Sẹo lồi: Nguyên nhân, dấu hiệu và 11 cách trị sẹo lồi hiệu quả

Sẹo lồi là những vết sẹo nổi trên bề mặt da thường có màu tím hoặc đỏ. Bất cứ ai cũng có khả năng bị loại sẹo này và xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, vị trí sẹo và hình thành sớm hay muộn mà cách trị sẹo lồi sẽ khác nhau. TMV Ngọc Dung “một lần nói hết” về dấu hiệu sẹo lồi là gì, sẹo lồi có hết được không, sẹo lồi bị ngứa phải làm sao và các cách trị sẹo lồi mới hình thành, thâm đen. Đừng bỏ lỡ nhé!

Sẹo lồi: Nguyên nhân, dấu hiệu và 11 cách trị sẹo lồi hiệu quả
Sẹo lồi: Nguyên nhân, dấu hiệu và 11 cách trị sẹo lồi hiệu quả

Sẹo lồi là gì? Đặc điểm của sẹo lồi 

Sẹo lồi là một dạng sẹo nổi, hiện diện trên bề mặt da do quá trình tăng sinh mô sợi vượt quá mức cần thiết để hồi phục vết thương. Khi da bị tổn thương, mô sợi phát triển để tái tạo vùng tổn thương. Tuy nhiên ở một số người có sự tăng sinh quá mức này dẫn đến việc hình thành một khối cứng và căng bóng gọi là sẹo lồi.

Trên thế giới có khoảng 100 triệu người mang theo những dấu vết sẹo từ phẫu thuật hoặc chấn thương, trong đó có khoảng 15% trường hợp mô sợi phát triển quá mức tạo nên sẹo lồi hoặc sẹo phì đại. Sẹo lồi có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và vị trí trên cơ thể, thường thấy ở những khu vực như vai, dái tai, ngực, má, và mông. Sẹo lồi trên dái tai thường có hình tròn và cảm nhận chắc chắn, trong khi trên các phần khác của cơ thể, bề mặt thường phẳng hơn. 

Sau đây là một số đặc điểm của sẹo lồi:

  • Sẹo lồi thường phát triển ra ngoài phạm vi của vết thương ban đầu. 
  • Có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vết kim tiêm, mụn trứng cá nhiễm trùng hoặc vết cắn của côn trùng.
  • Có bề mặt trồi lên chứ không phải là phẳng như sẹo thường.
  • Ban đầu sẹo lồi có thể có màu đỏ và sau đó chuyển sang màu nâu
  • Gây ra cảm giác nhạy cảm hơn so với da xung quanh như căng trước, ngứa, hoặc đau khi tiếp xúc.
  • Do sự tăng sinh mô collagen quá mức trong quá trình liền sẹo, sẹo lồi thường không tự giảm kích thước theo thời gian như các loại sẹo khác.
sẹo lồi tự mọc
Sẹo lồi xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể và ai cũng có khả năng bị sẹo

Nguyên nhân hình thành sẹo lồi

Sẹo lồi là kết quả của nhiều nguyên nhân, từ cơ địa đến yếu tố bên ngoài. Có một số nguyên nhân chính hình thành sẹo lồi như sau:

  • Nhiễm khuẩn hoặc dị vật: Sự xuất hiện của nhiễm khuẩn hoặc dị vật như lông tóc, cát, bụi bẩn trong vết thương có thể làm gia tăng khả năng sẹo lồi phát triển. 
  • Cơ địa sẹo lồi yếu tố di truyền: Người có yếu tố di truyền liên quan đến cơ địa sẹo lồi thường có nguy cơ cao hơn bị sẹo lồi phì đại. Việc phòng ngừa sẹo lồi đối với những người có cơ địa sẹo lồi đòi hỏi sự chú ý đặc biệt từ cách điều trị vết thương cho đến chăm sóc dinh dưỡng.
  • Vết thương hở không được xử lý đúng cách: bao gồm vệ sinh, nhiễm trùng và không loại bỏ hoàn toàn dị vật có thể dẫn đến sự hình thành của sẹo lồi. 
  • Nặn mụn không đúng cách, tự nặn mụn không tuân thủ quy trình vệ sinh có thể gây tổn thương và để lại sẹo lồi, đặc biệt là đối với những người có cơ địa sẹo lồi.
  • Chế độ dinh dưỡng khi trị thương: Trong quá trình trị thương ăn rau muống, thịt gà, đồ nếp sẽ tăng khả năng hình thành sẹo lồi.

Dấu hiệu của sẹo lồi mới hình thành và sẹo lâu năm

Mỗi vết thương, tình trạng sẹo sẽ có dấu hiệu nhận biết riêng. cách nhận biết sẹo lồi cụ thể như sau:

Sẹo lồi lâu năm

Sẹo lồi lâu năm thường phát triển chậm chạp, lan rộng trong vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm. Tuy nhiên có một số trường hợp sẹo sẽ phát triển nhanh, tăng kích thước lên gấp nhiều lần trong một thời gian ngắn. Không chỉ đa dạng về thời gian phát triển, mỗi người sẽ có cảm giác khác nhau như ngứa, đau, bình thường. 

sẹo mụn lồi
Sẹo lồi lâu năm có trị được không? Tính chất tổn thương mãn tính của sẹo lồi lâu năm rất khó trị

Sẹo lồi mới hình thành

Sự hình thành sẹo lồi mới liên quan chặt chẽ đến quá trình sản xuất collagen trong cơ thể – một loại protein quan trọng giữ cho độ đàn hồi của da và hỗ trợ cấu trúc của cơ, xương, và mô. Trong giai đoạn hồi phục sau vết thương, cơ thể cường độ sản xuất collagen để tái tạo vùng tổn thương. Sự tăng sinh mô collagen quá mức này chủ yếu đóng vai trò trong việc tạo ra sự đặc trưng của sẹo lồi.

Sẹo lồi thường xuất hiện sau khoảng 3 đến 12 tháng kể từ khi chấn thương xảy ra. Ban đầu, chúng có thể có màu đỏ, hồng hoặc tím nhưng theo thời gian màu sắc sẹo lồi sẽ chuyển sang màu sẫm hơn so với màu da tự nhiên. Phần viền của sẹo thường đậm hơn so với phần trung tâm, tạo ra một hình dạng đặc trưng. Những vết sẹo lồi mới thường hiện diện dưới dạng những cục da bóng, không có lông. 

Sẹo lồi ngày càng to có gây hại không?

Mặc dù sẹo lồi có thể gây ra những tình trạng khó chịu như ngứa, đau nhưng phần lớn không gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa sẹo lồi cũng không phải là một loại bệnh lây nhiễm và cũng không liên quan đến bất kỳ rủi ro ung thư nào. Bạn không cần lo lắng về khả năng lây truyền sẹo lồi cho người khác hoặc về nguy cơ chuyển biến thành các bệnh nền nếu mang theo những dấu hiệu sẹo lồi này.

sẹo lồi ngày càng to
Sẹo lồi không gây hại, không lây nhiễm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Chẩn đoán sẹo lồi như thế nào?

Chẩn đoán sẹo lồi thường có thể được thực hiện một cách đơn giản thông qua việc quan sát và sờ vết sẹo. Bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu thường xem xét kích thước, hình dạng và màu sắc của sẹo để đưa ra đánh giá ban đầu. Trong trường hợp sẹo lồi phát triển quá mức, bác sĩ có thể quyết định thực hiện xét nghiệm sinh thiết da để loại trừ khả năng ung thư da. Ngoài những cách trên, bạn hoàn toàn có thể tự chẩn đoán sơ bộ tại nhà theo dấu hiệu sẹo lồi theo 3 tình trạng phổ biến sau: 

Đặc điểm Sẹo lồi đỏ Sẹo trắng Sẹo lồi ngứa
Màu sắc Sẹo đỏ, hồng, hoặc tím Màu trắng trong suốt Có thể có màu đỏ, trắng, hoặc màu da tự nhiên
Nguyên nhân Mạch máu trung chuyển oxy và chất dinh dưỡng Sự sản xuất collagen và elastin không đồng đều Tác động của dây thần kinh ngứa hoặc tế bào mô sẹo
Thời gian xuất hiện – 3-12 tháng sau chấn thương

– Đang trong giai đoạn chữa lành tích cực 

– Khi vết thương dần lành lại

– Có thể là do quá trình sản xuất mô ít hơn

– Có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn của sẹo

– Thường liên quan đến quá trình lành thương

Khả năng hồi phục Màu đỏ giảm dần theo thời gian Không có khả năng tự mờ dần Ngứa ngáy thường giảm khi quá trình lành kết thúc

Hướng dẫn cách trị sẹo lồi mới hình thành chuẩn khoa học và dân gian tại nhà

Có bao nhiêu nguyên nhân hình thành sẹo lồi thì sẽ có bấy nhiêu cách điều trị sẹo lồi. Tuy nhiên trong bài viết này, Thẩm mỹ viện Ngọc Dung sẽ khái quát những cách trị sẹo lồi mới hình thành được áp dụng nhiều nhất hiện nay nhé!

Tiêm thuốc ức chế collagen corticosteroid 

Việc tiêm corticosteroid, đặc biệt là Triamcinolone acetonide là một phương pháp hiệu quả để giảm sự lồi và sắc tố của sẹo lồi. Thuốc này thường được áp dụng đối với những sẹo lồi nhỏ và có khả năng phì đại nhanh chóng. 

Tiêm corticosteroid trực tiếp vào vùng sẹo lồi có ảnh hưởng đến quá trình viêm của vết thương, ức chế sự di chuyển và thực bào của các tế bào bạch cầu. Nó cũng làm co mạch máu, giảm cung cấp oxy và dưỡng chất đến vùng da có sẹo, từ đó ngăn chặn quá trình tăng sinh quá mức của các mô sợi. 

Ngoài ra, corticosteroid còn ức chế enzyme collagenase và giảm chất ức chế protease trong huyết tương. Vùng da được tiêm corticosteroid thường sẽ giảm sắc tố trong khoảng 6-12 tháng. Cách trị sẹo lồi này có thể được lặp lại nhiều lần sau 1-2 tháng tùy thuộc vào kích thước và phản ứng của sẹo đối với liệu pháp.

vết thương bị lồi thịt phải làm sao
Dùng corticosteroid chữa sẹo lồi

Phẫu thuật sẹo lồi

Phẫu thuật là một trong những phương pháp hiệu quả để xử lý sẹo lồi, đặc biệt là khi kích thước sẹo quá lớn hoặc nhiều sẹo. Một trong những quy trình phổ biến là cắt bỏ sẹo lồi và tiêm corticosteroid để tối ưu hóa quá trình lành và giảm kích thước sẹo. Sau quá trình cắt bỏ sẹo, bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid trực tiếp vào vùng sẹo. Để đạt hiệu quả cao, bác sĩ thường kết hợp với một số loại thuốc khác như gel silicon, kem Imiquimod hoặc tiêm Interferon để kiểm soát quá trình tái tạo mô và giảm sự lồi của sẹo.

Vết khâu sẹo lồi sau phẫu thuật sẽ có khoảng 10-14 ngày để lành. Nhiều người cho rằng khoảng thời gian khá lâu. Lý giải cho điều này là bởi Lidocaine/Steroid sử dụng trong quá trình phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến quá trình lành của vết thương nếu không được chăm sóc đúng cách.

Trong trường hợp sẹo lồi quá lớn và không thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ, bác sĩ có thể đề xuất biện pháp bào mòn sẹo, tạo điều kiện cho nó trở nên mịn màng và ngang bằng với da xung quanh. Cùng với đó, việc sử dụng kem Imiquimod có thể được thực hiện để hỗ trợ quá trình lành và kiểm soát sự phát triển của sẹo.

Cách trị sẹo lồi mới hình thành bằng gel silicone

Trong quá trình trị sẹo lồi mới hình thành, gel silicone được coi là một phương pháp hiệu quả và an toàn. Silicone gel là một hợp chất polymer có cấu trúc sệt, không màu và không tan trong nước nhưng có thể tan trong dầu. Chất này chịu nhiệt và có đàn hồi tốt, với các thành phần chính bao gồm silicon, oxy, carbon, cùng với các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl.

Điều trị sẹo lồi bằng gel silicone thường kéo dài từ 6-12 tháng, cần duy trì vệ sinh, chăm sóc trong thời gian dài. Miếng gel nên được dán và giữ đến cuối ngày, sau đó cần phải được vệ sinh kỹ lưỡng để tránh nhiễm trùng da. 

sẹo lồi ngứa
Dùng gel silicone trị sẹo lồi mới hình thành

Điều trị sẹo lồi trên mặt bằng phương pháp áp lạnh (phẫu thuật lạnh)

Phương pháp điều trị sẹo lồi trên mặt bằng áp lạnh là một phương tiện hiệu quả trong việc giảm kích thước và lồi của sẹo. Cách trị sẹo lồi này sử dụng nitrogen lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196 độ C) để đông lạnh vết sẹo làm hủy loại tế bào và mao mạch trong vùng đó. Sự thiếu oxy được tạo ra trong quá trình áp lạnh sẽ làm cho mô sẹo bị tổn thương, hoạt động tự nhiên của cơ thể sẽ dẫn đến việc mô sẹo bong tróc và xẹp xuống.

Quá trình điều trị bằng áp lạnh thường đòi hỏi áp hoặc phun nitrogen lỏng trực tiếp lên vết sẹo, và mỗi lần điều trị thường được cách nhau khoảng 2-3 tuần. Đối với hầu hết các trường hợp sẹo lồi, quy trình này thường cần khoảng 8-10 lần điều trị để đạt được kết quả tối ưu. Phương pháp áp lạnh có hiệu quả đáng kể, với tỷ lệ thành công từ 50-70%. Khi kết hợp với việc tiêm steroid trong phẫu thuật, tỷ lệ đáp ứng có thể lên đến 84%. Hiệu quả của phương pháp này thường kéo dài nhiều năm và đôi khi có thể dẫn đến mất sắc tố ở vùng điều trị.

Phương pháp bắn sẹo lồi bằng laser 

Phương pháp laser là một trong những phương pháp chữa sẹo lồi phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Khi tia laser được chiếu vào vết sẹo, nó tạo tổn thương cho các mạch máu nuôi dưỡng các mô sẹo. Việc phá vỡ các mạch máu này sẽ dẫn đến việc ngừng sự phát triển của mô sẹo và giảm dần kích thước cũng như độ dày của sẹo lồi. Đồng thời, phương pháp laser còn giúp giảm màu đỏ của sẹo, giúp da trở lại màu sắc bình thường.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng laser không đồng đều và hầu hết được chỉ định cho những sẹo lồi mới đang trong giai đoạn sinh mạch. Các loại laser phổ biến được sử dụng để điều trị sẹo lồi bao gồm laser CO2, laser neodymium, laser PDL (Pulsed Dye Laser). 

bị sẹo lồi phải làm sao
Trị sẹo lồi bằng laser không đau rát, không cần nghỉ dưỡng tại Hệ thống Thẩm mỹ viện Ngọc Dung

Trị sẹo lồi bằng laser là phương pháp trị sẹo không xâm lấn tiên tiến bậc nhất hiện nay được nhiều đơn vị, bệnh viện thẩm mỹ uy tín áp dụng. TMV Ngọc Dung cũng đã nhanh chóng cập nhật công nghệ điều trị sẹo Fractional Plus độc quyền được chuyển giao 100% từ Mỹ mang lại làn da láng mịn cho nhiều chị em. Vì một tương lai không cần “xài” filter, hãy để lại thông tin để Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tư vấn nhé!

bác sĩ giàu kinh nghiệm ngọc dung cam kết đem lại kết quả tốt nhất

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    bác sĩ giàu kinh nghiệm ngọc dung cam kết đem lại kết quả tốt nhất

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Các liệu pháp cách trị sẹo lồi trong tương lai

      Một trong những phương pháp tiềm năng là việc sử dụng tia UVA bước sóng dài (UVAl) hoặc black light (340-400 nm). Tia UVA giảm tỷ lệ tái phát sẹo lồi bằng cách làm giảm số lượng tế bào mast – một loại tế bào có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và giúp phục hồi vết thương nhanh chóng.

      Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc như Quercetin có thể ức chế sự phát triển và co thắt các nguyên bào sợi thừa trong sẹo. Prostaglandin E2 (Dinoprostone) cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ quá trình sửa chữa vết thương và giảm tỷ lệ phát triển sẹo.

      Cách trị sẹo lồi mới hình thành với giấm táo

      Trong quá trình điều trị sẹo lồi mới hình thành, giấm táo được sử dụng như một giải pháp tự nhiên, có nhiều lợi ích đối với quá trình điều trị. Giấm táo chứa các chất làm se da tự nhiên giúp tẩy tế bào chết, ngăn chặn sự xâm nhập của các tế bào mô xơ, giảm thiểu khả năng hình thành sẹo lồi.

      Cách cà sẹo lồi bằng giấm táo: 

      • Trộn 1 thìa giấm táo với 1/2 thìa nước lọc để tạo thành hỗn hợp.
      • Trước khi áp dụng hỗn hợp giấm táo, hãy rửa sạch vùng da cần điều trị.
      • Sử dụng tăm bông để chấm hỗn hợp giấm táo lên vết sẹo lồi mới hình thành.
      • Để hỗn hợp trên vết sẹo trong khoảng 30 phút.
      • Sau khi giữ trong thời gian đã đề ra, rửa lại vùng da đã điều trị bằng nước sạch.
      sẹo lồi mụn
      Giấm táo kiểm soát quá trình sản xuất hắc sắc tố và giảm kích thước của sẹo rỗ

      Cách trị sẹo lồi trên mặt với gel nha đam

      Gel nha đam là một phương pháp tự nhiên được biết đến với nhiều lợi ích trị sẹo lồi. Gel nha đam chứa nhiều dưỡng chất có khả năng kháng viêm và làm dịu da, làm giảm kích thước của sẹo lồi.

      Cách trị sẹo lồi trên mặt bằng nha đam như sau:

      • Rửa sạch nha đam, tách vỏ nha đam lấy phần thịt
      • Thoa gel nha đam trực tiếp lên vùng da có sẹo lồi giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết thương và mô sẹo.
      • Để gel tự nhiên khô trên da trong một khoảng thời gian, giữ cho da hấp thụ tất cả các dưỡng chất từ nha đam.
      mụn sẹo lồi
      Cảm giác thoải mái và lành mạnh cho da khi chữa sẹo lồi

      Sẹo lồi có hết được không? Cách trị sẹo lồi trên mặt với nước ép hành tây

      Hành tây chứa nhiều flavonoid có tác dụng chống oxy hóa giúp giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Để dùng hành tây chữa sẹo lồi bạn cần rửa sạch vùng da loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa. Tiếp đó thoa nước ép hành tây tươi trực tiếp lên vết sẹo lồi. Giữ nước cốt hành tây trên da khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước.

      trị sẹo lồi thâm đen
      Cách trị sẹo lồi bằng hành tây có thể thực hiện từ 3 đến 4 lần mỗi tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

      Sẹo lồi lâu năm có trị được không? Phương pháp xạ trị chữa sẹo lồi 

      Xạ trị là một phương pháp điều trị sẹo lồi mới hình thành mà nhiều người chọn lựa, đặc biệt là khi kết hợp với phẫu thuật để ngăn chặn sự tái phát của sẹo. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả nếu được thực hiện trong hai tuần đầu khi các nguyên bào sợi đang trong giai đoạn phát triển. Quy trình chiếu tia xạ thường áp dụng các liều lượng nhất định, ví dụ như 300 rads (5Gy) 4 lần/ngày trong khoảng 4-5 ngày, hoặc 500 rads (5Gy) 4 lần/ngày trong khoảng 3 ngày. Phương pháp xạ trị không nên được áp dụng cho trẻ em.

      Sẹo lồi có tái phát không?

      Hiện nay, trên thị trường có vô vàn cách trị sẹo lồi trên mặt. Tuy nhiên chưa có phương pháp nào đem lại hiệu quả tuyệt đối. Hầu hết các phương pháp đều đi kèm với các tác dụng phụ và tỷ lệ tái phát cao. Thường người có sẹo lồi sau quá trình điều trị trong khoảng 2-3 năm có nguy cơ tái phát cao. Sẹo lồi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, và phần lớn chỉ có thể làm mờ hoặc giảm sắc tố chứ không thể loại bỏ một cách hoàn toàn. Việc này thường đòi hỏi sự kiên nhẫn và quá trình điều trị lâu dài. 

      Các nguy cơ làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi

      Yếu tố tăng nguy cơ sẹo lồi có thể được phân tích thông qua các khía cạnh như melanin, gen, độ tuổi, và mang thai.

      • Melanin là sắc tố đảm nhận vai trò quan trọng trong việc tạo màu sắc cho da, tóc, và mắt. Khi có tổn thương trên da, cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất nhiều melanin hơn ở vùng bị tổn thương tạo nên tế bào hắc tố. Do đó, người da tối màu nhiều hắc tố hơn so với các chủng tộc khác có khả năng cao hơn về việc phát triển sẹo lồi.
      • Khoảng 1/3 số người mắc sẹo lồi có người thân trong gia đình đã từng trải qua tình trạng này, đặc biệt phổ biến ở những người gốc Phi hoặc châu Á.
      • Mặc dù sẹo lồi có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng từ 10 – 30 tuổi thường là giai đoạn dễ hình thành sẹo lồi do collagen hoạt động mạnh hơn trong giai đoạn này.
      • Sự thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi. Các biến động nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến quá trình lành của vết thương và tăng nguy cơ xuất hiện sẹo lồi.
      sẹo lồi có trị được không
      Những người có làn da tối màu có nguy cơ bị sẹo lồi cao hơn

      Thời gian hình thành và phát triển của sẹo lồi

      Sau khi da bị thương, quá trình hình thành sẹo lồi thường kéo dài từ 3 đến 12 tháng, và đôi khi có thể lâu hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dấu hiệu đầu tiên của sẹo lồi là sự đau rát và da bắt đầu trở nên dày hơn so với vùng da xung quanh. Thông thường, khoảng 20% sẹo lồi xuất hiện sau một năm chấn thương, tức là không phải tất cả sẹo lồi xuất hiện ngay lập tức sau khi da bị tổn thương. Quá trình này có thể liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm cách cơ thể phản ứng với tổn thương, gen, chăm sóc da sau chấn thương và cả yếu tố vị trí vùng da bị tổn thương. 

      Sẹo lồi có chữa được không?

      Sẹo lồi là một khối u lành tính không đe dọa tính mạng, nhưng sẹo lồi thường gặp khó khăn trong quá trình chữa trị và có khả năng phát triển trở lại ngay cả sau khi được phẫu thuật cắt bỏ. Đối với những người đã từng trải qua sẹo lồi, việc duy trì sự cẩn thận khi có vết thương mới trên da là vô cùng quan trọng. Bất kỳ tổn thương nào mới cũng có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của sẹo lồi. 

      Những lưu ý sau khi điều trị sẹo lồi trên mặt

      Trị sẹo là một quá trình dài, không phải ngày một ngày hai là có thể khỏi ngay được. Trong suốt quá trình điều trị, ngoài việc uống thuốc đúng liều, tái khám đúng hẹn thi chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất lớn. Cùng TMV Ngọc Dung tìm hiểu xem cần lưu ý gì khi trị sẹo lồi nhé!

      Chế độ sinh hoạt

      Sau quá trình điều trị sẹo lồi, việc duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh và hạn chế các tác động có thể ảnh hưởng đến vùng sẹo là quan trọng để đảm bảo kết quả tốt nhất.

      • Tránh tác động cơ học: Hạn chế việc mang các vật dụng tác động lên vùng sẹo, chẳng hạn như vòng cổ (đối với sẹo ở ngực) hoặc vòng tay (đối với sẹo ở cổ tay).
      • Bảo vệ khỏi tác động ánh sáng mặt trời: Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và khi cần phải ra ngoài. Hãy đảm bảo che chắn vùng sẹo bằng cách mặc áo quần và đeo găng tay, khẩu trang.
      • Hạn chế tiếp xúc với nước: Tránh để nước dính vào vùng sẹo ngay sau khi thực hiện. Vì nước có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trùng và gây tổn thương nặng hơn.
      • Tránh sử dụng mỹ phẩm: Không nên sử dụng bất cứ sản phẩm mỹ phẩm nào trên vùng sẹo sau khi điều trị để tránh kích ứng.
      • Không tác động mạnh: Tránh tác động mạnh vào vùng sẹo sau khi điều trị để đảm bảo vết thương nhanh lành.
      • Giữ vệ sinh: Duy trì vệ sinh cho vùng sẹo để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và đảm bảo an toàn cho quá trình lành thương.

      Chế độ dinh dưỡng

      Chế độ dinh dưỡng sau khi trị sẹo lồi đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo và lành thương. Trong các bữa ăn hàng ngày, cần lưu ý những ý sau:

      • Hạn chế các loại đồ ăn gây kích ứng: Tránh các loại thực phẩm như nếp, thịt gà, rau muống, và hải sản, vì chúng có thể làm vết thương mưng mủ và lâu lành. Rau muống, thịt bò, và trứng có thể gây lồi mô thịt và làm cho da trở nên không đều.
      • Tăng cường protein và dinh dưỡng cần thiết: Ăn nhiều thực phẩm giàu protein là quan trọng để tái tạo mô, đặc biệt là thiên nhiên. Thịt là nguồn protein chủ yếu, nên tăng cường ăn thịt để hỗ trợ quá trình lành thương và giúp cơ thể lấy lại cân bằng.
      • Bổ sung vitamin E và C: Vitamin E và C đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo da. Bạn có thể bổ sung chúng qua thực phẩm hoặc uống để hỗ trợ quá trình phục hồi của da.
      • Ưu tiên thực phẩm chứa vitamin E: Ăn nhiều rau củ chứa vitamin E như hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt óc chó giúp da nhanh chóng phục hồi.
      • Thực phẩm kích thích tái tạo da: Rau củ có chứa nghệ giúp da tái tạo tốt hơn, giảm thâm, trong khi diếp cá có tính chất kháng viêm và kháng khuẩn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
      sẹo lồi sau phẫu thuật
      Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E vào thực đơn ăn trị sẹo lồi

      Cách tránh bị sẹo lồi hiệu quả

      Để ngăn ngừa sự hình thành của sẹo lồi, bạn cần tuân thủ những điều sau:

      • Phòng tránh và hạn chế tình trạng tai nạn, tránh các phẫu thuật không cần thiết và không xăm mình một cách vô ý thức.
      • Khi có vết thương, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc băng bó vết thương mới với một lớp sáp dưỡng ẩm và băng không dính da giúp giữ ẩm cho vết thương giúp kiểm soát sự hình thành của sẹo.
      • Sau khi vết thương hồi phục nên sử dụng gel silicone để ngăn chặn sự phát triển của sẹo lồi. 

      Vậy là Ngọc Dung Beauty Center đã chia sẻ cho bạn tất tần tật những điều cơ bản về sẹo lồi là gì, nguyên nhân, dấu hiệu sẹo lồi trên mặt và cách trị sẹo lồi mới hình thành. Nếu bạn đang gặp vấn đề về sẹo lõm, sẹo lồi hay bất kỳ vấn đề về da nào nhưng chưa tìm được cách trị thì đội ngũ chuyên gia của TMV Ngọc Dung luôn túc trực hỗ trợ bạn 24/7. Để lại thông tin tại đây để Ngọc Dung tư vấn nhé! 

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232