặt để tránh vi khuẩn thừa cơ xâm nhập vào miệng vết thương.
      • Không dùng bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào, kể cả những sản phẩm trong routine chăm da hàng ngày của bạn.
      • Không được trang điểm vì các thành phần trong đó sẽ làm bít tắc lỗ chân lông và gây kích ứng làn da nhạy cảm.
      • Không được vận động mạnh làm tuyến mồ hôi hoạt động nhiều, gây nhiễm trùng vết thương.
      • Không được dùng máy rửa mặt, vì nó sẽ làm da bị ma sát mạnh và gây ra tác động tiêu cực cho các vị trí vừa nặn mụn.

      Sau khi nặn mụn từ 2 – 3 ngày

      Tương tự với ngày đầu tiên sau khi nặn mụn, vào ngày thứ 2 và 3 bạn cũng nên giữ các quy tắc bên trên để không làm tổn thương đến da. Thêm vào đó hãy chú ý đến việc:

      • Da có thể có dấu hiệu kết vảy, nhưng bạn đừng sờ vào vì lớp vảy này còn rất mỏng, dễ bị rách và gây chảy máu.
      • Tuyệt đối đừng có ý định tẩy da chết ngay thời điểm này, vì các chất tẩy sẽ làm hàng rào bảo vệ da càng yếu đi và dễ bị mụn trở lại.
      • Khi ra đường, nên có biện pháp chống nắng kỹ, nhưng đừng thoa kem chống nắng. Tốt nhất là bạn nên tránh ra đường trong những ngày này để da không bị tấn công bởi các tia UV.
      • Không tự ý dùng bất kỳ sản phẩm trị thâm nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng.
      Nặn mụn xong nên đắp gì để da phục hồi nhanh?
      Nặn mụn xong nên đắp gì để da phục hồi nhanh?

      Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn được 4-7 ngày

      Giai đoạn này mọi thứ đã dễ thở hơn, nhưng bạn vẫn không được chủ quan trong việc chăm sóc da. Ngoài những yêu cầu vừa nêu, bạn có thể giúp da phục hồi nhanh bằng cách:

      • Rửa mặt làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, chứa thành phần chiết xuất tự nhiên và có xu hướng nghiêng về cung cấp ẩm cho da.
      • Sử dụng kem dưỡng ẩm, phục hồi hàng rào lipid có chất kem lỏng và thẩm thấu nhanh.
      • Kết hợp với kem đặc trị thâm sẹo được chỉ định từ bác sĩ da liễu để đảm bảo sản phẩm phù hợp với tính chất và tình trạng da của bạn.
      • Nên uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm cho da, tăng cường hydrat hóa để thúc đẩy sản xuất tế bào mới, tạo liên kết khỏe mạnh hơn trên bề mặt.

      Một số điều cần lưu ý trong skincare sau khi nặn mụn

      Bên cạnh những thông tin vừa chia sẻ, sau khi nặn mụn, bạn nên bật chế độ chăm sóc da nghiêm túc hơn và phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

      • Sau nặn mụn luôn đối xử nhẹ nhàng với da, tránh sử dụng sản phẩm có hoạt chất mạnh và không cọ xát mạnh lên da.
      • Dù bạn có làn da gì thì việc cấp ẩm cho da luôn cần thiết. Vì khi đủ độ ẩm, hoạt động sống của tế bào mới được duy trì và nhanh chóng chữa lành vết thương.
      • Tránh việc nặn tiếp các nốt mụn còn lại hoặc các vị trí đã nặn nhưng bạn cảm thấy vẫn còn sót nhân trong đó. 
      • Sau 1 tuần nặn mụn, bạn có thể dùng kem chống nắng có SPF 30 hoặc cao hơn để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Nhưng nên chọn các sản phẩm có công thức tối giản, không chứa các thành phần gây kích ứng da như paraben, hương liệu, sulfate,…
      • Hãy nhớ rằng da cần một thời gian dài để phục hồi, vì vậy việc của bạn là kiên nhẫn chờ đợi và kiên trì chăm sóc da hàng ngày.
      Nên làm gì sau khi nặn mụn? 
      Nên làm gì sau khi nặn mụn?

      Các câu hỏi thường gặp

      Vừa nặn mụn xong có nên rửa mặt không?

      Sau khi nặn mụn, tuyệt đối không được dùng các sản phẩm chăm sóc da kể cả sữa rửa mặt trong vòng 48 tiếng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên làm sạch da bằng nước muối sinh lý để tránh bụi bẩn, vi khuẩn bám vào các vết thương và gây nhiễm trùng da.

      Sau 3 ngày, bạn có thể dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da. Tốt nhất là nên chọn các sản phẩm có chứa cả thành phần giữ ẩm và phục hồi da để giúp da mềm mại và không bị quá khô sau khi rửa.

      Nặn mụn xong nên làm gì nếu bị sưng đỏ?

      Da bị sưng và đỏ là hiện tượng phổ biến khi nặn mụn. Bạn có thể thực hiện một số cách sau để giảm sưng và làm dịu vùng da bị tổn thương do nặn mụn:

      • Rửa sạch vùng da nặn mụn bằng nước muối sinh lý và thấm khô bằng khăn bông mềm. Tránh sử dụng nước nóng vì nhiệt độ cao có thể làm tăng sự viêm nhiễm trên da.
      • Nếu da bị sưng sau khi nặn mụn thì bạn nên nghĩ ngay đến phương pháp chườm lạnh. Vì nhiệt độ thấp sẽ làm mạch máu co lại, giảm lưu thông máu qua vị trí vừa nặn mụn, giúp cơn đau hạ nhiệt và da bớt sưng hơn.
      • Sau khi nặn mụn, chuyên gia sẽ thoa lên da bạn một lớp kem chống viêm, chứa thành phần làm dịu da. Việc của bạn là nên giữ lớp kem này trong vài tiếng để giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức sau nặn mụn.
      Nặn mụn xong nên làm gì nếu bị sưng đỏ?
      Nặn mụn xong nên làm gì nếu bị sưng đỏ?

      Nặn mụn xong có nên bôi nghệ để trị thâm không?

      Nặn mụn xong nên làm gì, có nên bôi nghệ không? Theo các chuyên gia, trong nghệ có chứa curcumin – hợp chất sinh học có khả năng chống viêm và tốt cho việc chữa lành của da. Vì thế, sau khi nặn mụn, cụ thể là sau 1 tuần bạn có thể dùng nghệ để bôi lên các vị trí nặn mụn để thúc đẩy quá trình phục hồi của da.

      Lời kết

      Như vậy, bài viết đã cung cấp nhiều thông tin để làm rõ chủ đề nặn mụn xong nên làm gì. Hy vọng qua những gì đã chia sẻ, bạn có thể biết cách chăm sóc và nâng niu làn da của mình hơn. Hoặc nếu vẫn còn vướng mắc điều gì, đừng ngần ngại mà hãy bấm ngay phím *3232, chuyên gia Ngọc Dung sẽ hỗ trợ tận tình cho bạn.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232