Rụng lông mày có sao không? Cách khắc phục lông mày bị rụng

Lông mày có chức năng chính là bảo vệ mặt khỏi mồ hôi, bụi bẩn và các mảnh vụn li ti. Ngoài ra, lông mày còn là điểm nhấn tạo nên sự hài hòa và cân đối cho những đường nét trên khuôn mặt. Tuy nhiên, nhiều người đang gặp phải tình trạng rụng lông mày, khiến họ mất tự tin và lo lắng về ngoại hình của mình. 

Hiểu được nguyên nhân chính là bước đầu tiên để khắc phục tình trạng lông mày bị rụng. Vậy đó là những nguyên nhân nào? Hãy cùng Ngọc Dung tìm hiểu các nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao lại rụng lông mày? - 9 cách khắc phục lông mày rụng
Tại sao lại rụng lông mày? – 9 cách khắc phục lông mày rụng

Rụng lông mày là bệnh gì?

Rụng lông mày là tình trạng lông mày rụng nhiều hơn bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên chân mày, khiến cho lông mày thưa thớt, đứt đoạn hoặc rụng trụi không còn sợi nào. Rụng lông mày không hẳn là một bệnh lý, nhưng nó sẽ là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. 

Chúng ta nên lưu ý kỹ để kịp thời đưa ra những cách khắc phục lông mày rụng và giải quyết triệt để nguồn cơ của vấn đề này. Bởi vì bị rụng lông mày có thể xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu chất, nên ngoài việc khắc phục lông mày bị rụng thì còn phải bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất của tình trạng này, hãy theo dõi tiếp các phần bên dưới để có đầy đủ thông tin hơn.

Rụng lông mày là bệnh gì?
Rụng lông mày là bệnh gì?
ƯU ĐÃI PHUN MÀY CHẠM HẠT CHỈ TỪ 690k!

Nguyên nhân khiến lông mày dễ rụng

Rụng lông mày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chịu sự tác động của các yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài. Tìm đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng lông mày dễ rụng mới có thể tăng hiệu quả chữa trị. Dưới đây là một số nguyên nhân chính làm lông mày bị rụng mà chúng ta không thể lơ là bỏ qua:

Nguyên nhân từ các bệnh về da

Rụng lông mày ở nam giới và nữ giới thường xuất phát từ các bệnh lý về da, bao gồm:

  • Viêm da tiết bã nhờn: Bệnh này do tuyến dầu hoạt động quá nhiều dẫn đến tăng lượng bã nhờn hoặc có thể do nấm Malassezia gây. Đây là bệnh lý khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát và có thể dẫn đến tình trạng ngứa chân mày, bong tróc và làm lông mày bị rụng.
  • Bệnh chàm: Còn gọi là bệnh viêm da dị ứng, da sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, bị đỏ, chảy nước và ngứa. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của lông tơ, gây ra vấn đề rụng lông mày ở nhiều người. 
  • Bệnh vảy nến: Đây là bệnh rối loạn miễn dịch, xuất hiện nhiều mảng da đỏ, bong vảy và ảnh hưởng đến nang lông, ức chế sự mọc lại của tóc hoặc lông mày.
  • Nhiễm trùng da, nấm: Một số loại nhiễm trùng bên ngoài da như bệnh phong, viêm nang lông, giời leo cũng có thể tấn công nang lông và dẫn đến rụng chân mày.

Nguyên nhân do nội tiết tố

Ngoài các bệnh lý về da, nguyên nhân rụng lông mày còn đến từ bên trong, cụ thể là rối loạn nội tiết tố. Có 3 giai đoạn nội tiết tố mất cân bằng nhiều nhất, có thể dẫn đến tình trạng lông mày bị rụng nhiều chính là:

  • Suy giáp: Khi chức năng tuyến giáp bị ảnh hưởng, hoạt động kém hiệu quả thì cơ thể sẽ sản xuất ít hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxine) hơn nhu cầu. Kết quả là làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác trong cơ thể, trong đó có sự phát triển của tóc và lông mày. Triệu chứng thường gặp nhất chính là rụng lông mày ở viền ngoài; lông mày bị mỏng và thưa; lông mày, giòn dễ gãy rụng; lông mày mọc chậm.
  • Cường giáp: Trái với bệnh suy giáp, cường giáp sẽ làm cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (liothyronin và levothyroxin) tạo ra nhiều rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Căn bệnh này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lông và tóc, có thể gây ra tình trạng rụng chân mày thường gặp ở nhiều người.
  • Mang thai và mãn kinh: Mang thai và mãn kinh là hai giai đoạn trong cuộc sống của phụ nữ có thể dẫn đến thay đổi nội tiết tố đáng kể. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc và lông mày, dẫn đến rụng lông mày.
Nguyên nhân khiến lông mày dễ rụng
Nguyên nhân khiến lông mày dễ rụng

Nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân làm lông mày rụng vừa nêu, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Căng thẳng: Duy trì trạng thái căng thẳng quá mức thường xuyên có thể làm mất cân bằng hormone, từ đó dẫn đến rụng lông mày ở nam giới và nữ giới.
  • Thiết hụt chất dinh dưỡng: Cơ thể thiếu các chất như vitamin C, E, B12, D, biotin, sắt, omega-3,… cũng có thể gây ra tình trạng rụng chân mày.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng một số loại thuốc hoặc hóa trị cũng có thể là nguyên nhân khiến lông mày bị rụng trụi.
  • Nhổ lông mày quá nhiều: Thói quen dùng nhíp để tỉa lông mày có thể làm tổn thương nang lông và dẫn đến rụng lông mày vĩnh viễn.

Chân mày rụng có mọc lại không?

Tương tự như tóc, lông mày cũng trải qua chu kỳ sinh trưởng tự nhiên bao gồm các giai đoạn mọc, phát triển và rụng. Sau khi rụng, nang lông sẽ tự tái tạo và phát triển những sợi lông mày mới. Do đó, trong trường hợp lông mày rụng tự nhiên hoặc chỉ do tác động nhẹ nhàng từ bên ngoài, miễn sao nang lông không bị tổn thương nghiêm trọng thì khả năng mọc lại cao.

Tuy nhiên, khả năng mọc lại của lông mày có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý như vừa nêu. Thời gian mọc lại của lông mày có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng, tùy vào cơ địa và mức độ rụng. Nếu nang lông tổn thương nhiều hoặc chịu tác động lớn từ các nguyên nhân trên thì khả năng mọc lại ít hoặc sẽ mọc thưa thớt hơn. Đặc biệt các vị trí có sẹo thì lông mày sẽ không thể mọc lại tại đó. 

Chân mày rụng có mọc lại không?
Chân mày rụng có mọc lại không?

Để thúc đẩy quá trình mọc lại của lông mày, cần kiên trì áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp và chăm sóc lông mày đúng cách hơn. Hoặc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến rụng lông mày và nhận tư vấn về phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì có thể liên hệ với chuyên gia/bác sĩ da liễu qua FORM dưới đây:

Rụng lông mày phải làm thế nào để khắc phục?

Mỗi ngày, chúng ta có thể rụng từ 1 đến 5 sợi lông mày. Đây là quá trình thay thế lông mày tự nhiên và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu rụng nhiều hơn con số này và lông mày dần trở nên thưa thớt thì bạn nên tìm kiếm nguyên nhân ngay để điều trị kịp thời. Thế thì chân mày bị rụng phải làm sao? Dưới đây là các cách khắc phục lông mày rụng và phủ kín chân mày thưa mà bạn có thể tham khảo qua:

Minoxidil

Nếu bị rụng lông mày, bạn có thể sử dụng Minoxidil – một loại thuốc bôi điều trị rụng tóc và rụng lông màu. Hoạt chất này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học và có tác dụng kích thích mọc lông mày hiệu quả. Nó thường được sử dụng với nồng độ 2-5% và cho kết quả sau 4-8 tuần sử dụng. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian sử dụng như thế nào thì nên tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ, vì Minoxidil có thể gây kích ứng da, đỏ da và ngứa.

Corticosteroid

Lông mày bị rụng nhiều có thể đến từ các bệnh viêm da nên dùng Corticosteroid (nhóm thuốc chống viêm) cũng là một phương án điều trị hiệu quả mà nhiều bác sĩ da liễu sử dụng. Corticosteroid có thể dùng ở cả dạng tiêm và dạng bôi tùy vào tình trạng thực tế. Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn như teo da, mỏng da, suy giảm chức năng thận thì bạn nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

Rụng lông mày phải làm thế nào để khắc phục?
Rụng lông mày phải làm thế nào để khắc phục?

Châm cứu

Một cách khắc phục lông mày rụng khác mà ít người biết đến chính là châm cứu. Đây là một phương pháp y học cổ truyền, sử dụng các kim nhỏ vô trùng để kích thích các huyệt đạo trên cơ thể. Phương pháp này có thể giúp tăng cường lưu thông máu qua vùng chân mày, thúc đẩy nang lông phát triển và sợi lông mày mọc dày hơn. 

Dầu thầu dầu

Bạn có thể sử dụng dầu thầu dầu để giảm tình trạng rụng lông mày, giúp lông mày mọc nhanh và mượt hơn. Bởi trong dầu thầu dầu có axit ricinoleic, một axit béo có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Nó có thể giảm viêm da dầu và viêm nang lông, tạo điều kiện cho nang lông phát triển. Ngoài ra, dầu thầu dầu có có đặc tính dưỡng ẩm cao, giúp da mềm mại và sợi lông mày phát triển tốt hơn.

Bạn có thể thoa một ít dầu thầu dầu lên vùng chân mày trước khi đi ngủ và rửa sạch lại vào sáng hôm sau. Hiệu quả sử dụng có thể xuất hiện sau 2-4 tháng kiên trì sử dụng.

Dùng dầu thầu dầu để kích thích phát triển nang lông và giúp sợi lông mày mềm mại
Dùng dầu thầu dầu để kích thích phát triển nang lông và giúp sợi lông mày mềm mại

Anthralin

Khi bị rụng lông mày, có thể dùng Anthralin bôi lên da, đây là một hoạt chất chống viêm có trong các sản phẩm dạng kem hoặc thuốc mỡ. Bằng cách này có thể ức chế tình trạng rụng chân mày tạm thời, nhưng bạn cần có một biện pháp đính kèm để duy trì hiệu quả này. 

Lưu ý rằng, Anthralin không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, chỉ sử dụng theo chỉ dẫn từ bác sĩ da liễu. Khi bôi thuốc lên vùng da chân mày cần tránh bôi vào mắt và nên làm sạch da sau một khoảng thời gian bôi thuốc.

Bimatoprost

Bimatoprost là một loại thuốc nhỏ mắt dùng để điều trị chứng cườm nước. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và sử dụng, các chuyên gia phát hiện loại thuốc này có tác dụng kích thích mọc lông mi và làm đen lông mi. Vì thế, họ đã nghiên cứu và ứng dụng loại thuốc này trong việc điều trị rụng lông mày. Thực tế, Bimatoprost có thể kéo dài thời gian mọc trong chu kỳ phát triển của lông mày. Điều này sẽ giúp cho sợi lông mày mọc dài, dày và đậm màu hơn. 

Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ dung dịch Bimatoprost lên vùng lông mày bị rụng 1 lần/ngày và xoa đều vùng da này; hãy kiên trì sử dụng để có được hiệu quả tốt nhất.

Cách khắc phục lông mày rụng bằng Bimatoprost và Anthralin
Cách khắc phục lông mày rụng bằng Bimatoprost và Anthralin

Bổ sung dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin D, biotin, kẽm và sắt có thể cải thiện tình trạng rụng lông mày. Các loại thực phẩm có chứa nhiều những chất dinh dưỡng này bao gồm: rau lá xanh, trái cây, thịt nạc, trứng, cá béo, sữa,… Hãy sáng tạo thực đơn từ những loại thực phẩm này để cơ thể nhận đủ chất và tạo thêm sự phong phú cho bữa ăn, tránh tình trạng ăn không ngon miệng.

Phục hồi cấy ghép lông mày

Nếu lông mày rụng nhiều và không có khả năng mọc lại dù đã sử dụng các phương pháp trên thì bạn có thể nghĩ đến việc cấy lông mày. Đây là phương pháp sử dụng những sợi lông tơ ở các khu vực khác (thường là sau đầu) để cấy vào vùng lông mày bị rụng nhiều. 

Bằng cách này có thể phủ kín lông mày một cách tự nhiên và kéo dài hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật y tế cần được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm cùng những thiết bị hiện đại, nên chi phí thực hiện có thể cao hơn nhiều lần so với các phương pháp khác.

Thực hiện cấy ghép lông mày khi tình trạng rụng lông mày không cải thiện
Thực hiện cấy ghép lông mày khi tình trạng rụng lông mày không cải thiện

Thẩm mỹ phun xăm chân mày

Lông mày dễ rụng hoặc rụng rồi không mọc lại là ảnh hưởng đến diện mạo bên ngoài. Nhưng đừng lo, vì chúng ta có kỹ thuật phun xăm/điêu khắc sẽ cứu vớt lại nhan sắc này. Đây là những kỹ thuật làm đẹp, tuy không mới nhưng càng ngày càng có nhiều điểm phát triển hơn, giúp tạo ra những dáng mày xinh tự nhiên và che phủ các khuyết điểm vốn có. 

Chuyên gia sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng và đưa mực vào da, tạo ra dáng chân mày và màu sắc thật tự nhiên. Các phương pháp này sẽ khắc phục tình trạng lông mày thưa, đứt đoạn do bị rụng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tùy vào nhu cầu làm đẹp và sở thích của từng người mà có thể lựa chọn kỹ thuật phun tán bột, phun mày chạm hạt nano, điêu khắc hairstroke hay microblading để thực hiện.

Dù chọn kỹ thuật nào thì điều đầu tiên cần lưu ý chính là lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện. Bởi vì các kỹ thuật này vẫn có độ xâm lấn tối thiểu, nếu không cẩn thận vẫn có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Tại những nơi uy tín, họ sẽ sử dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại và đảm bảo quy trình thực hiện vô trùng nên sẽ giảm thiểu các rủi ro này.

Thêm vào đó, khi thực hiện bởi những người có tay nghề cao, chân mày sẽ tự nhiên và hình dáng đẹp hơn. Màu mực cũng sẽ được phủ đều, không quá đậm cũng không quá nhạt. Kết quả sau khi làm sẽ có hiệu ứng đẹp và bền màu hơn. 

Thẩm mỹ phun xăm chân mày khắc phục khuyết điểm chân mày thưa
Thẩm mỹ phun xăm chân mày khắc phục khuyết điểm chân mày thưa

Nếu đứng giữa hàng trăm lựa chọn, bạn không biết gửi gắm vào đâu thì hãy đến Thẩm mỹ viện Ngọc Dung – địa chỉ phun xăm, điêu khắc chân mày siêu đẹp và tự nhiên mà nhiều khách hàng đã lựa chọn. Với hơn 25 năm phát triển trong ngành thẩm mỹ, Ngọc Dung vẫn luôn tự hào khi có thể làm hài lòng hàng triệu khách hàng mới và cũ bằng những dịch vụ vô cùng chất lượng, trong đó có cả phun xăm thẩm mỹ. 

Hãy đến Ngọc Dung nếu bạn đang đau đầu vì chân mày rụng và thưa nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn tự tin tỏa sáng với diện mạo xinh đẹp hơn chỉ trong tích tắc bằng những kỹ thuật hiện đại nhất.

Hình ảnh chân mày của chị khách trước và sau khi đến TMV Ngọc Dung làm dịch vụ phẩy sợi siêu thực
Hình ảnh chân mày của chị khách trước và sau khi đến TMV Ngọc Dung làm dịch vụ phẩy sợi siêu thực

KẾT

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rụng lông mày và 9 cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể chăm sóc và bảo vệ lông mày của mình tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu tình trạng lông mày rụng nhiều và kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trường hợp bạn muốn dùng phương pháp phun xăm thẩm mỹ để xóa bỏ các khuyết điểm ở chân mày thì có thể tìm đến TMV Ngọc Dung. Đặt lịch hẹn qua hotline *3232 hoặc điền vào FORM trong bài viết, chúng tôi sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

Không có từ khóa nào.

Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí
Gọi điện ngay
Hotline: *3232