Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở má nhanh nhất

Mụn bọc ở má thường gây khó chịu và đau nhức hơn mụn trứng cá. Các nốt mụn này nếu không được xử lý nhanh có thể dẫn đến viêm cục bộ và nguy cơ để lại sẹo cao. Xử lý không đúng cách cũng sẽ làm mụn trầm trọng hơn. Vậy nguyên nhân bị mọc mụn ngay má là gì? Phương pháp nào điều trị mụn bọc tốt nhất? Chuyên gia Ngọc Dung sẽ giải đáp mọi vấn đề trong bài viết này, cùng đón xem nhé!

Nguyên nhân bị nổi mụn bọc ở má và cách điều trị an toàn nhất
Nguyên nhân bị nổi mụn bọc ở má và cách điều trị an toàn nhất

Mụn bọc ở má là gì?

Mụn bọc ở vùng má là tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông do tích tụ nhiều dầu và tế bào chết. Nó được xem là sự tiến hóa của mụn trứng cá có dấu hiệu viêm nhiễm nặng. Nhân mụn thường nằm sâu bên trong da, chứa nhiều mủ trắng đục. Tình trạng này thường kèm theo các giác sưng tấy và đau nhức dữ dội nếu không kiểm soát viêm kịp thời.

Mụn bọc ở má là gì?
Mụn bọc ở má là gì?

Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở trên má

Mụn bọc ở má phải hay trái đều có dấu hiệu sưng to kèm theo cảm giác đau nhức, tê liệt khắp một vùng da. Nó có kích thước to hơn mụn trứng cá, viền da xung quanh bị đỏ và nhân mụn nằm sâu bên trong, chứa đầy dịch mủ màu vàng hoặc trắng đục.

Phần dịch mủ này là nơi chứa nhiều vi khuẩn, nên nếu để vỡ ra sẽ làm các vùng da xung quanh nổi mụn theo. Đó là lý do các chuyên gia khuyên bạn không nên tự xử lý các nốt mụn bọc mủ ngay tại nhà.

Mụn bọc trên má thường mọc từng nốt riêng lẻ hoặc có thể hình thành ổ viêm lớn nếu như không được điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở trên má
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở trên má

Quá trình phát triển của mụn bọc trên má

Như đề cập bên trên, mụn bọc ở má là sự tiến hóa của mụn trứng cá khi xuất hiện phản ứng viêm. 

Quá trình này sẽ diễn ra theo các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đầu: Da tiết nhiều dầu làm tắc nghẽn lỗ chân lông, vi khuẩn xâm nhập và bắt đầu phát triển thành mụn trứng cá. 
  • Giai đoạn 2: Hệ miễn dịch hoạt động, các tế bào bạch cầu được sản xuất nhiều hơn và tấn công vào các tế bào vi khuẩn. Quá trình này sẽ xuất hiện biểu hiện viêm trên bề mặt, nốt mụn sưng, đỏ và kèm theo đau nhức.
  • Giai đoạn 3: Nốt mụn sưng to hơn và nhân bắt đầu chứa mủ. Phần mủ này bao gồm tế bào chết, vi khuẩn và xác tế bào bạch cầu.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn viêm nặng, có thể ăn sâu vào bên trong da và nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn.
Quá trình phát triển của mụn bọc trên má
Quá trình phát triển của mụn bọc trên má

Nếu bạn nắm rõ được các giai đoạn phát triển của mụn bọc sẽ biết được đâu là thời điểm tốt nhất để điều trị mụn triệt để. Nắm bắt được thời gian trị mụn tốt nhất sẽ có cơ hội thoát khỏi thâm và sẹo, không mất nhiều thời gian để “dọn dẹp” hậu quả do mụn gây ra.

Nhưng nếu bạn không rõ vấn đề này và chưa xác định được cấp độ mụn thì có thể liên hệ với chuyên gia Ngọc Dung để được hỗ trợ. Để lại thông tin trong FORM dưới đây, Ngọc Dung sẽ gửi lịch hẹn cho bạn:

09.04 TRE HOA DA 390K

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 26 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    09.04 TRE HOA DA 390K

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      12 Nguyên nhân mọc mụn bọc ở má

      Để trị mụn thành công, ngăn ngừa mụn quay trở lại trong tương lai, việc tìm ra nguyên nhân gây mụn là vô cùng quan trọng. Vì không chỉ điều trị mụn, bạn còn phải giải quyết được gốc rễ gây mụn mới có thể thở phào nhẹ nhõm và thoải mái tỏa sáng được.

      Dưới đây là 12 nguyên nhân nổi mụn bọc ở má được chuyên gia Ngọc Dung tổng hợp lại:

      Lỗ chân lông to

      Phần lớn những ai có lỗ chân lông to đều có nguy cơ nổi mụn cao hơn người bình thường, nhất là các nốt mụn bọc dưới cằm, mũi và 2 bên má.

      Ở trạng thái bình thường, lỗ chân lông là đường dẫn quan trọng trong việc giải phóng dầu tự nhiên, giúp giữ ẩm cho da. Tuy nhiên khi các tuyến mồ hôi và tuyến dầu hoạt động mạnh thì lượng dầu ở lỗ chân lông càng nhiều làm cho tế bào chết và bụi bẩn mắc kẹt lại. Điều này làm cho lỗ chân lông nở to, khiến da xỉn màu, vi khuẩn tích tụ và lâu dẫn sẽ phát triển thành các nốt mụn bọc sưng. 

      Tình trạng lỗ chân to và mụn thường xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có nhiều thành viên có đặc điểm này thì khả năng nổi mụn của bạn sẽ cao hơn người khác. Đặc biệt, nếu chăm sóc da không kỹ thì mụn trứng cá sẽ có thể phát triển thành các loại mụn viêm như mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang.

      Lỗ chân lông to là nguyên nhân gây nổi mụn bọc ở má
      Lỗ chân lông to là nguyên nhân gây nổi mụn bọc ở má

      Da tiết nhiều dầu

      Da dầu dễ nổi mụn, cách nói này chỉ đúng 50%. Bởi vì nguyên nhân dẫn đến mụn là do việc sản xuất dầu quá mức của da, làm tế bào chết và vi khuẩn mắc kẹt ở lỗ chân lông, gây viêm và dẫn đến hình thành mụn.

      Chính vì thế, cả da thường và da khô đều sẽ có xu hướng nổi mụn giống da dầu nếu như lượng dầu tự nhiên không được kiểm soát. Đặc biệt, với làn da khô thiếu ẩm, tuyến dầu sẽ bị kích thích nhiều hơn để bù lại độ ẩm cho da. Kết quả là làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn và gây ra mụn.

      Tích tụ bã nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn
      Tích tụ bã nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn

      Rối loạn nội tiết tố

      Mụn bọc sưng to ở má còn do rối loạn nội tiết tố dẫn đến. Tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở những phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh. Trong những giai đoạn này, lỗ chân lông cũng bị kích thích nở to hơn bình thường nên cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

      Ngoài ra, việc tăng giảm nồng độ các hormone sẽ tác động để quá trình sản xuất dầu của da. Da sẽ được bôi trơn nhiều hơn làm cho vi khuẩn P.acnes phát triển mạnh và xuất hiện càng nhiều mụn bọc ở má, mụn nang hay mụn sẩn ở nhiều vùng da khác.

      Mất cân bằng nội tiết tố có thể kích thích hoạt động của tuyến dầu
      Mất cân bằng nội tiết tố có thể kích thích hoạt động của tuyến dầu

      Chăm sóc da sai cách

      Người có lỗ chân to chưa hẳn sẽ bị nổi mụn. Nhưng nếu chăm sóc da sai cách, không làm sạch da thường xuyên thì nguy cơ nổi mụn bọc ở má, mụn ẩn và mụn cám trên mặt sẽ cao hơn.

      Làm sạch da mặt là bước quan trọng để có làn da sáng khỏe và đều màu. Nhưng làm sạch quá mức và bằng các sản phẩm tẩy rửa mạnh sẽ làm hỏng hàng rào tự nhiên, da nhạy cảm và dễ nổi mụn bọc ở má hơn.

      Rửa mặt quá nhiều sẽ làm hỏng hàng rào tự nhiên
      Rửa mặt quá nhiều sẽ làm hỏng hàng rào tự nhiên

      Chức năng gan, thận có vấn đề

      Gan và thận là 2 cơ quan có nhiệm vụ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vì thế, chức năng gan, thận suy yếu, đồng nghĩa quá trình thanh lọc bị đình trệ. Các độc tố sẽ tích tụ và biểu hiện ra ngoài qua làn da.

      Đặc biệt, gan còn là cơ quan quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố. Nếu chức năng gan suy yếu thì có thể làm tăng nồng độ hormone estrogen, dẫn đến mụn bọc ở má hoặc cằm nghiêm trọng hơn.

      Suy yếu chức năng gan thận sẽ làm tích tụ độc tố trong cơ thể
      Suy yếu chức năng gan thận sẽ làm tích tụ độc tố trong cơ thể

      Căng thẳng

      Căng thẳng/stress không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mụn bọc ở má, nhưng nó có tác động đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ bị kích thích giải phóng hormone cortisol. Hormone này sẽ làm tăng nồng độ hormone androgen, tăng sản xuất dầu trên da và làm mụn trứng cá, mụn bọc trầm trọng hơn.

      Khi cơ thể căng thẳng cũng sẽ kích thích cytokine gây viêm, làm tổn thương đến nhiều tế bào và tạo cơ hội cho mụn phát triển.

      Căng thẳng có thể làm mất cân bằng hormone dẫn đến mụn nội tiết
      Căng thẳng có thể làm mất cân bằng hormone dẫn đến mụn nội tiết

      Mỹ phẩm kém chất lượng

      Dùng mỹ phẩm trôi nổi, kém chất lượng cũng sẽ làm mọc mụn bọc sưng to ở má, cằm hay nhiều vị trí khác trên mặt. Các sản phẩm này sẽ làm mất lớp sừng trên da, khiến da mỏng và dễ bị kích ứng. 

      Một số sản phẩm có chứa nhiều dầu khoáng hoặc các chất gốc dầu, làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn, từ đó khiến mụn bọc ở 2 bên má sưng to và viêm nhiễm nặng hơn.

      Sử dụng kem trộn là nguyên nhân gây mụn bọc, mụn nang
      Sử dụng kem trộn là nguyên nhân gây mụn bọc, mụn nang

      Vỏ gối và drap trải giường bẩn

      Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh bạn. Trong đó, vỏ gối, drap trải giường, khăn và điện thoại là những vật dụng rất dễ bị bám bụi bẩn và vi khuẩn. Các vật dụng này lại thường xuyên tiếp xúc với da, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội đó bám vào và phát triển trong môi trường nhiều dầu. 

      Vì thế, bạn cần giặt giũ và vệ sinh các món đồ này thường xuyên hơn để ngăn ngừa mụn phát triển.

      Áo gối và drap trải giường chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho da
      Áo gối và drap trải giường chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho da

      Chạm tay vào mặt

      Tương tự các vật dụng trên, tay của chúng ta cũng là nơi mà vi khuẩn rất yêu thích. Vì vậy, nếu chưa rửa tay sạch mà sờ vào mặt thì cũng sẽ làm bẩn da. Theo một số khảo sát, những ai có thói quen đưa tay lên mặt thường bị nổi mụn hơn những người khác.

      Chạm tay vào mặt hay tự nặn mụn sẽ làm mụn tồi tệ hơn
      Chạm tay vào mặt hay tự nặn mụn sẽ làm mụn tồi tệ hơn

      Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học

      Da mụn là một phần biểu hiện của chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng, nhiều dầu mỡ và đường. Nhất là chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

      Bên cạnh đó, việc duy trì cuộc sống về đêm, mất ngủ và lười vận động cũng là ngòi nổ cho mụn trứng cá, mụn bọc ở má phát triển tồi tệ hơn. 

      Không phân biệt độ tuổi và giới tính, chỉ cần chế độ ăn và giờ giấc sinh hoạt không khoa học thì bạn có thể phải đối mặt với các nốt mụn đáng ghét mọi lúc, mọi nơi.

      Ít ăn rau và trái cây là nguyên nhân của mụn
      Ít ăn rau và trái cây là nguyên nhân của mụn

      Tuổi dậy thì

      Lý do mụn bọc sưng to ở má nữa chính là trong tuổi dậy thì. Ở độ tuổi này cũng diễn ra sự mất cân bằng hormone sinh trưởng, đặc biệt là hormone giới tính nam nên việc nổi mụn là điều đương nhiên. Nhưng có rất nhiều trường hợp do chăm sóc sai cách, trị mụn không khoa học và chế độ ăn không làm mạnh đã làm cho mụn tuổi dậy thì trở nên tồi tệ hơn.

      Tuổi dậy thì dễ bị nổi mụn bọc ở má, cằm và trán
      Tuổi dậy thì dễ bị nổi mụn bọc ở má, cằm và trán

      Tư thế nằm ngủ sấp

      Khi nằm ngủ tư thế sấp mặt, da sẽ tiếp xúc nhiều với vỏ gối và drap trải giường nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công, cũng như tích trữ nhiều dầu hơn. Nếu duy trì tư thế ngủ này trong thời gian dài thì nguy cơ nổi mụn sẽ rất cao.

      Ngủ nằm sấp sẽ làm vi khuẩn bám vào da
      Ngủ nằm sấp sẽ làm vi khuẩn bám vào da

      Mụn bọc ở má có nên nặn không?

      Mụn bọc ở má có nên nặn không là một điều mà nhiều chị em quan tâm. Với thắc mắc này, câu trả lời của các chuyên gia là KHÔNG. Bởi mụn bọc ở má cũng như mụn bọc mọc ở mũi, cằm hay trán, chúng đều có mủ trắng đục chứa nhiều vi khuẩn. Nếu tự ý nặn mụn tại nhà hoặc nặn khi nhân mụn chưa khô và gom cồi dễ dẫn đến nhiễm trùng và làm ổ mụn tăng kích thước nghiêm trọng hơn.

      Mụn bọc thường chứa dịch mủ vàng, có rất nhiều vi khuẩn. Nếu nặn khi nhân chưa khô hoặc nặn không đúng cách sẽ làm vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác. Nghiêm trọng hơn là vi khuẩn sẽ bị đẩy vào bên trong, đi vào máu và gây ra tình trạng bội nhiễm.

      Tự nặn mụn bọc là điều không được khuyến khích. Bạn nên đến cơ sở lấy nhân mụn để được làm sạch mụn một cách khoa học và an toàn hơn. Ngoài ra, bạn nên nhờ bác sĩ da liễu tư vấn các cách trị mụn bọc phù hợp với tình trạng của mụn để tránh để lại thâm vào sẹo lõm.

      Không nên tự nặn mụn bọc ở má ngay tại nhà
      Không nên tự nặn mụn bọc ở má ngay tại nhà

      TOP 9 cách trị mụn mọc ở má nhanh nhất, hiệu quả nhất

      Đối với mụn bọc xuất hiện ở 2 bên vùng má, chuyên gia không khuyến khích bạn sử dụng các cách tự nhiên để điều trị. Vì đây là tình trạng mụn viêm có dấu hiệu nặng, dễ nhiễm khuẩn và để lại sẹo hơn các loại mụn khác. 

      Cách trị mụn bọc trên 2 má thường sẽ mang đến tác động từ nhiều phía, như vừa điều trị mụn, vừa giải quyết nguyên nhân gây nổi mụn. Cụ thể sẽ như sau:

      Sử dụng thuốc bôi không kê đơn (OTC)

      Thay cho phương pháp tự nhiên, cách trị mụn bọc ở má tại nhà được các chuyên gia khuyến khích là bôi thuốc không kê đơn (OTC). Tùy vào độ tuổi, loại da, mức độ nghiêm trọng của mụn sẽ lựa chọn sản phẩm chứa thành phần phù hợp. Các loại thuốc này sẽ là tiêu chuẩn dành cho mụn nhẹ đến trung bình, có tác đông tại chỗ và ngay tại thời điểm bôi thuốc.

      Thường thì ở những tình trạng mụn đang kiểm soát viêm khá tốt sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc chứa benzoyl peroxide, axit glycolic, axit salicylic, lưu huỳnh, differin, tinh dầu tràm trà,…

      Bôi kem trị mụn tại chỗ giúp giảm sưng và viêm
      Bôi kem trị mụn tại chỗ giúp giảm sưng và viêm

      Uống thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ

      Kèm theo các thuốc bôi tại chỗ thì uống thuốc cũng là cách trị mụn bọc ở 2 bên má tại nhà có sự hướng dẫn từ bác sĩ da liễu. Khi kết hợp bôi ngoài da và đường uống sẽ giúp kiểm soát chứng viêm tốt hơn, giúp giảm sưng tấy, đau nhức và thúc đẩy nhân mụn nhanh khô.

      Thông thường, các loại thuốc uống được chỉ định trong toa trị mụn bọc ở má là clindamycin, doxycycline, tetracyclin và minocycline.

      Uống thuốc kháng sinh kiểm soát chứng viêm do mụn bọc gây ra
      Uống thuốc kháng sinh kiểm soát chứng viêm do mụn bọc gây ra

      Liệu pháp điều chỉnh hormone

      Liệu pháp hormone là phương pháp giảm mụn nội tiết thường được dùng cho phụ nữ và các cô gái đang trong độ tuổi dậy thì. Liệu pháp này sẽ làm giảm lượng androgen trong máu để kiểm soát sự phát triển của mụn trứng cá, hạn chế mụn bị viêm và dẫn đến mụn bọc.

      Các liệu pháp hormone thường dùng nhiều nhất là thuốc tránh thai và spironolactone. Các loại thuốc này sẽ được kê sau khi áp dụng các cách trị mụn bọc ở má bằng đường uống và thuốc bôi không được hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện phương án này dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vì nếu sử dụng spironolactone trong giai đoạn mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

      Dùng liệu pháp điều chỉnh hormone để giảm mụn 
      Dùng liệu pháp điều chỉnh hormone để giảm mụn

      Lấy nhân mụn bọc ở má tại các cơ sở uy tín

      Mụn bọc khi gom cồi thì nên được xử lý để tránh phát triển thành những cục chai sần gây mất thẩm mỹ. Bạn nên chọn cơ sở chuyên nghiệp, uy tín để lấy mụn đúng quy trình và an toàn. Vì nếu quy trình lấy mụn qua loa, không khử trùng cũng như thực hiện đúng kỹ thuật thì sẽ làm tổn thương bề mặt da, dễ để lại thâm hoặc sẹo.

      Nên đến cơ sở uy tín để lấy nhân mụn chuẩn y khoa và an toàn
      Nên đến cơ sở uy tín để lấy nhân mụn chuẩn y khoa và an toàn

      Tiêm Cortisone/Steroid

      Một trong số các cách trị mụn bọc nhanh nhất chính là tiêm cortisone hoặc steroid. Các bác sĩ da liễu thường sẽ chỉ định tiêm cho các trường hợp mụn bọc sưng to, viêm nặng và đau nhức nhiều. Bằng việc tiêm cortisone hoặc steroid vào các nốt mụn sẽ giúp giảm viêm ngay lập tức. Các mô bị tổn thương nhanh chóng chữa lành, từ đó các nốt mụn sẽ mau xẹp lại và ít mủ hơn.

      Tiêm cortisone để giảm viêm cấp tốc
      Tiêm cortisone để giảm viêm cấp tốc

      Công nghệ chiếu sáng IPL

      Ngoài các cách trị mụn bọc ở má vừa chia sẻ, trong các trường hợp mụn phát triển tệ hơn thì có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng IPL. Bằng việc sử dụng ánh sáng xung phổ rộng, sẽ làm nóng lỗ chân lông và giúp tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời, công nghệ này còn giúp kích thích tế bào phát triển, chữa lành những tổn thương do mụn gây ra.

      Sử dụng liệu pháp ánh sáng IPL để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn
      Sử dụng liệu pháp ánh sáng IPL để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn

      Liệu pháp laser trị mụn bọc ở 2 bên má

      Tương tự với IPL, laser cũng là phương pháp trị mụn bọc ở má nhanh nhất được các chuyên gia tin cậy sử dụng trong rất nhiều trường hợp. Chùm tia laser được phát ra với nhiều bước sóng khác nhau sẽ tác động vào các lớp bên trong da. Các tế bào hư tổn sẽ bị bốc hơi và đào thải theo hệ bạch huyết. Collagen sẽ được sản xuất nhiều hơn nhằm tăng cường tái tạo mô da, làm đầy những khoảng trống bên trong da, giúp se khít lỗ chân lông và giảm thâm sẹo.

      Áp dụng công nghệ laser thế hệ mới điều trị mụn bọc ở má
      Áp dụng công nghệ laser thế hệ mới điều trị mụn bọc ở má

      Peel da (lột da hóa học)

      Peel da bằng các hoạt chất cũng là phương pháp hỗ trợ trị mụn đang được nhiều phòng khám/spa áp dụng. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ tế bào chết, làm bong lớp sừng để kích thích luân chuyển tế bào. Quá trình này sẽ giúp giảm mụn, giảm viêm và cải thiện các khuyết điểm do mụn gây ra.

      Peel da trị mụn bằng các hoạt chất như BHA, AHA, TCA ở nồng độ cao
      Peel da trị mụn bằng các hoạt chất như BHA, AHA, TCA ở nồng độ cao

      Tiểu phẫu

      Ở cấp độ nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu để loại bỏ dịch mủ vàng bên trong. Tuy nhiên, nếu những ai có cơ địa sẹo lồi thì khi tiểu phẫu có khả năng bị thâm sẹo lớn hơn người có cơ địa bình thường.

      Cần lưu ý điều gì khi điều trị mụn bọc ở má để mụn không lây lan

      Nếu bị mụn, nhất là khi mụn bọc sưng to ở má thì trong quá trình điều trị và chăm sóc da bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau:

      • Vệ sinh da mặt ít nhất 2 lần/ngày bằng sản phẩm phù hợp với da. Nên rửa mặt sạch sẽ sau mỗi lần vận động đổ nhiều mồ hôi.
      • Không chạm tay vào mặt cũng như tự ý nặn mụn tại nhà để tránh mụn bị viêm nặng và để lại sẹo lõm.
      • Không sử dụng kem dưỡng da chứa dầu khoáng hoặc các chất gây tắc nghẽn lỗ chân lông, kích ứng da.
      • Nên sử dụng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời mỗi khi ra đường.
      • Không nên sử dụng các cách trị mụn bọc trên má tự nhiên khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ da liễu.
      • Nên đi theo đúng liệu trình trị mụn được bác sĩ đề xuất và kiên trì ít nhất từ 4-6 tuần để mang đến hiệu quả tốt hơn cho da.
      Cần kiên nhẫn với các liệu trình trị mụn được bác sĩ da liễu đưa ra
      Cần kiên nhẫn với các liệu trình trị mụn được bác sĩ da liễu đưa ra

      TMV Ngọc Dung – Địa chỉ điều trị mụn bọc uy tín, giúp bạn lấy lại làn da mịn màng nhanh chóng

      Như chia sẻ trong bài, để trị mụn bọc ở má nhanh nhất thì có nhiều cách. Nhưng mỗi cách sẽ mang đến các tác động khác nhau cho từng cấp độ mụn. Vì thế, để biết được đâu là cách điều trị phù hợp nhất cho tình trạng mụn của bản thân, bạn cần có sự trợ giúp từ chuyên gia.

      Tại TMV Ngọc Dung, với sự hỗ trợ của thiết bị soi da tân tiến, chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ về mức độ mụn và các vấn đề liên quan đến mụn nhằm đưa ra phương pháp điều trị khoa học nhất. Trong top 9 cách trị mụn ở má bên trên, IPL và laser chính là hai công nghệ được chuyên gia Ngọc Dung ưu tiên sử dụng. Bởi vì hai công nghệ này ít gây tổn thương da, thời gian điều trị ngắn và quá trình phục hồi cũng nhanh hơn so với nhiều phương pháp khác.

      Về công nghệ laser, bộ đôi laser Fractional CO2Nd:YAG chính là chân ái cho rất nhiều trường hợp mụn nhẹ đến nặng, đặc biệt là đối với các tình trạng sẹo rỗ nghiêm trọng. Dựa vào tình hình cụ thể, chuyên gia Ngọc Dung sẽ điều chỉnh tần số cho phù hợp để điều trị đúng mục tiêu, tránh làm tổn thương đến các vùng da xung quanh.

      Lợi ích mà các công nghệ trị mụn này mang lại chính là:

      • Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn
      • Loại bỏ tế bào hư tổn
      • Kích thích tái tạo da trong thời gian ngắn
      • Cải thiện kết cấu da và làn da xỉn màu
      • Hạn chế thâm và sẹo

      Ngoài ra, khi điều trị mụn tại TMV Ngọc Dung, bạn sẽ nhận được chế độ bảo hành tốt nhất. Điều này cho thấy Ngọc Dung luôn có sự cam kết rõ ràng và sẵn sàng xử lý mọi vấn đề có thể xảy ra trong quá trình điều trị giúp bạn tin tưởng và có tâm lý thoải mái hơn.

      Trị mụn bọc, mụn trứng cá bằng công nghệ laser tại TMV Ngọc Dung
      Trị mụn bọc, mụn trứng cá bằng công nghệ laser tại TMV Ngọc Dung

      KẾT

      Có nhiều cách khác nhau để trị mụn bọc ở má. Nhưng trước hết bạn cần xác định nguyên nhân gây nổi mụn và cấp độ mụn. Nếu không hiểu rõ các vấn đề này, hãy nhờ chuyên gia da liễu hỗ trợ để quá trình trị mụn thuận lợi cũng như tránh nhiễm trùng nặng hơn. Bấm *3232, chuyên gia Ngọc Dung sẽ đồng hàng cùng bạn.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232