Sẹo rỗ là gì? 9 Cách điều trị sẹo rỗ lấy lại vẻ mịn màng làn da

Sẹo rỗ trên mặt là di chứng của mụn trứng cá, thủy đậu, tai nạn,…để lại khi chưa biết chăm sóc da đúng cách. Vậy sẹo rỗ có trị được không, sẹo rỗ nhẹ có hết không? Bài viết này của TMV Ngọc Dung sẽ giúp bạn hiểu rõ ngọn ngành về sẹo rỗ là gì, dấu hiệu mặt bị rỗ, giải đáp thắc mắc sẹo rỗ nhẹ có hết không. Từ đó đưa ra những cách điều trị sẹo rỗ hiệu quả hiện nay nhé!

Sẹo rỗ là gì 9 Cách điều trị sẹo rỗ lấy lại vẻ mịn màng làn da
Sẹo rỗ là gì 9 Cách điều trị sẹo rỗ lấy lại vẻ mịn màng làn da

Sẹo rỗ là gì?

Sẹo rỗ là tình trạng trên da xuất hiện các vết lõm có hình dáng, độ sâu và kích thước khác nhau. Nguyên nhân chính hình thành sẹo rỗ là do tổ chức nguyên bào sợi ở trung bì bị tổn thương và đứt gãy (thường là do mụn hoặc do bị thủy đậu), làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin, từ đó da sẽ khó tái tạo và lấp đầy các vết thương. Vì vậy khi vết thương lành sẽ để lại sẹo rỗ trên da.

bị rỗ mặt
Bị rỗ mặt do tổn thương sau mụn

Phân loại các dạng sẹo rỗ thường gặp hiện nay

Chúng ta đều hiểu chỉ khi nhận diện đúng tình trạng sẹo thì bác sĩ hay chuyên gia da liễu mới đưa ra đúng phác đồ điều trị sẹo rỗ tận gốc hiệu quả. Các loại sẹo rỗ cơ bản sẽ được phân loại ra như sau:

Sẹo chân đáy nhọn (Ice pick scar): Sẹo chân đáy nhọn xuất hiện với hình dạng đặc trưng. Các vết sẹo này có đường kính khoảng 1 – 2mm, thường có độ sâu trên 0.5mm, chân sẹo ẩn sâu trong lớp trung bì và hạ bì. Loại sẹo này thường xuất hiện ở vùng má và vùng cách mũi.

Sẹo rỗ chân vuông (Box scar): Sẹo rỗ chân vuông thường là những vết sẹo lõm hình vuông, chân sẹo tương đối nông, thường có đường kính từ 2 – 4 mm. Nguyên nhân chính hình thành sẹo này là do nặn và điều trị mụn không đúng cách, hoặc do sẹo thủy đậu để lại.

Sẹo hình đáy tròn (Rolling scar): Các vết lõm của sẹo hình đáy tròn có cạnh dốc và nhấp nhô trên bề mặt tạo thành một hình lượn sóng đặc trưng khiến cho da trông kém mịn màng. Thường gặp nhiều ở vùng má dưới và cằm. Bề mặt sẹo nông, với đường kính khoảng 4 – 5 mm.

Sẹo rỗ hỗn hợp: Đây là tình trạng da mặt bị rỗ đặc biệt , xuất hiện đa dạng các loại sẹo rỗ bao gồm đáy nhọn, chân vuông và đáy tròn khiến da trở nên kém mịn màng. Loại sẹo rỗ này thường xuyên xuất hiện ở những người đã từng trải qua rỗ mặt trước đó. Đồng thời là dạng sẹo nặng và khó điều trị nhất, đòi hỏi sự chăm sóc chuyên sâu và các phương pháp điều trị tổng hợp nhằm cải thiện tình trạng da. 

mặt bị sẹo rỗ
Nhận diện các loại sẹo rỗ

 

Nguyên nhân gây sẹo rỗ

Bác sĩ da liễu Jeriel Weitz được hội đồng chứng nhận tại Tập đoàn Da liễu Schweiger (New York) cho rằng “sẹo rỗ là phản ứng viêm của da đáp ứng lại các tổn thương do mụn trứng cá”. Liệu có phải một mình mụn là nguyên nhân chính gây ra sẹo rỗ hay còn có tác nhân nào gây ra mặt rỗ nữa? 

Mụn

Mụn có thể không đáng sợ nhưng hậu quả sau mụn, đặc biệt là sẹo rỗ chắc chắn là nỗi ám ảnh của những người đã và đang điều trị mụn. Ngoài mụn trứng cá, các loại mụn khác như mụn đầu đen, mụn bọc và mụn mủ nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến tổn thương da. 

Trong trường hợp mụn viêm nhiễm nặng vẫn sẽ gây ra sẹo ngay cả khi để mụn tự lành. Mụn bọc thường xuất hiện khi tình trạng viêm nhiễm đã lan sâu vào lỗ chân lông và lớp trung bì gây hư tổn nặng nề cho vùng da bị viêm nhiễm khiến tế bào da bị đứt gãy. Nếu quá trình tái tạo collagen và elastin không đủ hoặc thiếu hụt, có thể dẫn đến tình trạng khiếm khuyết trên da, tạo ra sẹo rỗ.

trị sẹo rỗ tại TMV Ngọc Dung
Mụn đóng vai trò quan trọng tạo ra sẹo rỗ, nhất là trong giai đoạn tuổi dậy thì.

Thủy đậu

Bệnh thủy đậu do virus varicella zoster gây ra thường xuất hiện với các đặc điểm như mụn nước lan rộng trên toàn bộ cơ thể kèm theo cảm giác ngứa và khó chịu. Thường thì bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 3-4 tuần và các nốt thủy đậu sẽ tự khô mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi không được chăm sóc đúng cách thì có thể phải đối mặt với tình trạng sẹo rỗ sau khi khỏi thủy đậu.

Nguyên nhân chính gây ra sẹo rỗ từ bệnh thủy đậu thường bắt nguồn từ việc da bị tổn thương do gãi quá mạnh vào các mụn nước, làm vỡ chúng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng nhiễm trùng da có thể biến các mụn nước thành mụn mủ đóng góp vào khả năng để lại sẹo. Đây có thể coi là một trong những di chứng phổ biến của bệnh thủy đậu và thường thấy các nốt mụn nước tập trung ở các vùng như mặt, chân, tay, lưng, ngực. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh thường trải qua cảm giác rát, ngứa. Sau đó, da sẽ khô lại, tạo ra vảy và bong tróc để lại nhiều vết thâm trên làn da.

trị sẹo rỗ Ngọc Dung
Sẹo rỗ từ bệnh thủy đậu thường mọc rải rác, không tập trung nhiều,với bề mặt rộng từ 3-8mm.

Tai nạn

Tai nạn là tình huống không thể dự đoán trước đem lại tổn thương trực tiếp cho mỗi người khi đối mặt với nó. Các tình huống tai nạn thường gây ra các vết lõm trên da hoặc sẹo ví dụ như bị bỏng, trầy xước da do vấp ngã hay các vết thương té xe.  Trong các trường hợp này, cách trị sẹo rỗ thường trở nên khó khăn do các vết thương này thường có kích thước lớn, gây mất cân bằng trong quá trình tái tạo tế bào và sản xuất collagen. 

Phẫu thuật

Dính đến dao kéo thì khó tránh khỏi sẹo, ngay cả mổ nội soi ruột thừa cũng có nguy cơ da rỗ. Phẫu thuật nội soi ruột thừa có thể tạo ra những đường vết trên da do việc tiếp cận và loại bỏ ruột thừa thông qua các mũi dao nội soi. Với kỹ thuật y tế hiện đại, hầu hết sau 2-3 tháng vết sẹo mổ nội soi sẽ dần lành lại. Nhưng nếu xui rủi không lành thì buộc phải cần đến các cách trị sẹo. 

Các nguyên nhân khác

Ngoài các yếu tố được đề cập phía trên, mặt bị sẹo rỗ còn xuất hiện do chăm sóc da không đúng cách, viêm nang lông và áp xe da. Do đó, khi phải đối mặt với các vấn đề về da, bạn cần phải tìm đến các bác sĩ, chuyên gia da liễu để hiểu rõ về các di chứng và hỏi quy trình chăm sóc da đúng cách để giảm thiểu sẹo rỗ. 

trị sẹo rỗ Ngọc Dung beauty
Mật độ sẹo có thể gia tăng nếu bạn không biết cách chăm sóc da đúng cách

Dấu hiệu sẹo rỗ thường gặp

Sẹo rỗ được xác định bởi những vết lõm trên bề mặt da, hình thành khi vùng da bị tổn thương đã phục hồi. Sẹo thường nhỏ hơn vùng tổn thương, không gây ra cảm giác đau nhức hoặc khó chịu, nhưng lại khiến da trở nên lồi lõm, khô nhám và sần sùi.

Trong quá trình mụn phát triển, việc không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tình trạng mụn viêm nặng. Ở giai đoạn này, mụn viêm có bọc mủ và xâm nhập sâu vào lớp hạ bì, phá hủy tế bào da. Tổn thương này có thể kích thích sản xuất enzyme collagenase, một enzym có khả năng phân giải collagen và giảm lượng collagen dưới bề mặt da. Kết quả, sau khi vết thương do mụn lành, sẹo rỗ nhẹ được hình thành. Vị trí xuất hiện sẹo rỗ phụ thuộc vào vùng da bị tổn thương, nhưng phổ biến nhất là ở các khu vực như má và cằm, nơi thường xuyên bị mụn viêm tác động.

Mặc dù sẹo rỗ có thể xuất hiện ở mọi người, nhưng khả năng xuất hiện của chúng cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Những người ít có khả năng bị sẹo hơn có thể yên tâm hơn khi mụn viêm xuất hiện, không cần quá lo lắng về khả năng hình thành các loại sẹo rỗ.

Các vị trí sẹo bị rỗ trên da mặt phổ biến

Ở mọi vị trí trên cơ thể đều có nguy cơ bị sẹo rỗ. Tuy nhiên vùng da mặt dễ bị rỗ nhất bởi da mặt khá mỏng, nhạy cảm hơn các vùng da khác nên rất dễ tổn thương. Chỉ một phút lơ là thì sẽ bị rỗ mặt. 

Ở trên mặt

Thói quen dùng tay tự ý nặn mụn tạo điều kiện thuận lợi cho việc viêm nhiễm. Da trên khuôn mặt là một lớp da mỏng nên khi chúng ta dùng tay để nặn mụn, vi khuẩn và bụi bẩn từ tay có thể dễ dàng tiếp xúc với da, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.  Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do mụn da sẽ bật chế độ tự bảo vệ bằng cách làm dày lớp biểu bì để bảo vệ chính nó khỏi các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Cũng chính cơ chế này có thể khiến cho mụn trở nên sâu hơn và tạo điều kiện cho sự hình thành sẹo rỗ

Ngoài ra khi chị em makeup, thoa kem chống nắng mà không tẩy trang kỹ thì sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn xuất hiện, hoành hành và để lại sẹo.

sẹo rỗ có chữa được không
Không tẩy trang kỹ hay không tẩy tế bào chết thường xuyên thì bụi bẩn, dầu thừa tích tụ dưới da làm tắc nghẽn lỗ chân lông

Ở trên mũi

Mũi là “vùng đất màu mỡ” mà mụn đầu đen li ti rất thích trú ngụ. Cứ ngỡ với kích thước nhỏ thì loại mụn này sẽ không hình thành rỗ nên chúng ta thường bỏ qua. “Nhỏ mà có võ” khi mụn đầu đen xuất hiện ở mũi mà bị nhiễm nặng và không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tăng sản xuất enzyme collagenase. Đây là một enzym có khả năng phân giải và làm giảm lượng collagen dưới bề mặt da. Kết quả, sau quá trình lành, sẹo rỗ có thể xuất hiện.

Da bị sẹo rỗ có tự đầy được không?

Da mặt bị rỗ có chữa được không, có tự đầy được không? Rỗ mặt không thể tự đầy lên. Chức năng chính của sẹo là tạo ra một loại hàng rào che chắn để bảo vệ da khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Sẹo rỗ là sản phẩm của quá trình tái tạo da không đầy đủ vì các nguyên bào sợi bị đứt gãy trong quá trình tổn thương không thể tiếp tục sản xuất collagen.

Bị sẹo rỗ có trị được không?

Với tiến bộ của y học hiện đại, quá trình điều trị sẹo rỗ không còn là thách thức lớn. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình này phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của sẹo. Để có cách trị sẹo rỗ tốt nhất, bạn cần tìm đến các cơ sở trị sẹo uy tin, nơi bạn được thăm khám và đánh giá chính xác tình trạng da, từ đó biết được phương pháp điều trị phù hợp. Hệ thống Thẩm mỹ viện Ngọc Dung là đơn vị thẩm mỹ, chuyên cung cấp các giải pháp chăm sóc da công nghệ cao được chuyển giao công nghệ từ nước ngoài cùng đội ngũ chuyên gia 24 năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp bạn trị dứt điểm sẹo.

>>> Cách trị sẹo rỗ, tăng sinh collagen được các bác sĩ da liễu khuyên dùng sẽ được gửi đến bạn khi để lại thông tin tại đây.

Thời gian thích hợp nhất để điều trị sẹo rỗ hiệu quả

Tôn chỉ cần nhớ khi điều trị sẹo rỗ là không nên hấp tấp mà phải kiên trì theo liệu trình. Theo quan điểm của các bác sĩ, chuyên gia da liễu hàng đầu khuyến nghị nên bắt đầu trị rỗ mặt càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong khoảng độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Trong khoảng thời gian này, da có khả năng tăng sinh collagen mạnh mẽ giúp rút ngắn thời gian và tăng cường hiệu quả của quá trình điều trị. Đối với nhóm độ tuổi trên 35 thì thời gian điều trị có thể kéo dài hơn và quá trình điều trị sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng trường hợp cụ thể sau khi được chẩn đoán và thăm khám.

Da mặt rỗ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống?

Mặt bị rỗ không chỉ là một vấn đề về da mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và tự tin của người bị nó. Những người mang theo những vết sẹo này thường cảm thấy mất tự tin khi phải đối diện với đám đông và có thể cảm thấy kém hấp dẫn với người khác, đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm.

Mặc dù sẹo rỗ không gây đau đớn về thể chất, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tinh thần của người bệnh. Những người có sẹo rỗ có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc, đặc biệt là ở những ngành nghề đòi hỏi ngoại hình như Sale, lễ tân, chăm sóc khách hàng,… Các vết sẹo  thường xuất hiện ở các khu vực dễ nhìn thấy như mặt và trán, làm cho da trở nên không đều và có vẻ thô ráp, tạo ra một cảm giác không thoải mái khi phải đối mặt với ánh nhìn của người khác.

sẹo rỗ nặng
Tự ti, thậm chí stress khi thấy dấu hiệu mặt bị rỗ

Phân loại tình trạng sẹo rỗ trên mặt theo mức độ

Tình trạng da mặt rỗ được phân loại thành ba cấp độ khác nhau như sau:

  • Trong cấp độ nhẹ: Sẹo thường chỉ trở nên rõ ràng khi người khác tiếp xúc gần hoặc khi chạm vào da. Các vết lõm nhẹ chỉ xuất hiện ở một số khu vực trên khuôn mặt, và chúng có thể được che lấp bằng cách sử dụng trang điểm hoặc kem chăm sóc da.
  • Ở cấp độ trung bình. Sẹo trở nên đậm đặc hơn, đặc biệt là hai bên má, và bề mặt da sẽ xuất hiện nhiều vết lõm rõ ràng hơn. Trong trường hợp này, việc che lấp sẹo có thể trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi sự chăm sóc kỹ thuật hơn.
  • Cấp độ nặng: Sẹo chiếm một phần lớn khuôn mặt bao gồm hai bên má, vùng trán, cằm,…. Các vết sẹo lõm sâu xuống bề mặt da khiến việc điều trị sẹo rỗ trở nên phức tạp và đòi hỏi phương pháp chăm sóc đa chiều.

Cách trị sẹo rỗ phổ biến hiện nay

Giữa vô vàn các cách trị da sẹo rỗ nặng thì đâu sẽ là phương pháp phù hợp dành cho bạn. Khám phá ngay các đặc điểm của từng phương pháp điều trị sẹo rỗ dưới đây.

Liệu pháp tạo tổn thương giả vi kim, lăn kim trị sẹo rỗ

Tạo tổn thương giả là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị sẹo rỗ được thể hiện bởi 2 phương pháp chính là lăn kim và vi kim. 

  • Lăn kim là một phương pháp điều trị thẩm mỹ sử dụng các chiếc kim nhỏ được lăn trực tiếp lên bề mặt da, gây ra các tổn thương nhỏ. Mục tiêu của lăn kim là kích thích sản xuất collagen giúp cải thiện tình trạng da như nám, sẹo, hói và nếp nhăn. Phương pháp này mang lại hiệu quả đáng kể sau mỗi buổi điều trị nhưng cũng có thể gây đau hơn so với vi kim do can thiệp sâu hơn.
  • Ngược lại với lăn kim, vi kim sử dụng các kim siêu nhỏ để tác động lên lớp biểu bì da thay thế lớp tế bào cũ. Sau đó, chất dinh dưỡng chiết xuất từ tảo biển, thực vật lên men,….được tiêm vào sâu bên trong da nhằm nuôi dưỡng và tái tạo da. Công nghệ trị sẹo này chủ yếu ở tầng biểu bì da, không gây đau phù hợp với da có sẹo rỗ ở tình trạng nhẹ hoặc trung bình. 

Cả lăn kim và vi kim đều tạo ra các tổn thương giả trên da, kích thích quá trình tự lành thương của cơ thể làm tăng sinh collagen và elastin giúp làm đầy sẹo rỗ. Các tổn thương giả cũng trở thành đường dẫn đưa dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào sâu bên trong da. 

Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) đề xuất rằng việc kết hợp lăn kim với các sản phẩm chứa yếu tố tăng trưởng, vitamin C hoặc PRP sẽ tăng cường hiệu quả của phương pháp lăn kim trị mặt rỗ. Một chuỗi 4 buổi lăn kim, cách nhau khoảng 1 tháng, có thể gia tăng đến 400% sản xuất collagen, giúp tái tạo da hiệu quả. 

sẹo rỗ nhẹ có hết không
Phương pháp lăn kim được đánh giá an toàn đối với làn da sẫm màu, mỏng và nhạy cảm, không gây hại cho da

Chất làm đầy mô mềm/tiêm filler trị sẹo rỗ

Chất làm đầy mô mềm hay còn gọi với cái tên thân thuộc hơn là tiêm filler trị sẹo rỗ. Các chất filler thường có dạng lỏng hoặc gel thường chứa các thành phần như collagen, mỡ tự nhiên tương tự như các chất trong cơ thể. 

Các loại chất filler phổ biến bao gồm:

  • Axit Hyaluronic (HA): Thường được sử dụng để làm đầy và làm đẹp vùng mặt.
  • Canxi Hydroxyapatite (CaHA): Có khả năng tạo ra kết cấu đầy đặn, thích hợp cho việc điều trị sẹo rỗ.
  • Axit Poly-L-Lactic (PLLA): Kích thích tăng sinh collagen, giúp tái tạo cấu trúc da.
  • Chất làm đầy Polymethyl-methacrylate dạng vi cầu (PMMA): Thích hợp cho việc điều trị sẹo rỗ lâu dài.
  • Collagen: Giúp làm đầy và cải thiện độ đàn hồi của da.

Quá trình tiêm filler thực hiện bằng cách đưa chất làm đầy vào lớp trung bì hoặc bì tại vị trí sẹo. Phương pháp này tạo ra sự đầy đặn và đồng đều, mang lại kết quả tức thì. Thời gian hiệu quả của filler thường kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Sau đó chất làm đầy sẽ tự tan và làn da trở về trạng thái trước khi tiêm filler. Tuy nhiên, việc tiêm filler cũng có thể gặp phải các rủi ro và biến chứng nếu không được thực hiện đúng cách. Chất làm đầy không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng có thể gây nguy cơ cho sức khỏe. 

mặt bị rỗ có chữa được không
Axit Hyaluronic và Collagen được đánh giá là an toàn và được sử dụng phổ biến nhất khi trị rỗ mặt

Lột da hóa học/peel da trị sẹo rỗ 

Lột da hóa học hay còn gọi là peel da là một biện pháp phổ biến được áp dụng trong việc điều trị sẹo rỗ. Phương pháp này hoạt động thông qua việc áp dụng hóa chất lên bề mặt da, tạo ra quá trình bong tróc lớp mô da tổn thương.

Chemical peels sử dụng các hợp chất hóa học như alpha hydroxy acid (AHA), beta hydroxy acid (BHA) hoặc acid trichloroacetic (TCA) để kích thích quá trình bong tróc da, thúc đẩy quá trình tái tạo da. Dưới tác động của dung dịch hóa học da bong tróc và kích thích sự phát triển của lớp mô tươi mới bên dưới nhằm tái tạo biểu bì da. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm như làm da trở nên nhạy cảm, khô, và có thể gây dị ứng ở một số người.

Tùy theo kích thước, chiều sâu của sẹo và tình trạng da, chuyên gia da liễu sẽ lựa chọn nồng độ peel phù hợp, tránh gây kích ứng
Tùy theo kích thước, chiều sâu của sẹo và tình trạng da, chuyên gia da liễu sẽ lựa chọn nồng độ peel phù hợp, tránh gây kích ứng

Bấm cắt sẹo (punch excision)

Bấm cắt sẹo là một trong những cách trị sẹo rỗ chân đáy nhọn hiệu quả. Quy trình này được thực hiện bằng cách bác sĩ sử dụng một cây kim nhỏ để cắt các mô sẹo, sau đó sử dụng chỉ để khâu lại vết thương. Nếu kích thước của mô sẹo lớn, bác sĩ có thể quyết định lấy một phần da từ khu vực sau tai để ghép vào vết thương giúp tạo ra một bề mặt da mới và giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo rỗ.

Cũng như mọi phương pháp điều trị sẹo, bấm cắt sẹo cũng đi kèm với một số rủi ro. Một trong những rủi ro đó là sự không đồng nhất về sắc tố da sau quá trình phẫu thuật, làm cho vùng da được điều trị trở nên khác biệt so với các khu vực khác, tạo ra sự không đồng đều màu da.

Bóc tách sẹo

Thủ thuật bóc tách sẹo thường được áp dụng đối với những trường hợp sẹo hình đáy tròn. Phương pháp này có thể được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác như peel da hoặc phẫu thuật. Cơ chế hoạt động của thủ thuật bóc tách sẹo là nới lỏng vùng mô da xung quanh vết sẹo bằng cách sử dụng các đường đâm kim nhiều lần dưới da theo các hướng khác nhau, tạo ra một vết thương mới.

Trong quá trình này, các đường đâm kim được thực hiện theo chuyển động quạt, tạo ra một khu vực da mới được tổ chức lại. Khi vết thương mới này lành lại, nó giúp liên kết vết sẹo và làn da xung quanh, làm cho vết sẹo trở nên ít rõ ràng hơn và phù hợp hơn với làn da bình thường.

Nguyên liệu thiên nhiên

Vitamin E, vitamin A, vitamin B1, vitamin B6 cung cấp năng lượng cho quá trình tái tạo da, kích thích tăng sinh collagen và chống lại tác động của các gốc tự do. Các chất này thường xuất hiện phổ biến ở các nguyên liệu tự nhiên như củ nghệ tươi, bột trà xanh, nha đam,…tốt cho quá trình trị sẹo rỗ. 

Cách trị sẹo rỗ từ các nguyên liệu tự nhiên là khá đơn giản. Bạn chỉ cần xay nhuyễn các thành phần, sau đó áp dụng lên vùng da bị sẹo một cách nhẹ nhàng. Để cho các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da, bạn nên giữ mặt nạ trên da khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, rửa sạch vùng da đó bằng nước. Nếu sử dụng nghệ tươi hoặc bột trà xanh, bạn có thể kết hợp thêm mật ong hoặc nước cốt chanh để tăng cường khả năng chống vi khuẩn và làm dịu da. 

Cách trị rỗ mặt bằng nguyên liệu thiên nhiên đòi hỏi sự kiên nhẫn
Cách trị rỗ mặt bằng nguyên liệu thiên nhiên đòi hỏi sự kiên nhẫn

Mài da

Mài da là một phương pháp điều trị sẹo rỗ mặt mà các bác sĩ thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị cầm tay được gọi là máy mài da. Thiết bị này sẽ tạo ra ma sát trên bề mặt da, loại bỏ các lớp ngoài của da, đặc biệt là những vùng da chứa sẹo rỗ. Vì chỉ tác động lên bề mặt da, và mỗi lần mài da thường mất khoảng 30 – 40 phút nên sẽ không gây đau đớn.

Có ba loại mài da vi điểm phổ biến được sử dụng trong quá trình điều trị sẹo rỗ bao gồm mài da thủy lực, mài da vi điểm với tinh thể kim cương và mài da với tinh thể pha lê. Mỗi loại máy mài da này có những đặc điểm và ưu điểm riêng biệt. Mặc dù phương pháp này không gây đau đớn, nhưng để đạt được kết quả như mong đợi, việc thực hiện mài da vi điểm cần sự kiên trì qua nhiều buổi điều trị. 

Tái tạo bằng laser

Tái tạo da sẹo rỗ bằng laser bao gồm hai loại chính là laser không xâm lấn và laser fractional CO2

  • Laser không xâm lấn, bao gồm các loại như Laser nhuộm xung (PDL), Nd-YAG và ánh sáng xung cường độ cao (IPL), tác động nhẹ nhàng hơn lên da. Phương pháp này giúp kích thích sự tăng trưởng collagen, làm cho da săn chắc hơn.
  • Liệu pháp laser fractional CO2 thực hiện bằng cách sử dụng ánh sáng laser để tập trung vào vùng da bị sẹo rỗ, đốt cháy lớp ngoài cùng của da và kích thích sự phát triển tế bào mới dưới vết sẹo. Kết quả là sau một khoảng thời gian, các vết rỗ giảm nhẹ, làn da trở nên phẳng mịn sau 5 – 7 lần thực hiện. Thời gian giữa mỗi liệu pháp là 4-6 tuần, Tùy thuộc vào loại sẹo và tình trạng da mà tỷ lệ loại bỏ có thể lên đến 90%. So với phương pháp lăn kim, liệu pháp bằng tia laser ít đau hơn, không gây tổn thương da và hoàn toàn không chảy máu.
Laser Fractional CO2 tác động xuyên thấu, phá vỡ mô xơ đáy sẹo
Laser Fractional CO2 tác động xuyên thấu, phá vỡ mô xơ đáy sẹo

Đón đầu xu hướng làm đẹp, công nghệ trị sẹo rỗ Thẩm Mỹ Viện Ngọc Dung bằng Laser Fractional CO2 Plus sẽ giúp chị em lên kế sách “san bằng” sẹo rỗ lâu năm, chỉ cần chị em để lại thông tin tại đây. 

Tiêm meso

Tiêm meso là liệu trình điều trị sẹo rỗ nhẹ có tên khoa học là Mesotherapy. Được phát triển từ những nghiên cứu của bác sĩ người Pháp Michel Pistor vào năm 1952, mục đích ban đầu của Mesotherapy là giảm đau, nhưng ngày nay đã được mở rộng sang trị da mặt rỗ. 

Phương pháp tiêm Mesotherapy sử dụng các mũi kim siêu nhỏ đưa lượng dưỡng chất và axit hyaluronic (HA) vào sâu trong lớp biểu bì và trung bì của da. HA với khả năng giữ nước tốt giúp da ngay lập tức trở nên căng bóng. Bác sĩ có thể thêm vào các thành phần như retinol, hỗn hợp amino acid, vitamin C và khoáng chất tùy thuộc vào tình trạng da của bệnh nhân.

Tiêm meso không chỉ giúp trị sẹo rỗ mà còn có nhiều ứng dụng khác như giảm mụn, kích thích mọc tóc, trẻ hóa da và làm đồng đều màu da. Đặc biệt, nó có khả năng làm trắng da, cung cấp vitamin C và dưỡng chất khác để mang lại làn da sáng hồng, mượt mà và tăng cường sức đề kháng cho da khỏe mạnh. 

Những lưu ý cần biết khi điều trị sẹo rỗ

Nhanh tay lưu lại ngay những điều cần biết trước, trong và sau khi điều trị sẹo rỗ để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Nên điều trị sẹo càng sớm càng tốt

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để điều trị sẹo rỗ trên mặt là bắt đầu chăm sóc da ngay khi bị mụn và sau khi hết mụn càng kỹ càng tốt. Các bác sĩ da liễu nhấn mạnh rằng mức độ tổn thương và thời gian hình thành sẹo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của làn da. 

Đối với sẹo mới, khi chân sẹo còn non và chưa xơ cứng hoàn toàn, quá trình điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệu quả tích cực. Ngược lại, khi vết sẹo đã tồn tại lâu, có cấu trúc xơ cứng và chân sẹo chắc chắn thì việc chữa trị trở nên khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí lớn hơn. 

Các bác sĩ da liễu khuyên cần trị sẹo càng sớm càng tốt
Các bác sĩ da liễu khuyên cần trị sẹo càng sớm càng tốt

Tuân thủ đúng liệu trình điều trị sẹo rỗ

Không có phương pháp chữa sẹo rỗ nào hiệu quả hoàn toàn nếu chúng ta không tuân thủ đúng liệu trình điều trị. Khi xây dựng phác đồ điều trị, bác sĩ đã xem xét tất cả các khía cạnh có lợi và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng da của bạn. Phác đồ này đôi khi sẽ được điều chỉnh sau mỗi cuộc tái khám để đảm bảo hiệu quả tối đa và nhanh chóng. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của sẹo, tốc độ hồi phục của da và sự đáp ứng của mỗi người đối với phương pháp hỗ trợ điều trị, liệu trình có thể kéo dài từ 3-8 buổi. Do vậy bạn cần tái khám đúng hẹn và tuyệt đối không nên tự ý thay đổi phác đồ điều trị của bác sĩ da liễu. 

Lựa chọn phương pháp điều trị sẹo rỗ phù hợp

Với sự phát triển của công nghệ y học, có nhiều phương pháp điều trị sẹo rỗ hiện đại và đa dạng. Trong số các loại sẹo rỗ mà TMV Ngọc Dung chia sẻ phía trên thì sẹo chân đáy nhọn thường được coi là khó chữa hơn so với hai loại khác. Do vậy để “xóa sổ” sẹo khó trị này đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều phương pháp phù hợp.

Để biết tình trạng da mặt rỗ của mình thuộc loại nào, đang ở mức độ nào, bạn cần phải xác định đúng loại sẹo. Do vậy, bạn hãy để lại thông tin tại form dưới đây, chuyên gia da liễu 24 năm kinh nghiệm xử lý hàng ngàn case trị sẹo của Thẩm mỹ viện Ngọc Dung sẽ liên hệ “bắt bài” các loại sẹo rỗ và đưa ra giải pháp phù hợp. 

Kết hợp sản phẩm chăm sóc da và phục hồi da mặt bị rỗ

Sau khi tiến hành điều trị sẹo rỗ, quá trình chăm sóc da đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết quả tối ưu của các phương pháp tái tạo da. Đặc biệt là khi sử dụng các phương pháp tái tạo như laser, lăn kim hay peel da thì việc kết hợp sản phẩm chăm sóc da lại càng quan trọng hơn để duy trì làn da khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình tái tạo.

Đối với làn da dầu nhờn, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt dành cho da dầu, nước tẩy trang dành cho da dầu mụn và kem dưỡng phục hồi da. Đồng thời, có thể kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc uống được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ quá trình tái tạo da từ bên trong.

  • Trong 1-3 ngày đầu sau liệu trình, bạn chỉ nên dùng bông tẩy trang hay bông gòn lau mặt bằng nước muối sinh lý để tránh nhiễm khuẩn và bảo vệ da. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 thì có thể rửa mặt nhẹ nhàng mà không kì cọ hoặc chà xát mạnh để tránh tổn thương da đang trong quá trình phục hồi.
  • Sau 7 ngày, khi da đã bắt đầu hồi phục, bạn có thể chuyển sang sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để giữ cho làn da được làm mới không bị kích thích mạnh. Trong giai đoạn này, việc sử dụng các sản phẩm cấp ẩm và kem chống nắng khi ra ngoài là quan trọng để duy trì độ ẩm và bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV. 
Chăm sóc, phục hồi da mặt bị rỗ dành cho da dầu nhờn
Chăm sóc, phục hồi da mặt bị rỗ dành cho da dầu nhờn

Sử dụng dược mỹ phẩm an toàn

Khi da bị ảnh hưởng bởi sẹo, việc chọn lựa mỹ phẩm cẩn thận là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và không làm tổn thương da thêm. Khi chọn mỹ phẩm, bạn cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ và địa chỉ bán hàng để đảm bảo chất lượng và an toàn. Lựa chọn các sản phẩm tại nhà thuốc đạt chuẩn GPP (Good Pharmacy Practice) là một giải pháp tốt vì các sản phẩm tại đây đều tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng y tế.

Tránh tiếp xúc với ánh nắng

Trong tuần đầu tiên sau điều trị rỗ mặt, bạn nên hạn chế ra đường và tránh sử dụng kem chống nắng. Lúc này, da sau quá trình điều trị còn mỏng và dễ tổn thương hơn nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu không thể tránh khỏi việc ra đường  nên sử dụng viên uống chống nắng và đeo khẩu trang dày để bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực của tia UV. 

Sau 7 ngày, khi da đã bắt đầu ổn định hơn, bạn đã có thể bắt đầu sử dụng kem chống nắng trở lại. Cần thường xuyên sử dụng kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. 

Biện pháp phòng ngừa sẹo rỗ

Sẹo rỗ có chữa được không? Tuy có nhiều phương pháp trị mặt rỗ nhưng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Cần lưu ngay những biện pháp sau để phòng ngừa sẹo rỗ nhé!

Chăm sóc da đúng cách khi bị mụn

Khi phải đối mặt với mụn hãy luôn luôn nhớ là không nên tự ý nặn mụn hoặc cố tình bóc tách nhân mụn. Hành động này có thể dẫn đến nhiều vấn đề và tình trạng không mong muốn. Nặn mụn không đúng cách có thể gây viêm nhiễm, làm tổn thương da và làm tăng nguy cơ phát ban, sưng, và đỏ.

Thay vào đó, để đối phó với mụn một cách đúng đắn bạn cần tẩy trang để loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và trang điểm trên da. Sau đó, hãy rửa mặt kỹ càng để làm sạch da, xông mặt để mở lỗ chân lông. Khi nặn mụn, nên ưu tiên sử dụng tăm bông hoặc que nặn mụn đã được khử trùng. Sau khi nặn mụn cần đắp mặt nạ để làm dịu da, cấp ẩm và giảm nguy cơ sưng và viêm nhiễm.

Đắp mặt nạ sau khi nặn mụn cấp ẩm, làm dịu vùng da vừa tác động
Đắp mặt nạ sau khi nặn mụn cấp ẩm, làm dịu vùng da vừa tác động

Sử dụng kem chống nắng

Việc sử dụng kem chống nắng là một biện pháp quan trọng để bảo vệ da khỏi tác động có hại từ tác nhân môi trường và tia tử ngoại. Khi bạn ra khỏi nhà và tiếp xúc với tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, ô nhiễm không khí và tác động của tia UV, kem chống nắng sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ trên da, ngăn chặn sự tác động của các yếu tố này. Ngay cả khi bạn ở trong nhà ngồi trước màn hình máy tính có ánh sáng xanh thì việc sử dụng kem chống nắng vẫn đặc biệt quan trọng. 

Tẩy tế bào chết

Duy trì sự thoáng khí cho lỗ chân lông là bước quan trọng nằm trong chu trình chăm sóc da để đối phó với tình trạng mụn hiện tại và ngăn chặn việc xuất hiện mụn mới. Sự thoáng khí của lỗ chân lông có thể được đảm bảo thông qua việc sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Sữa rửa mặt chứa các thành phần như axit alpha hydroxy (AHA), axit glycolic, axit beta hydroxy (BHA), axit salicylic cùng với retinol đều có khả năng loại bỏ tế bào chết giúp làm sáng da và kích thích tái tạo tế bào mới. Những thành phần này giúp kiểm soát sự tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn chặn sự hình thành mụn.

Uống thuốc, thoa thuốc theo toa

Nếu sau vài tháng điều trị mụn mà tình trạng không cải thiện, bạn cần ngồi lại với bác sĩ da liễu để đánh giá lại và điều chỉnh kế hoạch điều trị. Kết hợp giữa điều trị mụn bằng đường uống và các loại kem bôi là một chiến lược hiệu quả giúp kiểm soát mụn một cách toàn diện. Vì đôi khi mụn không hẳn là do bụi bẩn, bít tắc lỗ chân lông mà đến từ nội tiết, thay đổi hormone sinh lý bên trong cơ thể hoặc có thể liên quan đến hoạt động của chức năng gan.

Kết hợp đường uống và đường bôi thoa giúp đẩy nhanh quá trình trị mụn
Kết hợp đường uống và đường bôi thoa giúp đẩy nhanh quá trình trị mụn

Trị sẹo rỗ nên ăn gì, kiêng gì?

Muốn đẩy nhanh hiệu quả trị sẹo rỗ trên mặt, bạn cần điểm mặt nhớ tên những thực phẩm cần tránh và cần tích cực bổ sung như sau:

Các loại thực phẩm nên ăn

Chế độ ăn uống và thói quen nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến kết quả của quá trình điều trị. Các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, bông cải xanh, bơ, kiwi và các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, E như khoai lang, diếp cá, đu đủ, hạt các loại đều chứa các dạng dưỡng chất hỗ trợ quan trọng. Vitamin và khoáng chất này giúp kích thích quá trình tăng sinh collagen, có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ đàn hồi và cấu trúc của làn da. Ngoài ra, bạn nên duy trì lượng nước uống đủ 2 lít mỗi ngày không chỉ là biện pháp cấp ẩm hiệu quả cho da mà còn giúp tăng cường quá trình đào thải độc tố và duy trì độ ẩm tự nhiên của làn da. 

Thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm dù tốt cho sức khỏe tổng thể nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành của sẹo rỗ. Đầu tiên phải nhắc đến các món ăn làm từ nếp như bánh chưng, xôi, bánh tét có thể làm tăng khả năng sưng viêm của sẹo. Tiếp đến là các loại rau xanh như rau muống, rau ngót, rau dền. Mặc dù giàu vitamin và khoáng chất nhưng các loại rau này có thể làm tình trạng sẹo nghiêm trọng hơn nên cũng cần được hạn chế. Hơn nữa, các loại hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ghẹ, ốc cũng không nên ăn nhiều. Các loại hải sản này có thể làm cho sẹo trở nên rộng hơn và khó lành.

Trị sẹo rỗ nên ăn gì, kiêng gì
Không ăn đồ nếp khi điều trị sẹo rỗ

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về sẹo rỗ là gì, những cách trị sẹo rỗ mặt bằng công nghệ tiên tiến được ưa chuộng nhất hiện nay. Nếu bạn cũng gặp tình trạng sẹo rỗ như bài viết này, hãy để TMV Ngọc Dung kết thúc cơn ác mộng của sẹo rỗ với công nghệ trị sẹo hiện đại loại bỏ 90% sẹo rỗ, làn da trở nên sáng mướt mịn, khôi phục tự tin. Tận hưởng sự tái tạo da sáng khỏe, gương mặt trẻ trung đầy sức sống mà không cần phải đau đớn với các liệu pháp dân gian. Đặc biệt, tiết kiệm thời gian và túi tiền, mang lại hiệu quả như ý. Với 100 ca thực hiện, 99% đều hài lòng. Hãy để Ngọc Dung Beauty Center giúp bạn khắc phục vấn đề da và tái tạo vẻ đẹp tự nhiên của bạn!

Không có từ khóa nào.

Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Tư vấn miễn phí
Gọi điện ngay
Hotline: *3232