Mụn ở má rất dễ bị tác động và trở nên trầm trọng hơn nếu không biết cách xử lý. Bởi đây là vị trí có diện tích tiếp xúc với vi khuẩn và ô nhiễm nhiều nhất, nên khả năng viêm nhiễm và phát triển của mụn hai bên má khó được kiểm soát tốt như các khu vực khác. Vậy làm sao để hết mụn má? Điều trị mụn má bằng cách nào là hiệu quả nhất? Chuyên gia Ngọc Dung sẽ mách ngay cho bạn bí quyết trong bài viết này nhé!
Mụn ở má là bị gì?
Mụn trên má cũng tương tự như các loại mụn mọc ở các vị trí khác trên mặt hoặc cơ thể. Tuy nhiên, mức độ có vẻ nghiêm trọng hơn do bề mặt tiếp xúc với môi trường ô nhiễm lớn. Ngoài ra, việc ma sát và một số thói quen xấu cũng có thể tác động dễ dàng lên hai bên má nên có thể làm bùng phát mụn nhanh hơn.
Mụn ở má phổ biến trong tuổi dậy thì, nhưng có thể dai dẳng qua tuổi trưởng thành nếu không điều trị đúng cách. Đây là kết quả của sự “chăm chỉ” quá mức của tuyến dầu, tạo ra nhiều bã nhờn và làm ứ nghẹn ở lỗ chân lông.
Lượng bã nhờn tăng lên nhanh chóng sẽ cản trở quá trình đào thải tế bào chết, làm lỗ chân lông phình to ra. Đây là điều kiện có lợi cho vi khuẩn C.Acnes tấn công và phát triển mạnh mẽ.
Khi bị vi khuẩn tấn công, hệ miễn dịch của da sẽ phát ra tín hiệu phòng thủ, chính là phản ứng viêm. Biểu hiện ra bên ngoài chính là các nốt sưng đỏ. Nếu lượng vi khuẩn nhiều và liên tục phát triển thì mụn sẽ lây lan nhanh với số lượng và kích thước lớn hơn. Vậy mụn ở má có triệu chứng như thế nào và nguyên nhân dẫn đến là gì? Cùng Ngọc Dung tìm hiểu tiếp trong các phần bên dưới nhé.
Triệu chứng mụn ở má
Dù bạn nổi mụn má phải hay má trái thì đều là kết quả việc bã nhờn bị “mắc kẹt” ở lỗ chân lông, tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn gây viêm da. Biểu hiện ra bên ngoài sẽ bao gồm các loại mụn sau:
- Mụn ẩn: Là mụn không viêm, nằm bên dưới da và khó để trông thấy.
- Mụn đầu đen: Là mụn có lỗ chân lông mở, nhân trồi lên bề mặt và có cồi đen nhô lên.
- Mụn đầu trắng: Là mụn trứng cá có lỗ chân lông khép kín, có nhân mụn trắng bên trong, nằm bên dưới da.
- Mụn viêm: Bao gồm các loại mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm đỏ, là những nốt mụn riêng lẻ hoặc mọc thành từng cụm, có thể ăn sâu vào bên trong da, có chứa mủ trắng và gây đau nhức.
- Mụn sẩn: Là những nốt mụn đỏ nhỏ như phát ban, nổi bên trên bề mặt da.
Nguyên nhân bị mụn ở má
Mọc mụn ở má nguyên nhân có thể xuất phát từ yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Chung quy là do tích tụ nhiều bã nhờn ở lỗ chân lông. Nhưng để dẫn đến việc dư thừa dầu trên da thì lại do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến. Các nguyên nhân đó có thể là:
- Rối loạn nội tiết tố: Điển hình là vào tuổi dậy thì, nồng độ hormone androgen có khả năng tăng đột biến, kích thích hoạt động của tuyến dầu và làm bã nhờn di chuyến đến lỗ chân lông nhiều hơn bình thường.
- Chăm sóc da sai cách: Rửa mặt ít hoặc quá nhiều cũng là nguyên nhân nổi mụn ở má. Hoặc chăm sóc da bằng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, chứa nhiều thành phần kích ứng da như hương liệu, cồn, chất tạo màu, paraben, dầu khoáng,…
- Ô nhiễm môi trường: Khói bụi, độ ẩm cao, chất hóa học và vi khuẩn từ môi trường là các tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của da, dẫn đến nổi mụn.
- Trang điểm: Thói quen trang điểm thường xuyên, tạo lớp make up dày cộm và không tẩy rửa sạch ngay sau đó chính là nguồn cơ gây ra mụn ẩn, mụn viêm ở 2 bên má.
- Chế độ ăn: Chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chất béo bão hòa, đường và nhiều loại chất phụ gia sẽ gây ra nhiều vấn đề trên da, trong đó có cả sự phát triển của mụn trứng cá.
- Tiếp xúc nhiều với điện thoại: Điện thoại là vật dụng tích tụ nhiều vi khuẩn nhất mà nhiều người không chú ý đến. Lúc bạn nghe điện thoại chính là thời điểm mà vi khuẩn và bụi bẩn có thể thông qua đó mà lây lan sang da mặt. Hoặc thói quen không rửa tay sau khi dùng điện thoại cũng sẽ khiến vi khuẩn dính vào tay và bám lên da mặt.
- Thói quen chạm tay vào mặt: Ngoài điện thoại, tay cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn và có thể lây sang da mặt bất cứ khi nào.
- Khăn mặt, áo gối bẩn: Đây cũng là những vật dụng yêu thích của vi khuẩn, chúng sẽ ở đó và chờ thời cơ để “nhảy” sang da mặt bạn, phát triển và gây viêm.
Để điều trị mụn ở má hiệu quả, ngoài việc xử lý các nốt mụn đang hoạt động thì loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ cũng vô cùng quan trọng. Nhưng muốn tìm ra nguyên nhân, bạn có thể tìm đến chuyên gia da liễu để được kiểm tra và thực hiện một số bước chẩn đoán lâm sàng để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Hãy điền thông tin liên hệ ở FORM đăng ký bên dưới, Ngọc Dung sẽ đặt lịch hẹn cùng chuyên gia trị mụn giúp bạn:
Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM
tại TMV Ngọc Dung *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
Bị mụn ở má phải làm sao? 11 thói quen và cách trị hiệu quả
Sau khi biết được nguyên nhân nổi mụn ở má, chúng ta mới có thể dễ dàng xây dựng các thói quen tốt để chăm sóc da, cũng như tìm ra cách điều trị mụn bên má một cách khoa học nhất. Hãy cùng Ngọc Dung đi từ những việc đơn giản đến phương pháp chuyên nghiệp nhất để loại bỏ mụn ở má một cách nhanh chóng ngay bây giờ nhé.
Không tự ý nặn mụn ở má
Khi nổi mụn ở má hay bất cứ vị trí nào trên da mặt, nguyên tắc đầu tiên cần nắm chính là tuyệt đối không tự ý nặn mụn tại nhà. Dù là nổi mụn má trái hay má phải thì việc nặn mụn cũng có thể khiến mọi thứ trở nên khó kiểm soát hơn.
Khi nặn mụn không đúng cách sẽ làm mủ tràn ra bề mặt da và vi khuẩn sẽ di chuyển đến các vùng da lân cận. Như vậy, không chỉ không giải quyết được các nốt mụn đang tồn tại, bạn còn vô tình làm xuất hiện thêm nhiều nốt mụn khác. Mụn sẽ nhanh chóng phát triển diện rộng và có thể tạo ra nhiều ổ viêm lớn, tích tụ máu bầm bên dưới da.
Chế độ chăm sóc da phù hợp
Để không bị nổi mụn 2 bên má và cản trở sự phát triển của mụn, bạn cần có một chế độ chăm sóc da mụn khoa học và phù hợp với tình trạng da của mình. Quy trình chăm sóc da mụn cơ bản nhất chính là: Làm sạch da – Cân bằng độ pH – Trị mụn – Dưỡng ẩm – Chống nắng.
Hãy dựa vào tình hình thực tế để tối ưu lại quy trình trên bằng những sản phẩm chăm sóc thích hợp nhất. Vì có rất nhiều trường hợp mụn viêm, việc sử dụng quá nhiều lớp dưỡng da, ngược lại sẽ mang đến tác dụng tiêu cực.
Lưu ý rằng, da mụn rất nhạy cảm với các thành phần dưỡng da, nên bạn cần test thử trước khi sử dụng để tránh mụn nổi nhiều hơn.
Khi bị mụn ở má hãy tránh sử dụng các thành phần sau: dầu khoáng, lanolin, PABA, paraben, sulfate, sodium lauryl sulfate, rượu biến tính,…
Sử dụng sản phẩm thu nhỏ và cải thiện lỗ chân lông
Nổi mụn bên má phải và má trái đều có thể xuất phát từ tình trạng lỗ chân lông to, đổ nhiều dầu. Vì thế, để ngăn ngừa mụn và loại bỏ mụn hiệu quả, bạn cần cải thiện vấn đề lỗ chân lông to.
Cách tốt nhất chính là sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất tiêu sừng như BHA, AHA hoặc PHA. Các chất này có thể phá vỡ liên kết tế bào sừng, giúp đào thải tế bào chết ra bên ngoài và thúc đẩy tăng sinh tế bào mới. Cơ chế này không chỉ thấm hút dầu thừa mà còn giúp lỗ chân lông được thông thoáng và thu nhỏ lại.
Bạn có thể sử dụng BHA, AHA hoặc PHA trong các sản phẩm tẩy trang, sữa rửa mặt, toner, serum hoặc kem dưỡng ẩm. Mỗi sản phẩm đều có công thức và nồng độ khác nhau. Hãy dựa vào mức độ nhạy cảm của da mà lựa chọn sản phẩm cho phù hợp nhé.
Sử dụng sản phẩm có tích hợp khả năng kiềm dầu
Tương tự với cách cải thiện lỗ chân lông, để tránh bị lên mụn ở má, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm trên để loại bỏ dầu thừa và kiểm soát hoạt động của tuyến dầu.
Nếu có làn da nhạy cảm, bạn có thể thử bắt đầu với PHA. Hoặc da khỏe mạnh hơn một chút thì có thể ưu tiên sử dụng AHA với thứ tự từ nhẹ đến mạnh là axit mandelic, axit lactic và axit glycolic.
Nhưng hiệu quả nhất chính là sử dụng sản phẩm có công thức kết hợp AHA với BHA. Hai hoạt chất này sẽ phối hợp nhịp nhàng để làm sạch bề mặt da cũng như vào sâu bên trong để loại sạch tế bào chết, bã nhờn và vi khuẩn.
Tẩy tế bào chết 2 lần/tuần
Một trong những cách trị mụn ẩn 2 bên má tại nhà được chuyên gia khuyến khích duy trì chính là tẩy tế bào chết. Bằng cách này có thể loại sạch tạp chất, dầu thừa và tế bào chết ra khỏi da, giúp lỗ chân lông thông thoáng và tiêu trừ môi trường sống của vi khuẩn.
Thói quen tẩy da chết thường xuyên sẽ kích thích sự phát triển của các tế bào mới, giúp thay thế vị trí các tế bào cũ/tổn thương do mụn. Điều này sẽ hạn chế sừng hóa, tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm mụn ẩn ở dưới da.
Duy trì cuộc sống cân bằng và lành mạnh
Bạn muốn có sức khỏe tốt hãy cân bằng lại lối sống và duy trì các thói quen lành mạnh. Đây cũng chính là công thức để có một làn da đẹp, khỏe và sạch mụn.
Hãy từ bỏ những thói quen độc hại và xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học từ việc ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, vận động thể chất thường xuyên, có nhiều hoạt động giải trí giúp giải tỏa căng thẳng và áp lực. Đặc biệt, không tiếp xúc và sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Mụn nổi ở má có thể đến từ chế độ ăn uống thiếu hoặc thừa dinh dưỡng. Vì thế, bạn hãy xem lại thực đơn và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Để có làn da đẹp và không bị nổi mụn ở trán, má, cằm hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể, thực đơn ăn uống nên có:
- Rau củ quả tươi chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Trái cây mọng nước chứa nhiều vitamin C, E.
- Protein chất lượng đến từ các loại đậu, hạt dinh dưỡng
- Nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt như cá hồi, cá ngừ, cá thu,…
- Các thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi, kali, axit folic,…
- Thực phẩm giàu men vi sinh như sữa chua, nấm Kefir, kombucha, dưa món,…
Phương pháp điều trị bằng thuốc thoa
Nếu mọc mụn ở má trái phải, điều trị bằng thuốc bôi ngoài da chính là lựa chọn hàng đầu. Vì trong các loại thuốc này thường có chứa các thành phần có khả năng giảm viêm, kiểm soát dầu và tiêu sừng. Chúng sẽ giúp giảm vết sưng đỏ, tiêu cồi mụn và loại bỏ mụn một cách tự nhiên nhất.
Nhóm hoạt chất thường dùng trong các loại thuốc bôi trị mụn má là tretinoin, adapalene, tazarotene, benzoyl peroxide, axit salicylic, axit azelaic,… Mỗi sản phẩm sẽ có chiết xuất thành phần và nồng độ khác nhau để phù hợp với từng cấp độ mụn. Bạn cần sử dụng theo chỉ dẫn từ chuyên gia da liễu để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng các loại thuốc bôi trị mụn ở má này.
Điều trị bằng thuốc uống
Bên cạnh thuốc bôi tại chỗ thì dùng thuốc uống cũng là một trong các cách trị mụn ở má được dùng phổ biến. Thông thường, thuốc uống sẽ được dùng để hỗ trợ ức chế viêm ở nhiều tình trạng mụn viêm sưng to, đỏ và có chứa nhiều mủ.
Các loại thuốc thường dùng là doxycycline, minocycline, clindamycin, azithromycin hay isotretinoin. Ngoài các loại thuốc này, trong nhiều phác đồ điều trị mụn ở má còn kết hợp với một số loại thuốc cân bằng nội tiết tố để giảm sự xuất hiện của các nốt mụn viêm.
Sử dụng dược mỹ phẩm để điều trị mụn
Trường hợp nổi mụn nhiều ở má, chuyên gia da liễu thường hướng bệnh nhân của mình điều trị kết hợp với một số loại dược mỹ phẩm. Đây là các sản phẩm có thành phần đặc trị với nồng độ thấp hơn thuốc bôi nhưng sẽ kèm theo một số chất dưỡng da, phục hồi trong đó.
Điều trị mụn bằng dược mỹ phẩm thường kéo dài từ 3-6 tháng cho mỗi liệu trình. Hoặc có thể mất từ 1-2 năm để điều trị dứt điểm. Đây là một biện pháp an toàn cho rất nhiều trường hợp da nhạy cảm cần phối hợp giữa nuôi dưỡng và điều trị.
Áp dụng công nghệ cao để điều trị mụn tại các cơ sở uy tín
Nếu bị mụn hai bên má và điều trị bằng nhiều phương pháp không dứt điểm thì bạn có thể tìm đến một số cơ sở chuyên nghiệp để được điều trị bằng công nghệ cao.
Các công nghệ này có thể giảm vi khuẩn gây mụn, tiêu viêm và làm mờ các vết thâm do mụn để lại. Ưu điểm lớn chính là không gây đau đớn trong quá trình điều trị, mang đến kết quả nhanh chóng và có tỷ lệ tái phát mụn thấp.
Nổi bật trong số các công nghệ trị mụn tiên tiến được các chuyên gia da liễu tin cậy chính là:
- Peel da trị mụn bằng hoạt chất hoạt tính nồng độ cao
- Liệu pháp ánh sáng
- Laser trị mụn
Điều trị mụn dứt điểm, an toàn, không đau, không sưng tại Ngọc Dung
Mụn ở gò má có thể gây đau nhức dữ dội nếu không chứng viêm không được kiểm soát. Ngoài ra, mụn ở má dễ để lại thâm và sẹo hơn các vùng da khác. Do đó, nếu bị mụn ở má, bạn nên tìm đến cơ sở điều trị chuyên nghiệp và uy tín để được chuyên gia kiểm tra và thiết kế phác đồ điều trị phù hợp.
TMV Ngọc Dung chính là một trong những lựa chọn tốt cho chị em khi bị mụn. Vì nơi đây, không chỉ có sự hỗ trợ từ chuyên gia mà còn có hệ thống các công nghệ điều trị tiên tiến nhất được chuyển giao độc quyền từ Hoa kỳ. Các công nghệ này chính là bước đột phá nổi bật trong lĩnh vực điều trị và chăm sóc các vấn đề về da.
Đối với mụn, đặc biệt là mụn ở má, TMV Ngọc Dung tin dùng bộ 3 công nghệ IPL, laser Fractional CO2 và ND:YAG trong điều trị. Bởi đây chính là các công nghệ đã có thể:
- Tác động sâu vào trong da để làm bốc hơi các tế bào tổn thương, loại bỏ vi khuẩn và kiểm soát phản ứng viêm.
- Kích thích tổng hợp collagen, sợi elastin để lấp đầy các khoảng trống bên trong, làm đầy sẹo lõm và xóa mờ thâm sẹo do mụn.
- Kiểm soát tuyến dầu, giảm tích tụ bã nhờn và thu nhỏ lỗ chân lông nhằm hạn chế mụn quay trở lại.
Bên cạnh những hiệu quả mang lại, các công nghệ này còn có các ưu điểm nổi bật như:
- Tác động chính xác lên các mục tiêu cần điều trị.
- Bỏ qua các vùng da khỏe mạnh, hạn chế tổn thương da.
- Không gây đau đớn, không chảy máu, phục hồi nhanh.
- Thời gian cho mỗi lần điều trị ngắn và liệu trình điều trị chỉ kéo dài từ 4-6 buổi tùy vào từng trường hợp.
Những lưu ý khi trị mụn ở má
Bị mụn ở má là tình trạng phổ biến của thanh thiếu niên. Mụn ở khu vực này thường khó điều trị hơn các vị trí khác và nguy cơ để lại sẹo rỗ rất cao. Vì thế, khi bị mụn ở má và trong quá trình điều trị mụn bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cần xác định nguyên nhân bị mụn ở má trước khi lựa chọn phương pháp điều trị.
- Rửa tay thường xuyên, tránh chạm tay vào mặt để không tạo điều kiện cho vi khuẩn lây nhiễm.
- Để tránh nổi mụn ngay má hay các khu vực khác, bạn nên thường xuyên thay và giặt khăn mặt, khăn tắm, áo gối và chăn mền.
- Thường xuyên vệ sinh điện thoại và hạn chế áp điện thoại vào má.
- Khi bị mụn nên hạn chế trang điểm hoặc phải vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên.
- Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học.
- Điều chỉnh thói quen skincare cho phù hợp với tình trạng của da.
- Đến gặp ngay chuyên gia da liễu nếu như mụn ở má có dấu hiệu viêm nặng hơn.
KẾT
Nhìn chung, để điều trị mụn ở má hiệu quả, nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát, việc làm rõ lý do tại sao mụn mọc ở má là điều cần thiết. Từ những nguyên nhân được tìm thấy, chúng ta sẽ đưa ra được biện pháp điều trị, chăm sóc và phòng ngừa phù hợp nhất.
Một khi bị nổi mụn 2 bên má, bạn cần tìm đến bác sĩ da liễu để được điều trị, tránh phát triển thành ổ mụn viêm và để lại sẹo vĩnh viễn. Tùy vào tình trạng mụn cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất dành riêng cho bạn.
Hãy bấm vào HOTLINE *3232 để liên hệ với chuyên gia Ngọc Dung nếu bạn cần thêm thông tin nào liên quan đến các phương pháp điều trị mụn má hoặc các vấn đề liên quan đến chăm sóc da và làm đẹp nhé.