Chắc chắn bạn đã biết về việc sử dụng vitamin C hay hydroquinone để làm sáng da và điều trị nám. Nhưng bạn có biết đến một thành phần khác, cũng có tiềm năng tương tự và đang thu hút sự chú ý của nhiều bác sĩ da liễu? Đó là Kojic Acid. Với khả năng làm giảm sự hình thành melanin, hoạt chất này đang trở thành một lựa chọn thay thế hydroquinone để làm sáng da và giảm nám cho làn da nhạy cảm.
Hãy cùng Ngọc Dung khám phá thêm về thành phần này để biết cách tận dụng nó, mang đến nhiều lợi ích hơn trong chăm sóc da nhé!
Kojic Acid là gì?
Kojic acid hay axit kojic là một chất làm sáng da tự nhiên, được phát hiện vào năm 1907 tại Nhật Bản. Nó là sản phẩm được tạo ra từ một số loài nấm trong quá trình lên men gạo, chẳng hạn như Aspergillus oryzae. Sau đó, nó được sử dụng phổ biến trong các công thức làm đẹp tự nhiên, rất được ưa chuộng tại Nhật và Ấn Độ.
Hiện tại, kojic axit là một trong những chất điều trị nám, dưỡng trắng da an toàn, được nhiều bác sĩ da liễu tin cậy. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy kojic trong nhiều mỹ phẩm dưỡng da hiện nay dưới dạng kem, serum, toner,…
Kojic Acid có tác dụng gì trong mỹ phẩm?
Mặc dù mang tính axit, nhưng so với hydroquinone thì axit kojic vẫn hoạt động rất nhẹ nhàng trên da. Chính vì thế, FDA đã đánh giá đây là chất thay thế tuyệt vời cho hydroquinone hay nhóm retinoid trong điều trị và giải quyết các vấn đề như:
Làm sáng da, ngăn ngừa sự xuất hiện của lão hóa
Nếu như các hoạt chất BHA, AHA giúp da trắng sáng nhờ vào đặc tính tiêu sừng, thúc đẩy sự phát triển của tế bào thì kojic acid trong mỹ phẩm lại làm sáng da nhờ và cơ chế hoạt động giảm sắc tố melanin.
Khi da rơi vào giai đoạn lão hóa hoặc tiếp xúc nhiều với tia UV có trong ánh nắng mặt trời, các enzyme tyrosinase sẽ bị kích hoạt. Các enzyme này chính là ngòi nổ cho việc sản xuất melanin không kiểm soát ở tế bào hắc tố.
Kojic acid chính là vị cứu tinh ngay lúc này, khi nó có thể hòa tan liên kết ion của các enzyme tyrosinase để cản trở tế bào hắc tố tiếp tục sản xuất melanin và đẩy chúng lên lớp sừng. Nhờ đó mà da sẽ được ổn định sắc tố, mang đến hiệu quả làm trắng nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, đừng hy vọng là da sẽ bật lên nhiều tông khi dùng axit kojic acid nhé. Bởi thành phần này không thể giúp bạn trắng toát như khi dùng kem trộn được đâu.
Điều trị sắc tố da (nám, tàn nhang, thâm mụn)
Bằng cách ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, kiểm soát quá trình sản xuất melanin nên kojic acid cũng được đánh giá là chất làm sáng da tại chỗ, dùng để điều trị tăng sắc tố, nám, đồi mồi hay các vết cháy nắng.
Trị sẹo thâm
Các vết thâm xuất hiện cùng lúc với sẹo mụn cũng có thể được xử lý bằng axit kojic. Thành phần này sẽ làm chậm quá trình chuyển màu/hóa nâu sau khi mụn biến mất, làm giảm sự xuất hiện các vết thâm trên da trong quá trình phục hồi.
Kháng khuẩn
Không chỉ dùng kojic acid trị nám, trong một số công thức mỹ phẩm, thành phần này còn phát huy tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và được ứng dụng để điều trị một số trường hợp mụn trứng cá. Tuy nhiên, tác dụng này không quá nổi bật như việc làm sáng da hay trị nám, tàn nhang.
Chống oxy hóa
Trong nhiều trường hợp, acid kojic còn hoạt động như một chất chống oxy hóa nhẹ, chống lại các phân tử tự do không ổn định để bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Nhờ vào cơ chế này mà việc dùng kojic acid trị nám, chống lão hóa càng có độ tin cậy cao hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn cần một hoạt chất trị nám cấp tốc thì chắc chắn đây không phải là lựa chọn. Nhưng nếu cần một chất dưỡng da lâu dài thì acid kojic là một phương án tuyệt vời.
Kojic acid và Hydroquinone cái nào tốt hơn?
Cả 2 thành phần này đều là những hoạt chất có ức chế sản xuất melanin, giải quyết các vấn đề như nám da, tăng sắc tố, thâm do mụn. Tuy nhiên, hydroquinone có khả năng hoạt động mạnh và nhanh hơn so với acid kojic, trong khi kojic acid sẽ cho kết quả tương đối chậm hơn.
Xét về tính an toàn, acid kojic trong mỹ phẩm được coi là lựa chọn an toàn và có thể thay thế hydroquinone. Bởi hydroquinone có khả năng gây bong tróc da nghiêm trọng, làm tăng sắc tố nhiều hơn ban đầu nếu lạm dụng. Còn kojic acid sẽ ít gây kích ứng hơn, tuy hiệu quả chậm nhưng sẽ làm giải pháp an toàn cho da nhạy cảm.
Với những phân tích trên có thể kết luận được, giữa 2 thành phần này không thể phân định cái nào tốt hơn cái nào. Vì thế, việc quyết định nên sử dụng hydroquinone hay kojic acid sẽ phải dựa trên tình trạng da cụ thể và khả năng dung nạp của da.
Thậm chí, nếu da khỏe, có thể dung nạp tốt các hoạt chất này thì việc kết hợp hydroquinone và kojic acid sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên, mỗi làn da sẽ có phản ứng khác nhau đối với các hoạt chất này. Nếu bạn chưa từng sử dụng hoạt chất mạnh để dưỡng da thì Ngọc Dung khuyên bắt đầu với kojic acid thay vì là hydroquinone.
Hãy nhớ rằng việc chăm sóc da là một quá trình lâu dài và kết quả có thể không xuất hiện ngay lập tức. Tốt nhất là bạn nên tuân thủ các liệu trình điều trị nám, thâm do bác sĩ da liễu đề cử và kiên trì để thu được kết quả như mong đợi.
Một số rủi ro và các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng Acid Kojic
Như đã chia sẻ, acid kojic là một hoạt chất được sử dụng trong skincare ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase giúp làm mờ sắc tố và trắng da. Tuy nhiên, việc sử dụng hoạt chất này cũng có thể gây ra một số rủi ro hoặc tác dụng phụ nhất định. Dưới đây là 3 tác dụng phụ phổ biến nhất của kojic acid mà bạn nên lưu ý:
- Dị ứng: Đây là phản ứng dễ gặp khi skincare, kể cả thành phần có hoạt tính nhẹ cũng có thể gây dị ứng cho da. Vì thế, khi sử dụng axit kojicNKojic acid bạn vẫn nên chú ý đến tình trạng này.
- Viêm da tiếp xúc: Da có thể bị ngứa, kích ứng, nổi mẩn đỏ và bị bỏng rát khi dùng acid kojic nồng độ cao.
- Tăng độ nhạy cảm của da: Nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng liều lượng cao có thể làm da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, xuất hiện nhiều vết cháy nắng và gây tổn hại đến chức năng tế bào.
Tuy rủi ro khi sử dụng kojic acid trị nám là rất hiếm gặp, nhưng vẫn cần cẩn thận khi sử dụng để tránh những điều không mong muốn. Nếu bạn có làn da nhạy cảm thì hãy sử dụng nồng độ dưới 1% hoặc có thể liên hệ với bác sĩ da liễu để được tư vấn sản phẩm và nồng độ thích hợp cho làn da của mình.
Nhìn chung, acid kojic là một hoạt chất phổ biến trong các sản phẩm dưỡng da và trị nám nhờ khả năng làm sáng da và ức chế sản xuất melanin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, điều trị nám bằng kojic acid có thể không đáp ứng được mong đợi.
Trong những trường hợp này, việc sử dụng công nghệ laser có thể được xem xét là một phương pháp thay thế. Laser có khả năng tiếp cận sâu vào các lớp da bên trong và loại bỏ sắc tố da một cách hiệu quả hơn. Nó có thể điều chỉnh tác động và tập trung vào vùng da bị nám mà không gây tổn thương cho da xung quanh.
Quyết định sử dụng liệu pháp laser hay kojic acid trong mỹ phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nám, loại da và tình trạng sức khỏe tổng quát của mỗi người. Việc tham khảo ý kiến chuyên gia là điều quan trọng để lựa chọn phương pháp phù hợp. Bạn có thể liên hệ với chuyên gia qua FORM dưới đây để trao đổi cụ thể hơn nhé.
Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM
tại TMV Ngọc Dung *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
Một số lưu ý khi sử dụng những sản phẩm có chứa chất Axit Kojic
Bạn có thể tìm thấy kojic acid trong rất nhiều sản phẩm như kem dưỡng da, toner, serum hay miếng lột mụn. Tùy vào kết cấu và công thức của từng sản phẩm mà sẽ có cách sử dụng khác nhau. Dù là bạn lựa chọn sử dụng sản phẩm dạng nào thì cũng cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Không sử dụng acid kojic dạng thô, nên pha loãng cùng với kem dưỡng ẩm nếu ở dạng bột.
- Nồng độ khuyến khích sử dụng là dưới 2% để đảm bảo an toàn cho da và giảm các kích ứng xuống mức thấp nhất.
- Đối với da bình thường có thể sử dụng sản phẩm chứa axit kojic hàng ngày. Còn da nhạy cảm chỉ nên sử dụng tối đa 3 lần mỗi tuần.
- Có thể sử dụng cả vào buổi sáng và tối, nhưng phải xem kỹ chỉ định trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn từ bác sĩ da liễu.
- Để tăng hiệu quả sử dụng và giúp da sáng hơn, có thể kết hợp với các thành phần khác như vitamin C, alpha arbutin, hydroquinone,…
- Nếu muốn tăng cường chống lão hóa, làm đầy nếp nhăn thì có thể kết hợp với các thành phần như peptide, ceramide hay hyaluronic acid.
- Nếu sử dụng axit kojic ở dạng serum hoặc kem thì nên đợi thấm hoàn toàn vào da trước khi tiếp tục bước chăm sóc da tiếp theo. Điều này sẽ giúp axit kojic có thời gian hoạt động hiệu quả trên da.
- Luôn đọc kỹ bảng thành phần để tránh sử dụng các công thức có chứa thành phần gây kích ứng da.
- Da có thể nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong quá trình sử dụng acid kojic hay các thành phần tương tự nó. Do đó, hãy đảm bảo sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
FAQs – Các câu hỏi thường gặp
Kojic Acid có an toàn cho da?
Axit kojic là hoạt chất điều trị nám lành tính, an toàn cho da khô, da dầu và da ít nhạy cảm. Nó có khả năng làm sáng da, đều màu da và ổn định sắc tố da. Tuy nhiên, đối với những người có da quá nhạy cảm hoặc đang mắc các vấn đề viêm da, da có vết loét thì việc sử dụng axit kojic không được khuyến nghị. Bởi nó có thể gây kích ứng và làm tăng nguy cơ tổn thương/nhiễm trùng da.
Kojic Acid có dùng được cho bà bầu?
Trong các báo cáo nghiên cứu về tác dụng phụ của acid kojic cho thấy thành phần này không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Đây cũng là thành phần chiết xuất tự nhiên, lành tính cho da nên có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng thành phần này trong quá trình mang thai hoặc cho con bú.
Kojic acid kết hợp với gì để điều trị nám hiệu quả nhất?
Để điều trị nám hiệu quả với axit kojic, bác sĩ da liễu thường khuyến nghị kết hợp với các thành phần khác như hydroquinone, alpha arbutin hoặc vitamin C. Phương pháp kết hợp này giúp cải thiện các đốm mờ trên da, ức chế sản xuất melanin và cải thiện kết cấu tổng thể da.
Đặc biệt, việc sử dụng các hoạt chất tẩy da chết như glycolic acid, lactic acid cũng có thể tăng cường khả năng thẩm thấu của da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và mang lại làn da tươi sáng, khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, khi kết hợp các thành phần này, hãy lưu ý đến các đặc tính, nồng độ cũng như độ pH của chúng. Hãy kết hợp một cách khoa học để tránh làm bất hoạt tác dụng hoặc làm mất ổn định hoạt tính của các thành phần này khiến da bị kích ứng khi sử dụng.
Axit Kojic có trong thực phẩm nào?
Axit Kojic không phải là một thành phần tự nhiên có trong các loại thực phẩm. Nó được sản xuất thông qua quá trình lên men của một số loại nấm, chẳng hạn như Aspergillus và Penicillium. Một số thực phẩm có thể chứa axit kojic do quá trình lên men này bao gồm men gạo, nước tương, miso và rượu sake.
Tuy nhiên, nồng độ axit kojic trong các loại thực phẩm này thường rất thấp và không được coi là nguồn cung cấp đáng kể của axit Kojic trong chế độ ăn hàng ngày.
KẾT
Trong việc điều trị nám, kojic acid là một lựa chọn phổ biến, nhưng không phải trường hợp nào cũng đạt được kết quả như mong đợi. Trong những trường hợp không hiệu quả, hydroquinone hay tretinoin sẽ là phương án thay thế hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, các thành phần này có hoạt tính rất mạnh, có thể gây nhiều phiền toái cho da. Nên trường hợp cả 2 phương án trên đều không khả thi cho làn da của bạn thì hãy thử đến TMV Ngọc Dung để trị nám bằng công nghệ laser thế hệ mới.
Bấm ngay *3232 để nhận thêm thông tin về các công nghệ laser trị nám ưu việt hiện nay.