Bị nổi mụn ẩn trên trán – Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Trán nhiều mụn ẩn là một tình trạng thường gặp của những bạn trẻ trong tuổi dậy thì và có thể kéo dài sang tuổi thành niên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn ẩn trên trán, từ yếu tố bên trong cơ thể lẫn tác động ngoài môi trường sống. Cùng Ngọc Dung tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân nổi mụn ẩn ở trán để tìm ra cách chữa trị và phòng ngừa tốt nhất nhé!

Mụn ẩn trên trán: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả
Mụn ẩn trên trán: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Bị nổi mụn ẩn trên trán là gì?

Mụn ẩn trên trán là một dạng mụn bọc/mụn nang nằm dưới bề mặt da, thường có màu đỏ hoặc màu hồng và không có đầu mụn nổi lên như mụn trứng cá hay mụn viêm. Cách mụn ẩn hình thành cũng có phần tương tự như các loại mụn khác, tuy nhiên nó lại nằm sâu hơn ở các lớp dưới da và không có sự liên kết với lớp sừng trên bề mặt. Đó là lý do mà mụn ẩn thường rất lâu hết và có thể không tự biến mất đi nếu như không được loại bỏ đúng cách.

Các loại mụn như mụn ẩn dưới da ở mũi, mụn ẩn ở trán đều là kết quả của việc bã nhờn bị mắc kẹt lại trong lỗ chân lông, bên dưới lớp biểu bì. Chúng là sản phẩm của hỗn hợp vi khuẩn và bã nhờn dư thừa gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và gây viêm nhiễm. Tình trạng này sẽ phổ biến hơn trong tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mang thai. 

Nhưng vì sao lại là hai nhóm đối tượng này thì hãy cùng Ngọc Dung lý giải trong phần nguyên nhân trán nhiều mụn ẩn ở các phần tiếp theo.

Bị nổi mụn ẩn trên trán là gì?
Bị nổi mụn ẩn trên trán là gì?

Cách nhận biết mụn ẩn dưới da ở trán

Mụn ẩn là loại mụn nằm bên dưới da nên chúng thường ít có biểu hiện bên ngoài để nhìn vào. Có một số nốt mụn/vùng bị mụn nếu không soi kỹ cũng sẽ khó phát giác. Nhưng bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây để nhận biết mụn ẩn trên trán:

  • Mụn ẩn thường mọc thành cụm, diện rộng (có 1 số thì mọc độc lập).
  • Có thể là những cục u sần, cộm lên da; nhưng cũng có thể nằm sâu bên trong khi sờ vào mới cảm nhận được.
  • Vùng da bị mụn ẩn thường có cảm giác nặng nề, khô sần và ngứa ngáy.
  • Da có thể đỏ hoặc xuất hiện một số biểu hiện viêm nhẹ.
  • Các nốt mụn to, nhỏ không đều nhau.
  • Mụn ẩn mọc trên trán thường mềm và không có đầu.
  • Khi trang điểm, bạn sẽ thấy rằng vùng da ở trán không được mịn màng và lộ rất nhiều khuyết điểm.
Cách nhận biết mụn ẩn dưới da ở trán
Cách nhận biết mụn ẩn dưới da ở trán

Nguyên nhân trán mọc nhiều mụn ẩn

Có rất nhiều cách hết mụn ẩn trên trán, nhưng để hết triệt để và ngăn ngừa mụn tái phát thì nên tìm ra nguyên nhân gây nổi mụn trước khi điều trị. Bởi nếu không giải quyết được tận gốc thì nguy cơ tái phát rất cao.

Sau đây là một số nguyên nhân khiến trán mọc nhiều mụn ẩn mà bạn đọc có thể tham khảo:

Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Bị mụn ẩn trên trán nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống không cân đối và thiếu dinh dưỡng. Thức ăn nhiều dầu mỡ, đường và các loại thực phẩm có chỉ số GI cao, làm tăng đường trong máu cũng sẽ kích thích sự phát triển của mụn.

Thói quen sinh hoạt không khoa học, không điều độ, thường xuyên thức khuya, uống rượu hay lười vận động sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone, tăng tiết dầu trên da và gây ra mụn ẩn trán.

Nguyên nhân trán mọc nhiều mụn ẩn
Nguyên nhân trán mọc nhiều mụn ẩn

Chăm sóc da không đúng cách

Một trong những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên nổi mụn ẩn ở trán là do chăm sóc da sai cách. Chẳng hạn như không vệ sinh da mặt mỗi ngày, rửa ít hoặc quá nhiều lần cũng có thể tác động đến sức khỏe của da và nguồn cơ gây ra mụn. 

Có một số người thường lạm dụng những hoạt chất như Salicylic Acid, Glycolic Acid hay các thành phần khác để tẩy tế bào chết, nhưng thói quen này lại vô tình khiến da bị break out và bị mụn nghiêm trọng hơn.

Dùng mỹ phẩm dưỡng da không đúng cũng có thể bị mụn ẩn ở trán. Một số sản phẩm gốc dầu, chứa nhiều hương liệu hoặc chất bảo quản có thể làm tăng lượng dầu trên bề mặt da, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn mụn phát triển.

Thay đổi hormone cơ thể

Một nguyên nhân dẫn đến mụn ẩn trên trán phổ biến nhất chính là sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, điển hình là hormone androgen. Giai đoạn dễ mất cân bằng hormone nhất chính là trong tuổi dậy thì và khi mang thai. Khi nồng độ androgen tăng cao đột ngột sẽ kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, có xu hướng tích tự bã nhờn và tế bào chết dưới da, trở thành môi trường hoàn hảo cho mụn hình thành.

Thay đổi hormone cơ thể
Thay đổi hormone cơ thể

Các sản phẩm chăm sóc tóc

Bạn có thể bất ngờ khi biết nguyên nhân bị mụn ẩn trên trán đến từ các sản phẩm chăm sóc tóc hàng ngày như dầu gội, dầu xả, thuốc xịt dưỡng tóc hay gel chải tóc. Các sản phẩm này có thể làm tăng độ nhờn trên vùng da trán, nhất là những vị trí sát chân tóc ở đỉnh trán. Các chất nhờn này khi chảy xuống trán có thể trộn lẫn với bã nhờn và gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tăng nguy cơ nổi mụn ẩn ở trán.

Tiếp xúc các đồ vật nhiều bụi bẩn

Tương tự với các sản phẩm chăm sóc tóc, ga trải giường, áo gối, khăn mặt, khăn tắm hay bất kỳ vật dụng cá nhân nào thường xuyên tiếp xúc với vùng da đầu cũng sẽ là nhân tố có thể gây mụn ẩn. Khi bạn không chú ý đến việc làm sạch chúng thường xuyên, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc bám vào và phát triển. Trong quá trình sử dụng, tiếp xúc vào da, chúng sẽ truyền vào da, gây viêm và làm mụn ẩn xuất hiện trên trán.

Tiếp xúc các đồ vật nhiều bụi bẩn
Tiếp xúc các đồ vật nhiều bụi bẩn

Thói quen sờ, cậy gãi da vùng trán

Khi nổi mụn ẩn ở trán, nhiều người có thói quen đưa tay sờ và cạy mạnh vào da. Thói quen này sẽ không là mụn biến mất, ngược lại còn làm tổn thương da và khiến trán nhiều mụn ẩn hơn nữa. 

Nếu trán chưa bị nổi mụn, nhưng vẫn có thói quen chạm tay vào da, cậy gãi liên tục cũng sẽ làm lây nhiễm khuẩn, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều loại mụn khác nhau, bao gồm cả mụn ẩn.

Trang điểm thường xuyên

Nếu bạn có thói quen trang điểm, tạo lớp dày cộm trên da và không đảm bảo được việc làm sạch da sau đó thì đó là lý do bị nổi mụn ẩn trên trán nhiều hơn người khác. 

Bởi lớp trang điểm có thể làm da bị bí, không có lỗ thở, làm cho bã nhờn và tế bào chết không có lối thoát, bị ứ đọng lại bên trong da và gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Lâu ngày chúng sẽ là miếng mồi ngon cho vi khuẩn gây mụn. Đó là lý do mà những người thường xuyên trang điểm sẽ có làn da nhiều khuyết điểm hơn người bình thường.

Trang điểm thường xuyên là nguyên nhân gây nổi mụn ẩn
Trang điểm thường xuyên là nguyên nhân gây nổi mụn ẩn

Mỹ phẩm kém chất lượng

Bị mụn ẩn ở trán nguyên nhân có thể xuất phát từ việc dùng mỹ phẩm kém chất lượng. Ví dụ như việc dùng kem trộn không rõ thành phần, trộn lẫn nhiều thành phần không theo công thức nhất định có thể làm hỏng chức năng hàng rào bảo vệ da, làm da bị bào mòn và yếu dần. Khi da yếu, các tác nhân từ môi trường sẽ tấn công vào dễ dàng và sẽ gây nổi mụn.

Căng thẳng, mệt mỏi

Căng thẳng, mệt mỏi và nhiều áp lực cuộc sống cũng sẽ làm bạn bị mụn ẩn ở trán, cằm hay bất kỳ vùng da nào trên mặt. Khi cơ thể rơi vào trạng thái stress, hormone cortisol sẽ tăng đột ngột. Nồng độ hormone cortisol cao cũng sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động liên tục, tăng tiết bã nhờn nhiều bên dưới da và hình thành mụn ẩn.

Căng thẳng, mệt mỏi làm tăng hormone cortisol, kích thích hoạt động tuyến dầu
Căng thẳng, mệt mỏi làm tăng hormone cortisol, kích thích hoạt động tuyến dầu

Môi trường sống ô nhiễm

Nếu bạn có thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc da đúng cách nhưng vẫn bị nổi mụn ẩn thì vấn đề có thể đến từ môi trường sống. Môi trường không khí ô nhiễm, nhiều hóa chất công nghiệp được thái ra không khí/nước, bụi mịn và khói xe đều là nguồn gây kích ứng da, gây viêm và nguyên nhân của mụn ẩn trên trán.

Mụn ẩn trên trán nguyên nhân xuất phát từ việc tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi
Mụn ẩn trên trán nguyên nhân xuất phát từ việc tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi

Một số bệnh lý

Mụn ẩn ở trán nguyên nhân có thể đến từ bệnh lý, là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang có nhiều vấn đề cần cải thiện. Chẳng hạn như hội chứng SAPHO (một hội chứng kết hợp của viêm bao hoạt dịch, mụn trứng cá và vẩy nến) và hội chứng PCOS (buồng trứng đa nang) là hai trường hợp có thể gây nổi mụn ẩn ở vùng trán. Đó là một trong những tín hiệu đầu tiên mà bạn nên nhận biết ngay để kịp thời điều trị, tránh mọi thứ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.

Trên đó là những nguyên nhân gây nổi mụn ẩn trên trán cần nắm rõ để có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp. Trường hợp bạn không thể tìm ra nguyên nhân nổi mụn là gì, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác. Thông qua các phân tích lâm sàng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc đề xuất điều trị bằng một số phương pháp phù hợp với trường hợp của bạn. 

Bấm vào FORM dưới đây và chọn mục “Điều trị da” để gửi nhu cầu của bạn đến chuyên gia, chúng tôi sẽ giúp bạn đặt lịch hẹn thăm khám sức khỏe da cùng với chuyên gia trong lĩnh vực này:

Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Mụn ẩn trên trán có nên nặn không?

      Dù bị mụn ẩn ở cằm, mụn ẩn trên trán hay bất kỳ mụn ẩn ở vị trí nào, bạn cũng không nên tự ý nặn khi chúng chưa trồi lên khỏi bề mặt da và chưa khô lại. Đừng tự tìm cách trị mụn ẩn ở trán tại nhà khi bạn không hiểu rõ cơ chế hoạt động của những phương pháp đó. 

      Việc tự ý nặn hay xử lý không có biện pháp khử trùng sẽ làm da bị tổn thương, đẩy nhân mụn vào sâu bên trong và gây nhiễm trùng nhiều hơn. Kết quả chỉ làm cho da dễ bị thâm hoặc bị sẹo lõm vĩnh viễn. Trường hợp bị mụn ẩn dưới da trên trán nhiều hơn một phần cũng do việc nặn mụn không đúng cách.

      Vì thế, nếu đang tìm cách hết mụn ẩn trên trán và muốn lấy nhân mụn một cách an toàn, bạn nên tìm cơ sở uy tín để thực hiện. Tại đó, họ sẽ có các biện pháp khử trùng và đẩy nhân mụn trồi lên, sau đó mới tiến hành nặn mụn. Các kỹ thuật viên nặn mụn đã được đào tạo bài bản về vấn đề này nên sẽ giúp nặn mụn không đau, giảm sưng, đặc biệt là không để sót nhân bên trong.

      Bằng cách nặn mụn và thoa một số thành phần theo chỉ định của bác sĩ da liễu, bạn sẽ làm sạch mụn ẩn, ngăn ngừa thâm và sẹo sau mụn.

      Mụn ẩn trên trán có nên nặn không? Cách hết mụn ẩn trên trán hiệu quả
      Mụn ẩn trên trán có nên nặn không? Cách hết mụn ẩn trên trán hiệu quả

      Làm sao để hết mụn ẩn trên trán?

      Như đã nói, chúng ta có nhiều cách trị mụn ẩn trên trán, nhưng không phải trường hợp nào cũng sẽ được xử lý như nhau. Nhất là với các cách trị mụn ẩn ở trán tại nhà, không phải lúc nào cũng sẽ hiệu quả và đảm bảo an toàn. 

      Vì thế, trước khi muốn áp dụng bất kỳ cách nào, bạn cần kiểm tra tình trạng của da và xin ý kiến từ bác sĩ da liễu. Mặc dù sẽ mất thời gian trong khoảng thời gian đầu để tìm nguyên nhân gây mụn, nhưng sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn bạn tưởng đấy.

      Thực hiện quy trình chăm sóc da chuẩn tại nhà

      Đầu tiên, nếu bị mụn ẩn xung quanh trán, bạn cần xem lại quy trình chăm sóc da của mình có điểm nào chưa hợp lý hay không. Bởi nguyên nhân gây mụn cũng có thể xuất phát từ thói quen skincare hàng ngày của bạn.

      Nếu nguyên nhân bắt đầu từ đây thì hãy điều chỉnh lại cho phù hợp. Từ cách vệ sinh da, dưỡng da cho đến những loại mỹ phẩm đều phải tinh chỉnh để không làm tăng số lượng mụn ẩn hay tổn thương da.

      Chẳng cần phải tìm cách chữa mụn ẩn ở trán đâu xa khi bạn có thể giảm mụn và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong thông qua những thói quen skincare khoa học. Trong quá trình này hãy lưu ý các vấn đề sau:

      • Làm sạch da mỗi ngày bằng sản phẩm phù hợp với loại da và tình trạng mụn.
      • Tránh sử dụng sản phẩm làm sạch có độ pH thấp hoặc quá cao, sản phẩm chứa dầu khoáng và chất bảo quản.
      • Nên sử dụng các sản phẩm có thành phần làm mềm da, giữ ẩm, kiềm dầu để kiểm soát bã nhờn trên da.
      • Sử dụng kem chống nắng dành cho da mụn, thoa lên da mỗi ngày trước khi ra đường và apply lại sau 3-4 tiếng.
      Làm sao để hết mụn ẩn trên trán?
      Làm sao để hết mụn ẩn trên trán?

      Cách trị mụn ẩn trên trán tại nhà bằng mặt nạ thiên nhiên

      Một trong số các cách trị mụn ẩn ở trán tại nhà đơn giản, rẻ tiền mà nhiều người thường chia sẻ là sử dụng mặt nạ thiên nhiên. Nhưng Ngọc Dung muốn lưu ý bạn một điều là các loại mặt nạ này sẽ không thể trị mụn dứt điểm, chúng chỉ là một trong số cách để giúp da nhận thêm dưỡng chất và thư giãn hơn khi bị mụn. Việc lạm dụng mặt nạ tự nhiên và bỏ qua các cách trị mụn ẩn ở trán khoa học sẽ tạo ra cơn khủng hoảng cho làn da của bạn. 

      Vì thế, nếu muốn sử dụng mặt nạ thiên nhiên xen kẽ trong quá trình trị mụn, bạn phải cân nhắc và lựa chọn kỹ những nguyên liệu thực sự có hữu ích cho da của mình. 

      Ví dụ như bạn có thể chọn cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam, nghệ, trà xanh hay tinh dầu tràm trà. Chúng đều là những nguyên liệu có thể làm dịu da, giảm viêm và giảm hoạt động của mụn. Tuy nhiên, chúng đều là nguyên liệu thô nên khả năng da hấp thụ sẽ kém hơn khi bạn dùng những sản phẩm đã qua điều chế.

      Cách trị mụn ẩn trên trán tại nhà bằng mặt nạ thiên nhiên
      Cách trị mụn ẩn trên trán tại nhà bằng mặt nạ thiên nhiên

      Giảm mụn ẩn ở trán bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

      Để chữa mụn ẩn trên trán thành công và giảm nguy cơ tái phát mụn, không chỉ tập trung vào việc skincare da mặt mà còn chú ý đến những gì nạp vào cơ thể. Hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu chất xơ, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất khác để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho da. Thực đơn ăn uống nên loại bỏ các thực phẩm nhiều đường, chế biến phức tạp và các món ăn khó tiêu hóa.

      Ngoài ra, để tránh trường hợp trán nhiều mụn ẩn hơn, bạn cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt. Hãy cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi và tập luyện để cơ thể khỏe khoắn, tâm trạng thoải mái và tích cực hơn. Có như thế mới cân bằng được hormone trong cơ thể, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn.

      Cách hết mụn ẩn trên trán bằng peel da sinh học

      Nếu thực hiện các cách trị mụn ẩn trên trán tại nhà không hiệu quả, bạn có thể thử qua biện pháp peel da sinh học. Đây là giải pháp có hiệu quả cao, được nhiều bác sĩ da liễu đề cử. 

      Thông qua việc sử dụng một số hoạt chất như Glycolic Acid hoặc Salicylic Acid ở nồng độ cao, lớp sừng sẽ bị bong ra và mở đường cho việc đào thải tế bào chết, bã nhờn nằm sâu trong da. Quá trình này sẽ giúp làm sạch lỗ chân lông, kích thích tái tạo tế bào và giảm viêm.

      Kết quả mà phương pháp peel da sinh học mang lại chính là làm sạch mụn ẩn, xóa mờ thâm mụn và ngăn ngừa sẹo hình thành. Nếu bạn hạ nồng độ các hoạt chất này và giữ thói quen peel da định kỳ sẽ rất có lợi trong việc ngăn chặn mụn hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ peel da khi da đã phục hồi tốt, không peel liên tục tránh mang lại tác dụng ngược. 

      Cách chữa mụn ẩn trên trán bằng peel da sinh học
      Cách chữa mụn ẩn trên trán bằng peel da sinh học

      Chữa mụn ẩn ở trán bằng phương pháp chiếu ánh sáng sinh học

      Nếu da bạn không thích hợp với cách chữa mụn ẩn ở trán vừa giới thiệu thì một gợi ý chọn lựa khác cũng hiệu quả không kém chính là chiếu ánh sáng sinh học. Ở phương pháp này, bạn sẽ có thêm hai lựa chọn là chiếu ánh sáng xanh hoặc ánh sáng đỏ. Mỗi loại sẽ có tác động và hiệu quả điều trị khác nhau, nên sẽ được cân nhắc dựa trên tình trạng mụn ẩn của mỗi người.

      • Ánh sáng xanh có thể kích thích các porphyrin nội bào, dẫn đến tăng lượng oxy trong da, nên có khả năng diệt khuẩn nằm sâu bên trong lỗ chân lông. Loại ánh sáng này cũng sẽ kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông và cung cấp khả năng chống viêm, từ đó giảm sự phát triển của mụn.
      • Ánh sáng đỏ cũng là loại ánh sáng có độ phổ biến cao trong điều trị mụn, nhưng thiên về chữa lành vết thương hơn. Bởi nó sẽ làm tăng sản xuất collagen và elastin, kích thích tuần hoàn màu để phục hồi các mô liên kết, giúp da hồi sinh sau mụn.
      Cách trị mụn ẩn trên trán bằng liệu pháp ánh sáng
      Cách trị mụn ẩn trên trán bằng liệu pháp ánh sáng

      Loại bỏ mụn ẩn ở trán hiệu quả bằng phương pháp nặn mụn chuẩn Y Khoa

      Nặn mụn cũng là một cách trị mụn ẩn ở tránh được nhiều người lựa chọn. Trường hợp này thường áp dụng cho trán nhiều mụn ẩn, kèm theo cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Việc lấy mụn chuẩn y khoa sẽ làm sạch nhân mụn nằm sâu trong da, ngăn ngừa mụn lan sang các vùng da khác. 

      Tuy nhiên, cách này chỉ nên thực hiện bởi những kỹ thuật viên có kinh nghiệm và làm theo quy trình được hướng dẫn từ cơ quan y tế để đảm bảo an toàn và tránh lây nhiễm khuẩn.

      Sau khi lấy nhân mụn, bạn nên chú ý làm sạch da, sử dụng các sản phẩm phục hồi và dưỡng da phù hợp để giúp da lành lại nhanh hơn, tránh bị thâm hay sẹo.

      Cách trị mụn ẩn trên trán bằng phương pháp điện di tinh chất

      Ngoài những cách chữa mụn ẩn trên trán vừa nêu, điện di tinh chất cũng là một lựa chọn tuyệt vời mà bạn có thể nghĩ đến. Đây là phương pháp có thể giúp da hấp thụ tốt hơn các thành phần trị mụn cũng như tinh chất nuôi dưỡng da. 

      Bằng cách phá vỡ tạm thời màng tế bào, các tinh chất sẽ được dẫn truyền vào bên trong da và phát huy công dụng của chúng. Tuy nhiên, không phải tinh chất nào cũng sẽ mang lại hiệu quả như nhau nên cần phải lựa chọn thật kỹ.

      Lưu ý rằng mụn ẩn có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến, nên cần sự tư vấn từ bác sĩ da liễu để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

      Cách trị mụn ẩn ở trán bằng phương pháp điện di tinh chất
      Cách trị mụn ẩn ở trán bằng phương pháp điện di tinh chất

      Điều trị dứt điểm mụn ẩn ở trán an toàn – hiệu quả – nhanh chóng tại TMV Ngọc Dung

      Mụn ẩn trên trán là một vấn đề phổ biến của da và thường gây khó chịu cho những người bị mắc phải. Để giúp chữa mụn ẩn ở trán dứt điểm mụn, TMV Ngọc Dung đã áp dụng những phương pháp an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Trong đó có các liệu pháp trị liệu bằng laser ánh sáng, liệu pháp IPL trị mụn là những phương pháp được đánh giá là hiệu quả nhất và an toàn nhất.

      Mỗi phương pháp nêu trên đều sẽ được chỉ định từ chuyên gia Ngọc Dung sau quá trình kiểm tra, chẩn đoán và xác định cấp độ mụn trên da. Ví dụ như khi điều trị mụn bằng công nghệ laser, sẽ có thêm nhiều tùy chọn khác trong đó, bao gồm laser Fractional CO2, laser Nd:YAG hoặc laser Picosure. Mỗi công nghệ lại có ưu và nhược điểm riêng, nên sau khi cân nhắc kỹ chuyên gia mới đề xuất phương án tối ưu nhất dành cho từng khách hàng. 

      Trị mụn bằng công nghệ laser là lựa chọn phổ biến nhất tại Ngọc Dung. Bởi hầu hết các công nghệ này để có thể làm sạch tế bào hư tổn do mụn, loại bỏ các sắc tố da nằm sâu bên trong; đồng thời kích thích sản xuất collagen và elastin mang lại làn da láng mịn, sạch thâm và mờ sẹo. 

      Liệu trình điều trị bao nhiêu buổi và có kèm theo phương pháp nào hay không sẽ tùy vào khả năng tái tạo của da. Nên khách hàng có thể yên tâm rằng chuyên gia Ngọc Dung luôn theo dõi sát sao quá trình này, để kịp thời điều chỉnh phác đồ cho phù hợp.

      Điều trị dứt điểm mụn ẩn ở trán an toàn - hiệu quả - nhanh chóng tại TMV Ngọc Dung
      Điều trị dứt điểm mụn ẩn ở trán an toàn – hiệu quả – nhanh chóng tại TMV Ngọc Dung

      Một số biện pháp ngăn ngừa nổi mụn ẩn ở trán

      Để không phải chật vật tìm cách chữa mụn ẩn trên trán thì hãy ngăn chặn sự hình thành của chúng ngay từ ban đầu bằng những thói quen tốt sau:

      • Duy trì thói quen vệ sinh da hàng ngày.
      • Tránh chạm tay vào da mặt.
      • Không sử dụng mỹ phẩm có dầu khoáng, chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu,…
      • Không chà sát da mặt hay cạy mạnh bề mặt da.
      • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng và cân bằng mọi dưỡng chất.
      • Không thức khuya và sử dụng chất kích thích.
      • Điều tiết căng thẳng bằng các phương pháp tập luyện tốt cho thể chất và tinh thần như yoga, thiền, đi bộ,…
      • Mụn ẩn trên trán có thể liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể nên có thể thực hiện một số phương pháp điều chỉnh hormone, ngăn ngừa mụn hình thành.
      Một số biện pháp ngăn ngừa nổi mụn ẩn ở trán
      Một số biện pháp ngăn ngừa nổi mụn ẩn ở trán

      FAQs – Câu hỏi thường gặp

      Mụn ẩn ở trán biểu hiện bệnh gì?

      Mụn ẩn trên trán thường không phải là biểu hiện nguy hiểm, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Nếu bị mụn ẩn trên trán và có kèm theo các biểu hiện viêm nhiễm khác thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay để phòng hờ các hội chứng SAPHO hay PCOS.

      Mụn ẩn ở trán biểu hiện bệnh gì?
      Mụn ẩn ở trán biểu hiện bệnh gì?

      Ai có thể bị mụn ẩn trên trán?

      Mụn ẩn trên trán có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng có một số đối tượng có nguy cơ bị nhiều hơn nhóm còn lại. Dưới đây là một số người dễ bị nổi mụn ẩn ở trán nhất:

      • Người có làn da dầu, vì da có xu hướng tiết nhiều bã nhờn hơn sẽ tăng nguy cơ bị tắc nghẽn lỗ chân lông và phát triển mụn.
      • Người có thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học
      • Người có làn da nhạy cảm
      • Tuổi dậy thì
      • Phụ nữ mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt

      KẾT  

      Qua bài viết, chúng ta đã có thêm nhiều thông tin liên quan đến mụn ẩn trên trán. Biết được nguyên nhân gây mụn sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn. Mặc dù có nhiều cách để trị mụn ẩn ở trán, nhưng bạn không nên áp dụng bừa bãi tránh làm ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi của da. ư

      Hãy liên hệ với bác sĩ da liễu nếu như bạn đang gặp rắc rối trong quá trình trị mụn. Hoặc có thể bấm vào hotline *3232, Ngọc Dung sẽ hỗ trợ thêm thông tin cho bạn nhé!

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232