Cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo hiệu quả

Những vết thương hở ngoài da như: vết trầy xước, vết cắt, vết bỏng, hoặc mụn nhọt thường xuất hiện khá phổ biến, tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo sau khi lành lại. Vậy làm seo để vết thương lành mà không có sẹo? Cùng TMV Ngọc Dung, áp dụng ngay những cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo an toàn hiệu quả dưới đây, để giữ cho làn da luôn mịn màng không tì vết. 

Cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo. Tham khảo ngay!
Cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo. Tham khảo ngay!

Các yếu tố khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo

Để đảm bảo vết thương hở phục hồi nhanh chóng và không gây ra sẹo, việc hiểu rõ những yếu tố gây cản trở quá trình lành da đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến việc hồi phục từ vết thương hở trở nên khó khăn:

  • Sát trùng vết thương không đúng cách: Việc không làm sạch vết thương đúng cách hoặc sử dụng phương pháp sát trùng sai, không chỉ không thể bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn, bụi bẩn mà còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này khiến cho vết thương không những chậm lành mà còn có thể trở nên tồi tệ hơn.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Một số loại thực phẩm cụ thể như rau muống, thịt bò, và hải sản có thể làm chậm quá trình hồi phục của vết thương. Các loại thực phẩm này có thể khiến vết thương hình thành sẹo lồi, sẹo thâm, hoặc thậm chí là gây kích ứng tại khu vực tổn thương.
  • Tình trạng sức khỏe: Những người đang gặp các bệnh lý nguy hiểm thường đi kèm với quá trình phục hồi vết thương lâu hơn, do ức khỏe yếu kém và hệ miễn dịch suy giảm.
  • Yếu tố tuổi tác: Song song với đó, tuổi tác càng cao, quá trình phục hồi vết thương càng chậm. Quá trình lão hóa tự nhiên khiến sự tái tạo collagen tự nhiên trên da diễn ra chậm hơn, đồng thời cơ thể cũng dần mất đi khả năng phục hồi nhanh theo thời gian. 

Nhận thức về những yếu tố này sẽ giúp bạn tìm được cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.

Quá trình chăm sóc vết thương không đúng cách có thể dẫn đến sự hình thành sẹo
Quá trình chăm sóc vết thương không đúng cách có thể dẫn đến sự hình thành sẹo

Cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo

Áp dụng ngay những cách không để lại sẹo khi bị trầy xước da an toàn, hiệu quả dưới đây!

Rửa vết thương thật sạch

Để bảo vệ vết thương hở khỏi sự xâm nhập của bụi bẩn và vi khuẩn, việc làm sạch vết thương định kỳ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi của làn da. Việc sử dụng dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương không chỉ giúp ngăn chặn nhiễm trùng mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi. Quy trình này thực hiện rất dễ dàng:

  • Bắt đầu bằng việc sử dụng một chiếc khăn sạch, thấm ướt khăn bằng dung dịch sát khuẩn đã chọn.
  • Sau đó, một cách nhẹ nhàng lau khắp bề mặt vết thương, cẩn thận tránh áp dụng quá nhiều lực để không gây ra ma sát làm hại đến các mô đang trong vết thương.

Lựa chọn dung dịch sát khuẩn cần được chú ý đến khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ nhưng cũng phải thân thiện với da, không gây kích ứng. Điều này đảm bảo môi trường lý tưởng cho vết thương hồi phục mà không làm tổn thương đến làn da xung quanh.

Rửa vết thương thật sạch
Vệ sinh vết thương là bước quan trọng nhất trong cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo

Dưỡng ẩm cho vết thương hở

Việc giữ ẩm cho vùng da xung quanh vết thương cũng là bước không thể thiếu trong quá trình những cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo. Do vết thương thường xuyên tiết dịch, làm da xung quanh trở nên khô và cảm giác ngứa, việc cung cấp đủ độ ẩm sẽ giúp bảo vệ da và hỗ trợ vết thương liền da nhanh chóng. Đồng thời, vết thương hở nếu bị khô có thể làm chậm trình tự lành lại.

Vì thế, sau khi làm sạch và khử trùng, bạn cần tiến hành bôi kem dưỡng ẩm dành riêng cho vết thương hở. Ngoài ra, bạn cần chọn loại kem dưỡng có tính lành tính, không gây kích ứng, đồng thời có chứa thành phần sát khuẩn để vết thương luôn sạch sẽ và khôi phục tốt nhất.

Sau khi dưỡng ẩm, bạn hãy sử dụng gạc y tế để che chắn vết thương giúp bảo vệ khỏi sự ma sát, ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập và giữ cho vết thương không mất nước quá mức. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cách này đối với những vết thương hở lớn và sâu; các vết nhỏ không cần thiết phải băng kín.

Lưu ý không băng quá chặt, tránh cản trở sự lưu thông máu và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương.

Băng vết thương cẩn thận

Sau quá trình làm sạch vết thương, việc sử dụng băng gạc sạch để bảo vệ vết thương cũng là một bước qua trọng khi áp dụng cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo. Bạn có thể sử dụng những loại băng dạng xịt, để tạo ra một lớp màng Polyesteramide bền vững trên bề mặt vết thương, giúp bảo vệ và ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của vi khuẩn. Chú ý không băng vết thương quá chặt để tránh gây áp lực không cần thiết.

Trong trường hợp vết thương có dấu hiệu chảy dịch hoặc rỉ mủ, bạn cần tiến hành thay băng hàng ngày để vết thương luôn sạch sẽ và khô thoáng. Trước khi thay băng mới, hãy rửa vết thương nhẹ nhàng với dung dịch nước muối sinh lý. Đặc biệt tránh sử dụng oxy già hoặc thuốc tím để rửa vết thương, vì chúng có thể gây hại cho các tế bào lành mạnh và kéo dài thời gian lành thương. Sau khi rửa sạch, dùng bông gòn hoặc khăn sạch để lau khô vết thương một cách cẩn thận trước khi áp dụng băng gạc mới.

cach de vet thuong khong de lai seo
Băng bó vết thương cẩn thận để ngăn ngừa hình thành sẹo

Không bóc vảy vết thương

Trong giai đoạn vết thương phục hồi và đóng vảy, bạn không nên tự ý bóc vảy ra, mà cần để cho nó rơi ra một cách tự nhiên. Mọi hành động cố gắng bóc hoặc gỡ bỏ vảy có thể dẫn đến chảy máu, đồng thời khiến cho vết thương phục hồi chậm hơn và có nguy cơ cao để lại sẹo. Để đảm bảo vết thương hồi phục mịn màng và giảm thiểu khả năng hình thành sẹo, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi vảy tự bong mà không cần can thiệp.

Sử dụng thuốc liền sẹo

Khi có ý định sử dụng kem, thuốc liền sẹo, bạn nên chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín và được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, giúp vết thương liền sẹo nhanh chóng và mịn màng.

Đồng thời, lưu ý cân nhắc kỹ lưỡng để tránh mua phải những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tự ý áp dụng những cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo với bài thuốc dân gian hoặc sử dụng lá thuốc mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Việc làm này không chỉ có thể khiến vết thương khó liền sẹo hơn mà còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

bôi thuốc liền sẹo
Cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo với thuốc bôi thoa được nhiều người ưa chuộng

Cách làm vết thương hở mau lành với nguyên liệu tự nhiên

Ngoài ra, những cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo với nguyên liệu tự nhiên lành tính dưới đây cũng là giải pháp hiệu quả giúp phục hồi vết thương bạn có thể cân nhắc: 

  • Bột nghệ: Nghệ là một nguyên liệu tự nhiên giàu curcumin, một hoạt chất nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, hỗ trợ tốt cho việc chữa lành vết thương. Tuy nhiên, khi chọn bột nghệ, hãy đảm bảo bạn sử dụng sản phẩm nguyên chất, không pha trộn, để tránh nguy cơ tắc nghẽn vết thương.
  • Nha đam: Với hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào, nha đam thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương một cách nhanh chóng. Chất glucomannan và khả năng sản xuất collagen của nha đam là chìa khóa cho việc tái tạo tế bào. Áp dụng nha đam bằng cách thoa một lớp mỏng lên vết thương và băng nhẹ để giúp vết thương sạch sẽ và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
  • Giấm táo: Được biết đến với khả năng làm khô vết thương và ngăn chặn sự nhiễm khuẩn, giấm táo có thể sử dụng bằng cách pha loãng với nước. Dùng bông sạch thấm dung dịch giấm táo loãng và nhẹ nhàng áp dụng lên vết thương để kiểm soát vi khuẩn.
  • Dầu tràm trà: Đây cũng là một phương pháp kháng viêm và giảm đau tự nhiên lý tưởng cho việc sát khuẩn vết thương hở. Nhờ đặc tính lành tính, bạn có thể bôi trực tiếp tinh dầu lên vết thương để hỗ trợ làm lành.
àm vết thương hở mau lành với nguyên liệu tự nhiên
Cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo bằng giấm táo an toàn hiệu quả tại nhà

Cách không để lại sẹo khi bị vết thương

Ngoài những cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo, bạn cũng có thể áp dụng những phương pháp ngăn ngừa sẹo an toàn, hiệu quả dưới đây: 

Sử dụng kem chống nắng

Sử dụng kem chống nắng cũng là bước quan trọng để bảo vệ vết thương khỏi ánh nắng mặt trời, giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm. Để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, bạn nên áp dụng kem chống nắng lên khu vực da tổn thương. Chọn loại kem chống nắng vật lý với chỉ số SPF ít nhất là 30, bao gồm thành phần kẽm oxide và titanium dioxide, sẽ cung cấp lớp bảo vệ mạnh mẽ chống lại tác động có hại của tia UVA và UVB, giúp vết thương phục hồi mà không để lại dấu vết thâm sạm.

Sử dụng kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da sau khi áp dụng cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo

Tiêm collagen hoặc chất béo

Tiêm collagen hoặc chất béo là cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo lõm hiệu quả, đây là một trong những vấn đề thường gặp với những vết thương có nguy cơ để lại tỳ vết nổi bật trên da. Thông qua quá trình sử dụng các chất làm đầy như collagen hoặc chất béo tự thân, kỹ thuật này giúp làm mịn và cải thiện đáng kể vẻ ngoại hình của vùng da bị tổn thương, đem lại kết quả thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp vĩnh viễn, do đó việc tiêm chất cần được thực hiện lại nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng miếng dán sẹo silicon

Ngoài ra, cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo cũng là một trong những phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa sẹo lồi. Bạn có thể sử dụng miếng dán này ngay khi vết thương bắt đầu phục và duy trì việc dùng đều đặn trong khoảng 2 đến 3 tháng sẽ giúp tối ưu hóa quá trình hồi phục, hạn chế để lại sạo. Miếng dán sẹo silicon có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc hay bệnh viện, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho người sử dụng trong việc chăm sóc và phục hồi da sau tổn thương.

Dùng miếng dán sẹo silicon
Sử dụng silicon cũng là một cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo được nhiều người yêu thích

Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương mau lành da không để lại sẹo

Bên cạnh việc áp dụng những cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo, bạn cần quan tâm đến chế độ dưỡng chất, để hỗ trợ phục hồi vết hiệu quả hơn. 

Thực phẩm nên tránh

Trong giai đoạn hồi phục của vết thương, việc lựa chọn thực phẩm cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi và phát triển sẹo. Dưới đây là các loại thực phẩm bạn nên hạn chế để đảm bảo vết thương lành nhanh và giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo:

  • Thực phẩm nhiều đường: Đặc biệt, đường tinh chế và chất tạo ngọt nhân tạo thường thấy trong thực phẩm chế biến sẵn gây ức chế sự sản xuất elastin và collagen. Sự suy giảm này có thể tăng cơ hội hình thành sẹo lồi và sẹo phì đại.
  • Thực phẩm giàu nitrat: Thực phẩm chứa nhiều nitrat như rau muống, thịt xông khói, và xúc xích không chỉ làm chậm quá trình lành thương mà còn có thể để lại sẹo. Hơn nữa, chúng còn có thể gây ra những rủi ro sức khỏe khác như rối loạn chảy máu và đột quỵ.
  • Rượu bia: Rượu và bia ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, từ đó cản trở sự nuôi dưỡng cần thiết cho quá trình lành vết thương. Ngoài ra, chúng còn làm tăng khả năng xuất hiện sẹo sau khi vết thương đã khép lại.

Việc hạn chế những thực phẩm này không chỉ hỗ trợ tốt cách để vết thương không để lại sẹo đạt hiệu quả tốt nhất mà còn góp phần vào việc duy trì sức khỏe tổng thể.

>>Xem thêm: Bị trầy xước da không nên ăn gì để tránh bị sẹo, nhanh lành

Không nên sử dụng rượu bia trong quá trình áp dụng cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo
Không nên sử dụng rượu bia trong quá trình áp dụng cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo

Thực phẩm nên bổ sung

Ngoài những món ăn nên hạn chế, dưới đây là các nhóm chất cần thiết cho quá trình phục hồi da diễn ra hiệu quả hơn, bạn có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày: 

  • Protein: Là yếu tố thiết yếu trong quá trình tái tạo tế bào da, protein có thể tìm thấy trong các loại thịt, cũng như trong các loại rau xanh như rau mùi tây, rau bina, rau cải xoăn, và trong các loại đậu như đậu nành và đậu phộng.
  • Vitamin: Nhóm vitamin A, B, và C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo da. Bạn có thể tìm thấy chúng trong cá, trứng, rau xanh đậm, trái cây họ cam quýt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Kẽm: Đây là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho việc lành thương và giảm thiểu sự hình thành sẹo. Kẽm có thể được tìm thấy trong trứng, cá, yến mạch, các loại đậu và hạt.

Việc tăng cường những thực phẩm này không chỉ hỗ trợ lành vết thương mà còn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, góp phần vào việc duy trì sức khỏe tốt.

thuc pham nen bo sung
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất đến làn da được phục hồi hiệu quả hơn

Điều trị sẹo sau vết thương với công nghệ cao tại Ngọc Dung beauty

Với những trường hợp vết thương đã hình thành sẹo sau khi lành lại, bạn cần nhanh chóng tìm kiếm phương pháp phù hợp để khắc phục kịp thời, ngăn ngừa tình trạng hình thành mô sẹo dày, cứng gây ra nhiều khó khăn cho quá trình điều trị sau này. Bên cạnh việc duy trình chăm sóc da với các sản phẩm, nguyên liệu bôi thoa thông thường, bạn có thể tham khảo thêm liệu pháp trị sẹo cùng các công nghệ hiện đại hàng đầu tại TMV Ngọc Dung.

Với hơn 25 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực điều trị các vấn đề da, TMV Ngọc Dung tự hào là đơn vị dẫn đầu trong việc cung cấp đến quý khách hàng đa dạng giải pháp làm đẹp, kết hợp cùng nhiều công nghệ laser độc quyền tân tiến nhất trên thị trường, tiêu biểu như: Laser Fractional CO2, Pico Premium, laser PDL (Pulsed Dye Laser), IPL,…

Điểm chung của các liệu pháp này là quá trình sử dụng bước sóng lớn, xâm nhập và chính xác vào sâu bên trong lớp hạ bì của da mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến những vùng da xung quanh. Các thiết bị này cho phép các yếu tố tăng trưởng đi sâu vào bên trong lớp da, thúc đẩy quá trình tái tạo collagen. Đồng thời, những công nghệ này còn có khả năng hỗ trợ giảm kích thước của những mô sẹo đa nhô cao, từ đó thu nhỏ kích thước và độ dày của các vết sẹo lồi.

Nhờ đó, tạo nên một giải pháp mạnh mẽ trong việc làm đầy và phục hồi sẹo từ bên trong, đặc biệt hiệu quả cho việc xử lý các loại sẹo rỗ, sẹo lồi cứng đầu, mang đến những hiệu quả đáng kinh ngạc trong khi vẫn đảm bảo an toàn và không xâm lấn. Tùy thuộc vào từng loại sẹo, kích thước cũng như tình trạng da của khách hàng, đội ngũ bác sĩ da liễu hàng đầu tại TMV Ngọc Dung sẽ thăm khám và xây dựng nên phác đồ điều trị chuyên biệt, chuẩn cá nhân hóa, mang đến giải pháp làm đẹp tối ưu nhất.

Điều trị sẹo bằng công nghệ cao tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung
Điều trị sẹo bằng công nghệ cao tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung

Để khám phá thêm những thông tin chi tiết về liệu pháp, đồng thời nhận ngay những ưu đãi làm đẹp cực hấp dẫn tại TMV Ngọc Dung, nhanh tay đăng ký ngay!

Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Lời kết

      Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn tìm được cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo an toàn, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu làm đẹp của mình. Ngoài ra, nếu bạn cũng đang quan tâm đến những liệu pháp chăm sóc da chuyên sâu tại TMV Ngọc Dung, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Hotline *3232 để được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232