[Giải đáp] Ăn dứa có nổi mụn không? Bị mụn có nên ăn dứa?

Ăn dứa có nổi mụn không đang là chủ đề có nhiều luồng ý kiến trái chiều. Có người cho rằng họ cảm giác bị nóng trong người và nổi mụn nhiều sau khi ăn dứa. Trong khi đó, người khác lại cho biết mụn trứng cá của họ đã giảm hẳn sau khi bổ sung dứa vào chế độ ăn hàng ngày. Vậy đâu mới là sự thật về dứa mà bạn nên biết? Hãy cùng chuyên gia Ngọc Dung giải mã trong bài viết hôm nay nhé!

Công dụng làm đẹp da của dứa là gì?
Công dụng làm đẹp da của dứa là gì?

Ăn dứa có nổi mụn không? Công dụng của dứa trong điều trị mụn

Ăn dứa có nổi mụn không thì câu trả lời là KHÔNG. Nếu bạn ăn dứa đúng cách, ăn vừa đủ thì chẳng những không gây nổi mụn mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời hơn cho làn da và sức khỏe.

Dứa có rất nhiều hợp chất có lợi cho da bao gồm vitamin A, C, thiamin, B5, B6 và các khoáng chất như kali, đồng, mangan, canxi,… Đặc biệt, trong dứa có hàm lượng lớn bromelain, một hỗn hợp các enzyme có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và tẩy tế bào chết.

Các chuyên gia cho rằng, bromelain trong dứa có tác dụng làm giảm mụn trứng cá thông qua 2 cơ chế giảm viêm và tẩy da chết:

  • Bromelain có thể ức chế sản xuất cytokine và chemokine – các tác nhân gây viêm, đỏ và ngứa.
  • Nó cũng hoạt động trên da như một axit tẩy da chết làm cho các tế bào già ở lớp sừng bị bong ra và để lộ ra lớp da mới. Nhờ vậy mà làn da sẽ không còn dấu vết của các vết thâm do mụn để lại.

Chính vì lý do trên mà dứa được xem là nguyên liệu tiềm năng trong điều trị mụn tại nhà và chăm sóc da khỏe mạnh.

Ăn dứa có nổi mụn không?
Ăn dứa có nổi mụn không?

Các công dụng khác của quả dứa đối với làn da của bạn

Bên cạnh tác dụng giảm mụn trứng cá và mờ thâm mụn, dứa còn mang đến rất nhiều lợi ích cho làn da, bao gồm:

  • Các axit tự nhiên trong dứa sẽ giúp ức chế sản xuất melanin, ngăn ngừa tăng sắc tố, làm sáng đốm đen và giúp da đều màu.
  • Dứa có nhiều nước, giúp tăng cường độ ẩm cho da, giúp da đầy đặn và trẻ trung hơn.
  • Đường và các enzyme tự nhiên trong dứa cũng sẽ giúp da khóa ẩm, củng cố chức năng hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa mất nước qua da.
  • Vitamin C trong dứa sẽ kích thích tăng cường sản xuất collagen, giảm các nếp nhăn và tăng độ đàn hồi cho làn da của bạn.

Không chỉ tốt cho da, ăn dứa thường xuyên và đúng cách còn có lợi cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số tác dụng tích cực mà dứa có thể mang lại cho cơ thể chúng ta:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim như đau tim, đột quỵ, tắc động mạch vành,…
  • Chống viêm, chống nhiễm trùng đường hô hấp và giảm nguy cơ ung thư.
  • Tăng cường sức khỏe đường ruột và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Có thể giúp giảm cân và duy trì cân nặng tiêu chuẩn.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng tránh các bệnh thông thường.
Bị mụn có nên ăn dứa không?
Bị mụn có nên ăn dứa không?

Từ những chia sẻ trên có thể thấy được, dứa là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe và làn da. Chúng ta có thể tin tưởng dứa sẽ giúp da mịn màng và đều màu hơn, cũng như việc dứa có thể giảm thiểu mụn trứng cá. Tuy nhiên, dứa vẫn không phải là phương pháp điều trị mụn độc lập và mang đến hiệu quả cao. 

Tốt nhất bạn vẫn nên kết hợp chế độ ăn bao gồm dứa cùng nhiều loại thực phẩm tốt cho da khác. Song song đó, hãy lựa chọn một phương pháp điều trị mụn phù hợp hơn với tình trạng da của mình. 

Nếu bạn đang phân vân và không biết dùng cách nào để đối phó với các nốt mụn cứng đầu thì hãy nhanh tay điền thông tin vào FORM bên dưới. Ngọc Dung sẽ sắp xếp cho bạn một buổi hẹn cùng với chuyên gia trị mụn, bạn sẽ được hỗ trợ mọi vấn đề một cách chuyên nghiệp nhất:

Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Cách ăn dứa giúp đẹp da, hết mụn và tốt cho sức khỏe

      Những bí mật tuyệt vời của dứa đã được chuyên gia Ngọc Dung tiết lộ ở bên trên. Liệu những điều ấy có làm bạn háo hức muốn vào bếp và chế biến ngay các món hấp dẫn từ dứa không nhỉ? Hay là bạn muốn làm ngay một chiếc mặt nạ siêu dưỡng chất từ loại trái cây nhiệt đới này?

      Hãy cùng theo sát chuyên gia Ngọc Dung và bắt tay vào làm ngay các công thức dưỡng da từ dứa ngay bây giờ nhé:

      Uống nước ép dứa

      Mặc dù dứa có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, đặc biệt là bromelain có khả năng trị mụn, nhưng uống nước ép dứa không trực tiếp giúp bạn thoát khỏi mụn trứng cá. Tuy nhiên, nước ép dứa vẫn góp phần thúc đẩy sức khỏe tổng thể và làn da. Điều này hoàn toàn có lợi trong việc loại bỏ mụn và chữa lành các vết thương trên da.

      Bạn có thể thử áp dụng công thức làm nước ép dứa dưới đây để giúp da đẹp hơn mỗi ngày:

      • Nước ép dứa với táo
      • Nước ép dứa với cà rốt, củ dền
      • Nước ép dứa với cần tây
      • Nước ép dứa với cam
      • Nước ép dứa với chanh leo
      • Nước ép dứa hạt chia

      Ngoài nước ép, bạn có thể dùng dứa để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để tăng thêm sự lựa chọn cho thực đơn hàng ngày. Dứa rất dễ chế biến và dễ kết hợp với nhiều nguyên liệu khác, nên sẽ không làm bạn đau đầu mỗi khi đi chợ đâu nè.

      Lưu ý, không nên tiêu thụ dứa chưa chín vì nó có thể tạo ra nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

      Ăn dứa có nổi mụn không? Uống nước ép dứa giúp da sạch mụn
      Ăn dứa có nổi mụn không? Uống nước ép dứa giúp da sạch mụn

      Đắp mặt nạ dứa

      Ăn dứa có nổi mụn không đã được chuyên gia giải đáp, vậy nếu dùng dứa đắp mặt nạ thì có bị nổi mụn không? Chắc chắn là không nếu như bạn biết cách kiểm soát chúng khi đắp lên da.

      Đắp mặt nạ dứa có thể xem là một cách chăm sóc da đầy sảng khoái và mát mẻ. Làn da của bạn sẽ được bổ sung nhiều nước hơn và sẽ có thời gian nghỉ dưỡng thật tuyệt vời. 

      Có khá nhiều cách làm đẹp cùng với dứa, tùy theo mục đích và nhu cầu của làn da. Dưới đây là 2 cách mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn ngay lúc này:

      Cách 1: Dùng dứa làm mặt nạ dưỡng da cùng với mật ong cho làn da ngậm nước và mịn màng

      • Trộn đều 2-3 thìa nước ép dứa với 1 thìa mật ong nguyên chất.
      • Rửa mặt thật sạch, lau khô rồi đắp hỗn hợp này lên như một loại mặt nạ bạn thường dùng.
      • Cho da thư giãn từ 20-30 phút rồi rửa sạch lại với nước.

      Cách 2: Dùng dứa thay thế chất tẩy tế bào chết cho làn da tươi sáng và trẻ trung

      • Lấy một khoanh dứa đã gọt vỏ rồi áp lên da mặt và massage nhẹ nhàng.
      • Bạn nên xoa đều dứa lên khắp da mặt theo chuyển động tròn và lưu tinh chất dứa trên da trong vòng 5-10 phút.
      • Sau đó hãy rửa sạch lại với nước mát và dùng thêm toner cấp ẩm cho làn da.

      Nhìn chung, các loại mặt nạ làm từ dứa rất dễ thực hiện và dường như không có tác dụng phụ to tát nào. Tuy nhiên, dứa vẫn có thể gây kích ứng cho một số làn da nhạy cảm và gây ra sự khó chịu cho mắt. Vì vậy, bạn vẫn nên kiểm tra trước làn da của mình và tránh bôi quá gần mắt.

      Đắp mặt nạ dứa có bị nổi mụn không?
      Đắp mặt nạ dứa có bị nổi mụn không?

      Ăn nhiều dứa có tốt không? Các lưu ý về tác dụng phụ nghiêm trọng của dứa

      Dứa rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn nhiều thì không. Bất cứ thực phẩm nào cũng thế, bạn chỉ nên ở mức vừa phải và kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau mới đảm bảo cơ thể nhận đầy đủ chất dinh dưỡng và duy trì mọi chức năng sống quan trọng. 
      Nếu ăn quá nhiều dứa ở cùng thời điểm có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

      Dị ứng

      Phản ứng dị ứng với các nguyên liệu tự nhiên vẫn thường xảy ra ở một nhóm người. Dứa cũng không nằm ngoài danh sách này. Tuy là loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất, nhưng có một số người vẫn sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu sau khi ăn. Các phản ứng đó có thể là:

      • Ngứa ngáy dữ dội
      • Nổi mề đay ở nhiều vị trí trên cơ thể
      • Sưng húp mặt
      • Khó thở
      • Táo bón
      • Buồn nôn
      • Tiêu chảy
      • Chóng mặt

      Ngoài các triệu chứng trên, chuyên gia cũng đã ghi nhận một số trường hợp bị sốc phản vệ sau khi ăn dứa. Mặc dù tỷ lệ này rất thấp và hiếm khi xảy ra, nó vẫn được coi là một phản ứng phụ nguy hiểm khi dị ứng với dứa.

      Ăn dứa có thể bị dị ứng, nổi mề đay
      Ăn dứa có thể bị dị ứng, nổi mề đay

      Tăng lượng đường trong máu

      Không chỉ quan tâm đến việc ăn dứa có nổi mụn không, nhiều người còn lo ngại ăn dứa nhiều sẽ bị tăng đường huyết. Điều này cũng mang tính khoa học và được nhiều chuyên gia dinh dưỡng công nhận. 

      Glucose và sucrose trong dứa có thể làm tăng đường trong máu nếu bạn ăn quá nhiều. Nếu bạn có cảm giác khát nước liên tục, đi vệ sinh nhiều lần sau khi ăn dứa, thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu đang gần vượt giới hạn cho phép.

      Bromelain gây phản ứng với một số loại thuốc 

      Tuy bromelain trong dứa rất tốt cho làn da mụn, nhưng nó sẽ khiến một số người cảm thấy khó chịu sau khi ăn. Vì bromelain có tác dụng chống đông máu, nên sẽ xảy ra phản ứng với thuốc loãng máu và gây chảy máu không ngừng.

      Ngoài ra, bromelain còn làm tăng khả năng hấp thụ một số loại thuốc kháng sinh như tetracycline, amoxicillin và gây ra các triệu chứng như đau tức ngực, chảy máu mũi, ớn lạnh, sốt, chóng mặt và buồn nôn. 

      Chính vì thế, nếu bạn đang điều trị mụn bằng thuốc kháng sinh thì không nên ăn dứa. Bạn có thể thay kháng sinh bằng các phương pháp điều trị mụn, chăm sóc da tiên tiến khác như công nghệ laser CO2, ánh sáng IPL, Nd:YAG hoặc cấy tế bào gốc.

      Tuy nhiên, mỗi cơ địa sẽ phù hợp với công nghệ điều trị khác nhau, bạn có thể nhờ chuyên gia Ngọc Dung xem xét tình trạng da và đề xuất phương pháp cho mình. Không có gì phải ngại cả, hãy bấm ngay phím *3232, chuyên gia sẽ tận tình hỗ trợ bạn.

      Bromelain trong dứa có thể làm loãng máu và chảy máu không ngừng
      Bromelain trong dứa có thể làm loãng máu và chảy máu không ngừng

      Ăn nhiều dứa dễ bị sâu răng và tổn thương men răng

      Do dứa có tính axit nên có thể thay đổi độ kiềm trong khoang miệng, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho men răng. Nếu bạn ăn quá nhiều dứa và không vệ sinh răng miệng đúng cách thì có khả năng làm mòn men răng và dẫn đến sâu răng.

      Vì vậy, để bảo vệ răng chắc khỏe, bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, nhất là sau khi ăn hoặc uống nước ép dứa.

      Hội chứng dị ứng miệng sau khi ăn dứa

      Bạn có biết vì sao sau khi ăn dứa lại bị tưa lưỡi hay không? Đó là vì bromelain trong dứa sẽ phá hủy các protein, làm mềm sợi cơ và gây ra cảm giác tê rát ở đầu lưỡi.

      Ngoài ra, hệ thống miễn dịch sẽ nhầm lẫn các protein trong dứa với protein trong một số loại phấn hoa nên sẽ gây ra các phản ứng phụ như ngứa râm ran và sưng môi. Tuy nhiên, phản ứng này sẽ mau chóng biến mất và không để lại vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào.

      Ăn nhiều dứa sẽ bị tê đầu lưỡi, ngứa cổ họng
      Ăn nhiều dứa sẽ bị tê đầu lưỡi, ngứa cổ họng

      Các câu hỏi thường gặp

      Nên ăn bao nhiêu dứa mỗi ngày mới tốt cho sức khỏe?

      Chúng ta đã biết được ăn dứa có nổi mụn không, cũng như công dụng của nó đối với sức khỏe và làn da. Nhưng ăn dứa như thế nào mới đúng? Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu dứa là đủ?

      Có nhiều ý kiến cho rằng ăn một quả dứa mỗi ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và không mang lại tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, hàm lượng này vẫn nên được cân đối cho hợp lý với từng cơ địa, nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn của mỗi người.

      Trong 100 dứa thường chứa khoảng 45-50mg vitamin C và hàm lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày đối với người trưởng thành là từ 75-90mg. Tiêu thụ một quả dứa có trọng lượng 250g có thể vượt quá lượng vitamin C được khuyến nghị. Hơn nữa, bạn có thể cũng tiêu thụ nhiều thực phẩm khác chứa vitamin C trong cùng một ngày. Do đó, nếu bạn ăn một quả dứa hoặc uống quá nhiều nước ép dứa, có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.

      Nên ăn dứa như thế nào mới tốt cho sức khỏe và làn da
      Nên ăn dứa như thế nào mới tốt cho sức khỏe và làn da

      Ăn dứa có nóng không? Bị mụn có nên ăn dứa không?

      Sở dĩ nhiều người vẫn còn nghi vấn bị mụn có nên ăn dứa không là do vẫn có nhiều luồng ý kiến cho rằng ăn dứa sẽ làm nóng trong người. Tuy nhiên, trái lại với ý kiến này, dứa là loại trái cây nhiệt đới có tính bình, mang đến tác dụng thanh nhiệt, giải độc và rất thích hợp dùng trong những ngày hè oi bức.

      Bạn có thể thỏa sức sáng tạo công thức món ngon từ dứa để bổ sung nhiều vitamin C và các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Hoặc đơn giản hơn có thể áp dụng cách làm nước ép dứa vừa giới thiệu bên trên để xua đi cái nóng gay gắt mỗi khi hè về.

      Có nên ăn dứa khi mang thai không?

      Hiện tại, chưa có bằng chứa khoa học nào cho thấy ăn dứa sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn hàng ngày của mình.

      Tuy dứa là trái cây thanh mát, có thể mang lại lợi ích cho bà bầu, nhưng nó không an toàn tuyệt đối cho tất cả mọi người. Một số phụ nữ mang thai sau khi ăn dứa có thể bị ợ nóng, tiêu chảy, chuột rút và có dấu hiệu chuyển dạ giả. Hoặc một số người có thể dị ứng với bromelain nên cần phải thận trọng hơn trong chế độ ăn của mình.

      Phụ nữ mang thai ăn dứa có nổi mụn không?
      Phụ nữ mang thai ăn dứa có nổi mụn không?

      Như vậy, chuyên gia Ngọc Dung đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi ăn dứa có nổi mụn không thông qua những chia sẻ bên trên. Hy vọng với những thông tin trong bài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc ăn dứa cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra nếu dùng không đúng cách. 

      Bạn có thể liên hệ với TMV Ngọc Dung và đặt bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề làm đẹp, chuyên gia luôn sẵn lòng hỗ trợ và cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Bấm ngay *3232 và tâm sự cùng Ngọc Dung nhé!

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232