Ăn bánh mì có nổi mụn không? Cách ăn bánh mì không nổi mụn

Bánh mì là món ăn sáng yêu thích của rất nhiều người. Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc liệu ăn bánh mì có nổi mụn không? Bị mụn có nên ăn bánh mì? Bởi một số người sau khi ăn bánh mì có cảm giác nóng trong người và khát nước liên tục. Họ cho rằng điều này là lý do khiến mụn trứng cá xuất hiện. Vậy cách lý giải này có đúng không? Hãy cùng chuyên gia Ngọc Dung làm rõ hơn trong bài viết này nhé!

Ăn bánh mì có nổi mụn không? Cách ăn bánh mì không nổi mụn
Ăn bánh mì có nổi mụn không? Cách ăn bánh mì không nổi mụn

Ăn bánh mì có tốt không? Các thành phần dinh dưỡng có trong bánh mì

Trước khi giải đáp thắc mắc ăn bánh mì có nổi mụn không, hãy cùng chuyên gia Ngọc Dung trả lời câu hỏi ăn bánh mì có tốt không, trong bánh mì có những thành phần dinh dưỡng nào nhé.

Bánh mì là thực phẩm chính trong nhiều bữa ăn được hàng triệu người châu Âu, châu Mỹ lựa chọn. Nó mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể và có lợi cho nhiều vấn đề sức khỏe nếu được chế biến và tiêu thụ đúng cách. Tại Việt Nam, bánh mì cũng trở thành bữa sáng yêu thích của rất nhiều người. Thậm chí nó còn được biến tấu thành nhiều kiểu khác nhau để trở nên hấp dẫn hơn trong mỗi bữa ăn.

Khi phân tích dinh dưỡng trong bánh mì, chúng ta sẽ thấy được những giá trị sức khỏe mà loại thực phẩm này mang đến là:

  • Năng lượng: Bánh mì chứa nhiều carb, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose trở thành nhiên liệu để nuôi sống tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong cơ thể.
  • Chất xơ: Chất xơ trong bánh mì sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Nếu bạn ăn bánh mì nguyên cám còn có thể đóng góp tích cực vào sức khỏe tim mạch.
  • Protein: Protein cũng là nguồn năng lượng tích cực mà cơ thể nhận được khi bạn ăn bánh mì. Nó là thành phần quan trọng để duy trì cấu trúc cơ bắp, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
  • Sắt: Ăn bánh mì cũng sẽ bổ sung sắt, tăng lưu lượng máu và oxy đến các tế bào và duy trì chức năng quan trọng trong cơ thể.
  • Prebiotic: Bánh mì lên men sẽ bổ sung một lượng men vi sinh cần thiết cho đường ruột. Nó sẽ là nhiên liệu tốt cho các lợi khuẩn của đường ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch.
  • Vitamin B1, B2, B3: Phức hợp vitamin B trong bánh mì sẽ hỗ trợ tăng số lượng tế bào hồng cầu, sửa chữa DNA và giúp tế bào phát triển khỏe mạnh.
  • Canxi: Bánh mì còn bổ sung canxi cho cơ thể, tốt cho sức khỏe xương và duy trì chức năng hệ thần kinh.

Trên đó là một số phân tích về dinh dưỡng trong bánh mì và giá trị sức khỏe mà nó có thể mang lại. Để biết ăn bánh mì có nổi mụn không thì hãy cùng Ngọc Dung làm rõ hơn trong phần chia sẻ dưới đây.

Ăn bánh mì có tốt không?
Ăn bánh mì có tốt không?

Ăn bánh mì có nổi mụn không?

Diện mạo của da như thế nào sẽ phản ánh rõ chế độ ăn hàng ngày của bạn. Đó là lý do bạn nên quan tâm đến việc ăn bánh mì có nổi mụn không và nên ăn những loại thực phẩm nào mới tốt cho da.

Ăn bánh mì đương nhiên sẽ không gây nổi mụn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều hoặc kết hợp không khoa học với các nhóm thực phẩm khác thì vẫn có thể bị nổi mụn như thường. Vì trong bánh mì có hàm lượng carb tinh chế cao. Đây là loại carb đã bị xử lý và loại bỏ hoàn toàn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết.

Chế độ ăn chứa nhiều carb tinh chế sẽ làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể và gây viêm. Khi cơ thể xuất hiện tình trạng viêm sẽ dẫn đến sự phân hủy sợi collagen và dẫn đến lão hóa sớm. 

Cạnh đó, insulin tăng cao cũng kích thích hoạt động sản xuất dầu, tăng lượng dầu thừa trên da, cản trở sự đào thải tế bào chết, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện hình thành mụn trứng cá.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, carb tinh chế sau khi chuyển hóa thành đường sẽ trở thành một nguồn thức ăn tuyệt vời cho các loại vi khuẩn. Đây cũng là lý do mà tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn sau khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu carb tinh chế như bánh mì trắng, bánh mì ngọt.

Ngoài ra, nếu bạn chế biến bánh mì trở thành món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị hay đường thì cũng sẽ góp phần gây ra mụn trứng cá. Duy trì thực đơn ăn uống bao gồm nhiều món ăn này thì tình trạng sức khỏe của da sẽ bị ảnh hưởng xấu và khó phục hồi hơn sau khi bị mụn.

>>> XEM THÊM: Ăn mì tôm có nổi mụn không? Cách ăn mì tôm không nổi mụn?

Ăn bánh mì có nổi mụn không?
Ăn bánh mì có nổi mụn không?

Hướng dẫn cách ăn bánh mì không bị lên mụn

Để không bị nổi mụn khi ăn bánh mì và giúp cơ thể có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Hãy chọn bánh mì nguyên cám thay vì bánh mì trắng để giữ làm hàm lượng chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
  • Khi mua bánh mì nên đọc kỹ bảng thành phần được in trên bao bì, hãy ưu tiên chọn các loại không có chất điều vị, hương liệu, chất phụ gia, đường bổ sung và chất bảo quản. 
  • Không ăn bánh mì 3 bữa/ngày, hãy cân đối với các loại thực phẩm khác để tạo ra chế độ ăn dinh dưỡng và lành mạnh hơn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường hydrat hóa cho da, cân bằng điện giải và ngăn ngừa nổi mụn.
Hướng dẫn cách ăn bánh mì không bị lên mụn
Hướng dẫn cách ăn bánh mì không bị lên mụn

Bên cạnh một số cách ăn bánh mì không nổi mụn trên, để có làn da đẹp và không bị mụn thì bạn còn cần chú ý đến chế độ chăm sóc da hàng ngày, sử dụng những sản phẩm dưỡng da phù hợp với loại da của mình. 

Nếu bị mụn, thay vì tự điều trị mụn tại nhà thì bạn hãy đến gặp chuyên gia da liễu để được tư vấn. Họ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân bị mụn và xác định cấp độ mụn để thiết kế phác đồ điều trị khoa học nhất.

Các phác đồ điều trị mụn hiện nay thường có sự kết hợp của một trong các phương pháp sau: peel da bằng hoạt chất, dược mỹ phẩm, thuốc đặc trị, kháng sinh đường uống và cả công nghệ laser. Chuyên gia da liễu sẽ dựa trên tình trạng cụ thể để chọn ra phương pháp phù hợp nhất và đưa vào phác đồ điều trị.

Mỗi phương pháp sẽ hoạt động theo cơ chế khác nhau và hiệu quả mang lại cũng có sự chênh lệch. Vì thế, để đảm bảo chọn đúng phương pháp và điều trị hiệu quả, bạn nên đến cơ sở điều trị mụn uy tín để được hướng dẫn cụ thể hơn. 

Đừng bỏ qua cơ hội vàng để trị dứt điểm mụn. Hãy để lại thông tin liên hệ trong FORM này, chúng tôi sẽ giúp bạn có được lịch hẹn sớm nhất với chuyên gia trị mụn:

09.04 TRE HOA DA 390K

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 26 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    09.04 TRE HOA DA 390K

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Tác hại khi ăn bánh mì quá nhiều

      Từ những chia sẻ trên thì chúng ta đã biết được ăn bánh mì có nổi mụn không. Cũng không riêng vấn đề nổi mụn, nếu ăn quá nhiều bánh mì và duy trì chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng thì cơ thể còn sẽ bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực như:

      • Ăn nhiều bánh mì ngọt sẽ làm tăng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
      • Bánh mì có chứa gluten, sẽ ảnh hưởng đến những bệnh nhân Celiac. Gluten trong bánh mì có thể gây rối loạn miễn dịch, tổn thương đến ruột non, gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Dấu hiệu dị ứng gluten trong bánh mì là đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, mất nước và mệt mỏi.
      • Ăn bánh mì có thể làm giảm lượng chất xơ từ rau củ nạp vào cơ thể, cũng làm ảnh hưởng đến chức năng nhu động ruột.
      • Một số loại bánh mì có hàm lượng calo cao nhưng giá trị dinh dưỡng thấp, có thể ảnh hưởng đến cân nặng khi tiêu thụ nhiều.
      • Bánh mì có chứa một số chất phản dinh dưỡng như phyrates, lectin có thể ngăn cản cơ thể thụ các khoáng chất thiết yếu như kẽm, canxi, magie,…
      Tác hại khi ăn bánh mì quá nhiều
      Tác hại khi ăn bánh mì quá nhiều

      Những thực phẩm khác có thể gây nổi mụn

      Ăn bánh mì có nổi mụn không thì chúng ta đã có câu trả lời. Vậy thì ngoài bánh mì, thực phẩm nào nếu tiêu thụ nhiều cũng sẽ gây nổi mụn? Dưới đây là danh sách một số loại thực phẩm gây nổi mụn mà bạn nên hạn chế dùng trong những giai đoạn nhạy cảm:

      • Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm mất cân bằng hormone tăng trưởng, kích thích tuyến dầu hoạt động và làm tăng lượng bã nhờn trên da. Điển hình là sữa bò tươi, phô mai và whey protein là một trong những loại bạn nên hạn chế tiêu thụ.
      • Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng lượng insulin trong cơ thể, tăng sản xuất dầu và dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Tăng insulin cũng làm tăng chứng viêm và dẫn đến mụn. Các loại thực phẩm này bao gồm mật ong, đường mía, bánh quy, đồ uống có gas, mít, sầu riêng, xoài, lòng đỏ trứng,…
      • Thức ăn nhanh cũng là top các thực phẩm gây nổi mụn trứng cá nhiều nhất. Vì thế, hãy hạn chế ăn các loại pizza, khoai tây chiên, gà rán và một số loại thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ ở ngoài đường.
      • Uống bia có nổi mụn không? Câu trả lời là CÓ. Rượu bia cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá. Tiêu thụ số lượng lớn sẽ làm giải phóng các histamine, gây dị ứng, đỏ da và phát ban. Rượu bia cũng làm thay đổi hormone trong cơ thể, tăng nồng độ cồn trong máu và gián tiếp dẫn đến nổi mụn.
      • Sô cô la có hàm lượng ca cao thấp, phần trăm bơ và đường cao cũng sẽ gây nổi mụn trứng cá. Vì thế, thay vì sử dụng sô cô la trắng, bạn có thể thay bằng sô cô la đen có hơn 90% cacao sẽ tốt hơn cho da.
      Những thực phẩm khác có thể gây nổi mụn
      Những thực phẩm khác có thể gây nổi mụn

      Câu hỏi thường gặp

      Bị mụn có nên ăn bánh mì không?

      Bạn có thể ăn bánh mì ngay cả khi bị nổi mụn. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với khẩu phần vừa phải. Đặc biệt, nên ăn bánh mì kết hợp với nhiều rau xanh và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất khác. 

      Bạn không nên ăn bánh mì thay thế cho các món ăn chính và không nên tiêu thụ bánh mì ngọt trong giai đoạn mụn trứng cá phát triển mạnh.

      Ăn bánh mì có béo không?

      Bên cạnh câu hỏi ăn bánh mì có nổi mụn không thì ăn bánh mì có béo không cũng là một vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Nếu bạn đang lo sợ ăn bánh mì có thể gây tăng cân thì đừng lo nhé. Vì hàm lượng calo trong một ổ bánh mì thấp hơn so với nhu cầu calo hàng ngày của mỗi người. 

      Thêm vào đó, bánh mì sẽ bổ sung carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chất xơ trong bánh mì cũng sẽ giúp cho bạn có cảm giác no lâu hơn. Nên nếu ăn bánh mì mà bị béo phì thì chứng tỏ cách ăn và chế độ ăn của bạn đã có sai sót ở điểm nào đó. 

      Có thể là bạn đã ăn quá nhiều bánh mì hoặc ăn bánh mì với nhiều loại thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường khác. Cũng có thể là do bạn không thường xuyên vận động, dẫn đến tích tụ mỡ thừa và gây tăng cân. 

      Trong một số nghiên cứu đã cho thấy, béo phì cũng có thể làm tăng tỷ lệ nổi mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và người trưởng thành.

      Ăn bánh mì có béo không?
      Ăn bánh mì có béo không?

      Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?

      Sẽ không tốt cho sự phát triển của cơ thể nếu như bạn ăn bánh mì hàng ngày. Mặc dù đây là thực phẩm chính yếu, mang đến giá trị dinh dưỡng và sức khỏe, nhưng ăn mỗi ngày sẽ tạo ra sự mất cân bằng chất trong cơ thể. Tiêu thụ nhiều bánh mì, nhất là bánh mì trắng, bánh mì ngọt sẽ có thể dẫn đến lượng calo và đường quá mức, gây tăng cân và rất dễ bị nổi mụn.

      Nếu bạn ăn nhiều bánh mì sẽ khiến cơ thể từ chối dung nạp các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Điều này đồng nghĩa có một số chất dinh dưỡng quan trọng không được cơ thể hấp thụ, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và một số chức năng quan trọng khác. Da cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn mất cân bằng này.

      Ăn bánh mì thay cơm được không?

      Có nhiều người khi tuân theo chế độ giảm cân thì đã thay thế cơm trắng bằng nhiều loại thực phẩm khác, trong đó có bánh mì nguyên cám. Tuy nhiên, cơm chính là linh hồn, là thực phẩm chính trong bữa cơm của người Việt. Không tính đến nét văn hóa ẩm thực, cơm cũng là một thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho trí não mà bạn không nên cắt bỏ.

      Có rất nhiều trường hợp sau khi cắt bỏ cơm hoặc thay cơm bằng các loại thực phẩm khác đã xuất hiện các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, nhận thức kém,… 

      Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, chất bột đường trong gạo trắng sẽ cung cấp nguồn năng lượng cho mọi hoạt động và các chức năng quan trọng. Nó giúp nuôi tế bào và hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh. 

      Cả cơm và bánh mì đều chứa chất bột đường tốt cho hoạt động của cơ thể. Bạn chỉ cần cân đối chúng trong các bữa ăn là được, không nhất thiết phải thay thế hay cắt giảm một trong hai hoàn toàn.

      Ăn bánh mì thay cơm được không?
      Ăn bánh mì thay cơm được không?

      Lời kết

      Ăn bánh mì có nổi mụn không? Bị mụn có nên ăn bánh mì không? Hy vọng với những chia sẻ trên, Ngọc Dung đã giúp bạn tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi này, cũng như biết cách cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn của mình. Hãy chú ý đến chế độ ăn để bảo vệ sức khỏe và giúp da dẻ mịn màng, không còn bóng mụn.

      Bấm ngay *3232 để đặt lịch hẹn tư vấn liệu trình trị mụn cùng Ngọc Dung hoặc để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến làm đẹp nhé.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232