Hầu hết chúng ta đều cho rằng muốn giảm cân thì không được ăn nhiều chất béo. Trong khi đó, bơ lại là loại quả có hàm lượng chất béo khá cao. Bởi vậy, nhiều người đặt ra câu hỏi ăn bơ có béo không, ăn bơ có giảm cân không. Vậy sự thật là gì? Hãy cùng TMV Ngọc Dung tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Ăn bơ có béo không? Ăn quả bơ có giúp tăng cân không?
Ăn bơ béo không? Ăn bơ có tăng cân không? Ăn bơ không béo, không tăng cân nếu như ăn một lượng vừa phải, phù hợp với tình hình sức khỏe và thể trạng hiện tại.
Ăn bơ giảm cân hay tăng cân? Ăn bơ không béo mà còn có thể hỗ trợ giảm cân. Trong mỗi 100g quả bơ, chỉ có khoảng 160 calo nhưng lại chứa đựng một kho tàng của các khoáng chất và vitamin quan trọng như Vitamin K, Folate, Vitamin C, Kali và Vitamin E.
Không chỉ đơn giản là thấp calo, bơ còn là một nguồn chất xơ dồi dào và có hàm lượng carb thấp. Mỗi khẩu phần chỉ chứa 9g carbs, trong đó có đến 7g từ chất xơ. Những người theo chế độ ăn Eat Clean thường lựa chọn ăn bơ giảm cân.
Thú vị hơn nữa, chất béo trong bơ thuộc nhóm axit béo không bão hòa đơn, hay Axit Oleic. Chất béo này không chỉ đốt cháy nhanh hơn so với các loại chất béo khác mà còn kích thích tăng tốc độ đốt cháy calo sau khi ăn. Bên cạnh đó, thành phần dưỡng chất như L-Carnitine trong bơ còn giúp chuyển hóa chất béo hiệu quả, thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa.
Ai nên và không nên ăn bơ?
Theo thông tin từ BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM – Cơ sở 3, quả bơ không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn là kho báu dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chứa đầy đủ chất béo, carbohydrate, protein, kali, chất xơ, và nhiều loại vitamin như B, E, C, K, gluxit và các chất khác, bơ có thể cải thiện nhiều khía cạnh của sức khỏe.
Vì vậy bơ được khuyến nghị cho nhiều người, đặc biệt là người đang phân vân ăn bơ có béo không, có nên ăn bơ không.
- Mọi người: Bơ có chứa các chất béo không bão hòa đơn và là một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Các chất béo này có thể giúp duy trì sức khỏe tim mạch và hỗ trợ chức năng não bộ.
- Người ăn chế độ ăn kiêng: Ăn nhiều quả bơ có béo không? Mặc dù có chứa chất béo, nhưng cơ cũng có thể là một phần của chế độ ăn kiêng cân bằng. Bơ cung cấp năng lượng và chất béo có lợi, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và duy trì mức calo hợp lý. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể.
- Người muốn tìm cách giảm cân: Ăn bơ có giảm cân không? Bơ có thể giúp giảm cân nếu được tiêu thụ trong phạm vi calo hàng ngày được kiểm soát. Chất béo không bão hòa đơn trong bơ có thể giúp tăng cường quá trình đốt cháy mỡ và làm bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn.
- Người theo chế độ ăn Eat Clean: Bơ là một phần của chế độ ăn sạch và lành mạnh. Quả bơ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và chất xơ. Người ăn chế độ ăn Eat Clean thường tập trung vào việc tiêu thụ các loại thực phẩm tự nhiên và không chế biến và bơ có thể là một lựa chọn tốt trong danh sách này.
Tuy nhiên bác sĩ Tấn Vũ cũng khuyến cáo, không phải ai cũng ăn được bơ. Đặc biệt có 5 nhóm đối tượng sau nên hạn chế hoặc tránh ăn bơ.
- Phụ nữ đang cho con bú: Việc ăn quá nhiều bơ sau sinh, đang cho con bú có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa và làm cho trẻ nhỏ khó chịu. Bác sĩ khuyến nghị chỉ nên ăn bơ ở mức độ vừa phải để đảm bảo cân đối giữa dinh dưỡng từ bơ và duy trì lượng sữa đủ cho con bú.
- Người bị bệnh đường ruột: Người đau yếu hoặc gặp vấn đề đường ruột nên hạn chế ăn bơ. Đối tượng này chỉ nên tiêu thụ 1/2 quả mỗi ngày để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy.
- Người bị dị ứng: Những người có cơ địa nhạy cảm có thể phản ứng dị ứng sau khi ăn bơ. Các dấu hiệu như buồn nôn, nổi mẩn, đau đầu, khó thở, chóng mặt là biểu hiện của phản ứng dị ứng. Người này cần tránh ăn bơ để ngăn chặn phản ứng dị ứng và đảm bảo sức khỏe.
- Người có vấn đề/bệnh lý liên quan đến gan: Do bơ chứa nhiều collagen, chất này rất tốt để tái tạo da, chống lão hóa. Nhưng với những người bị bệnh gan, ăn quá nhiều bơ, lượng collagen không tiêu hóa hết sẽ tích tụ và gây tổn thương cho gan.
- Người đang sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh: Ngoài vấn đề ăn bơ có béo không, bơ còn có thể tương tác hoặc giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị bệnh. Các thuốc này thường là thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid. Nếu bạn đang tìm hiểu ăn nhiều quả bơ có béo không hay cách ăn bơ giảm cân thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi thêm loại quả này vào thực đơn hàng ngày.
Như vậy có thể thấy bơ tuy có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng tiêu thụ được. Nếu bạn thuộc một trong trường hợp không nên ăn bơ mà đang cần tìm gấp các giải pháp giảm cân nhanh để lấy vóc dáng thì Ngọc Dung Beauty Center sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.
Công nghệ giảm béo công nghệ cao của TMV Ngọc Dung được chuyển giao 100% từ Hoa Kỳ, được FDA công nhận, quy trình thực hiện chuẩn theo Bộ Y tế đã và đang được nhiều chị em lựa chọn với hiệu quả rõ rệt. Hãy để lại thông tin ngay tại đây và trở thành khách hàng tiếp theo trải nghiệm dịch vụ giảm béo công nghệ cao tại TMV Ngọc Dung nhé!
Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM
tại TMV Ngọc Dung *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
Công dụng tuyệt vời của bơ với sức khỏe
Ngoài thắc mắc ăn bơ có béo không hay ăn bơ có giảm cân hay không thì công dụng của quả bơ đối với sức khỏe cũng được đặc biệt quan tâm. Hệ thống Thẩm mỹ viện Ngọc Dung sẽ giúp bạn điểm qua những lợi ích khi ăn bơ nhé!
Ăn bơ có tăng cân hay không? Ăn bơ giúp duy trì cân nặng
Theo dữ liệu từ Cuộc khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia (NHANES) 2001-2008 cho thấy rằng những người xuyên thêm bơ vào chế độ ăn hàng ngày thường có trọng lượng thấp hơn và ít gặp các vấn đề về chuyển hóa. Do vậy mà bơ là một lựa chọn phù hợp cho một chế độ ăn lành mạnh.
Ăn bơ có tăng cân không? Nếu ăn một lượng vừa đủ, kết hợp với các món ăn khác một cách hợp lý thì không cần phải lo vấn đề này nhé! Hơn nữa chất béo không bão hòa đơn trong bơ còn giúp tăng cường quá trình đốt cháy mỡ. Đồng thời làm bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn. Vì vậy, miễn là bạn tiêu thụ với một lượng hợp lý, bơ chắc chắn có thể là một phần của chế độ ăn kiêng giảm cân hiệu quả.
Ăn bơ giúp no lâu hơn
Chất xơ và chất béo trong bơ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảm giác no lâu, bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn từ dạ dày. Ăn bơ có giảm cân hay không? Sau khi ăn bơ bạn sẽ giảm cảm giác đói, giảm lượng thức ăn tiêu thụ ở các bữa ăn, hỗ trợ giảm cân tốt.
Bơ cũng chứa lượng chất xơ hòa tan đáng kể, chiếm khoảng 25% tổng lượng chất xơ trong nó. Chất xơ hòa tan có khả năng giảm lượng đường trong máu. Đồng thời “nuôi” các lợi khuẩn đường ruột, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Song song đó, chất xơ cũng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày giúp bạn cảm thấy no lâu hơn sau khi ăn.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn bơ trong bữa trưa có thể giảm ham muốn ăn đến 5 giờ sau đó, đặc biệt là trong 3 giờ đầu tiên. Những người tham gia nghiên cứu cũng báo cáo cảm thấy hài lòng hơn 23% sau khi ăn bữa ăn chứa bơ, so với khi họ ăn bữa ăn đối chứng không có bơ. Tất cả những tác động này khiến bơ trở thành một công cụ có giá trị trong việc kiểm soát sự thèm ăn và giảm cân khi tìm hiểu ăn bơ có béo không.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư
Tiến sĩ Frank Lipman từ Bệnh viện Lincoln (Mỹ) đã chỉ ra rằng bơ chứa nhiều dưỡng chất thực vật giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đặc biệt, axit oleic – một axit béo không bão hòa đơn trong quả bơ đã được chứng minh giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Cùng với axit oleic, carotenoid được tìm thấy trong quả bơ cũng là vị cứu tinh trong việc ngừa bệnh ung thư vú, một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ.
Đặc biệt, hợp chất avocatin đặc trưng của bơ đã được kiểm nghiệm và chứng minh có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu. Lutein là một chất carotenoid khác có trong bơ có khả năng giảm làm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Đồng thời cũng làm nhiệm vụ bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa điểm và đục thủy tinh thể. Một thành phần chống ung thư khác trong quả bơ là Glutathione cũng đã được chứng minh giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm họng.
Giảm chứng viêm khớp và loãng xương
Nhiều người nghĩ rằng những người trẻ đang tìm hiểu về ăn bơ có béo không mới ăn bơ. Thực tế, những người ở độ tuổi trung niên, ở giai đoạn lão hóa cũng rất thích ăn bơ bởi bơ giúp ngăn ngừa và làm giảm các bệnh lý về loãng xương.
Vitamin K có trong bơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi, giảm lượng canxi mất đi qua nước tiểu. Với khoảng 25% lượng vitamin K được khuyến nghị hàng ngày. Chỉ một nửa quả bơ có thể đóng góp đáng kể vào sự duy trì mạnh mẽ của xương.
Magiê và kali trong bơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng mật độ khoáng của xương, giảm nguy cơ gãy xương. Để chống lại tình trạng thoái hóa xương, quả bơ sẽ giúp giảm đau đớn, khó chịu và cải thiện khả năng vận động.
Ngoài ra, saponin có trong bơ được xem là có tác động tích cực đến các triệu chứng viêm xương khớp ở đầu gối và hông. Nghiên cứu của Trường Đại học Autonoma de Nuevo Leon (Mexico) chỉ ra rằng chiết xuất từ bơ có thể giảm đau và cứng khớp, những triệu chứng phổ biến của người mắc bệnh viêm xương khớp.
Không dừng lại ở đó, bơ còn là nguồn axit folic (vitamin B9) đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ protein và hỗ trợ sự phát triển cơ bắp. Axit folic cũng có khả năng điều chỉnh hormone như testosterone và hormone tăng trưởng. Vitamin E trong bơ còn cung cấp sức chịu đựng và sức mạnh cơ bắp, thúc đẩy quá trình phục hồi sau khi tập luyện.
Bơ giúp cải thiện chế độ ăn uống tổng thể
Theo một cuộc thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), việc ăn bơ không chỉ là một sự thưởng thức vị ngon mà còn là chìa khóa cho một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh. Những người thường xuyên ăn bơ thường dẫn đầu trong việc duy trì chế độ ăn giàu dưỡng chất với lượng rau quả tiêu thụ cao hơn đáng kể. Cách ăn này giúp duy trì trọng lượng cơ thể ổn định và giảm nguy cơ mắc các chứng rối loạn trao đổi chất đến 50% so với những người không ăn bơ.
Ăn bơ có béo không? Việc ăn bơ mỗi ngày còn ngăn ngừa một số vấn đề bệnh lý khác như béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường. Bởi bơ là một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa và chất xơ, giàu các vitamin, khoáng chất và axit béo không bão hòa có lợi. Do vậy bạn hãy thường xuyên bổ sung bơ vào thực đơn hàng ngày nhé!
Hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm
Bơ chứa nhiều chất chống viêm tự nhiên, bao gồm các chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn. Các chất chống oxy hóa trong bơ, như vitamin C và vitamin E có khả năng giữ gìn sự cân bằng tự nhiên của cơ thể và giúp ngăn chặn sự phá hủy tế bào do các gốc tự do gây ra. Điều này có thể giảm tình trạng viêm nhiễm và giúp hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể.
Ngoài ra, bơ cũng chứa các chất chống vi khuẩn tự nhiên, chẳng hạn như saponin. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng saponin có khả năng có tác động tích cực đến các triệu chứng viêm nhiễm, giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh tâm lý, trầm cảm
Bơ là một nguồn thực phẩm rất giàu folate (vitamin B9). Mỗi cốc bơ cung cấp khoảng 118 microgam folate, tương đương với khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của người trưởng thành. Việc thiếu vitamin B9 có thể làm tăng khả năng mắc trầm cảm và giảm khả năng phản ứng với thuốc chống trầm cảm.
Folate cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Do đó, những bà bầu mới sinh và mong muốn mang thai thường được bác sĩ khuyến khích tiêu thụ nhiều folate hơn.
Ngăn ngừa táo bón
Bơ là một nguồn giàu chất xơ, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột. Chất xơ trong bơ giúp thúc đẩy sự đa dạng của lợi khuẩn đường ruột, làm giảm tình trạng viêm ruột và phòng ngừa táo bón.
Nghiên cứu từ Đại học Illinois năm 2021 cho thấy rằng việc ăn bơ hàng ngày có thể có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe đường ruột. Những người thừa cân tham gia nghiên cứu tiêu thụ 175 gram bơ (nam giới) hoặc 140 gram bơ (nữ giới) mỗi ngày trong 12 tuần đã giảm độ axit mật trong phân và có sự đa dạng lợi khuẩn cao hơn so với nhóm đối chứng. Nồng độ axit mật thấp hơn có ý nghĩa lớn trong việc ngăn chặn viêm ruột và phòng tránh nguy cơ ung thư ruột kết.
Bơ cung cấp nhiều loại vi khuẩn như Faecalibacterium, Lachnospira và Alistipes, tạo ra axit béo chuỗi ngắn. Theo các nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ, axit béo chuỗi ngắn chơi một vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho tế bào ruột kết, đồng thời chống lại ung thư đại trực tràng và bệnh viêm ruột.
Chất xơ trong bơ không chỉ bảo vệ niêm mạc ruột kết mà còn tăng khối lượng và trọng lượng của phân, tăng tốc độ đào thải, giúp nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón. Chế độ ăn uống giàu chất xơ giúp làm chậm tốc độ tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn, yên tâm hơn khi ăn mà không sợ ăn bơ có béo không.
Cân bằng huyết áp
Huyết áp cáo được biết đến là “kẻ giết người thầm lặng”, là dấu hiệu mắc các bệnh lý nguy hiểm mà chúng ta thường không dễ nhận ra. Điều đáng lo ngại là cao huyết áp có thể gây ra nguy cơ đột quỵ, đau tim, thận cùng nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên có một giải pháp tự nhiên và ngon hỗ trợ kiểm soát huyết áp, đó là quả bơ.
Các chuyên gia xác nhận rằng bơ là nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Mỗi quả bơ cung cấp khoảng 28% nhu cầu kali hàng ngày cho cơ thể. Khi kali được tiếp thu thông qua hệ tiêu hóa, nó có khả năng làm giãn các thành mạch máu và tự nhiên kiểm soát huyết áp.
Cách chọn bơ ngon, dẻo, không bị sượng
Chọn được quả bơ ngon, dẻo, không bị sượng là bước quan trọng để tận hưởng hương vị thơm ngon từ quả bơ mà không lo ăn bơ có béo không. Trên thị trường có nhiều loại bơ như bơ sáp, bơ 034, bơ Hass,…Mỗi loại sẽ có đặc trưng riêng, bạn cần nắm rõ những đặc trưng này để chọn được quả bơ ngon.
Bơ sáp được đánh giá cao với thịt dẻo và hương thơm ngon hơn so với bơ thường. Quả bơ sáp có vỏ màu xanh với những chấm vàng lấm tấm và thịt ít xơ. Khi chọn bơ sáp, hãy tránh những quả mềm quanh vùng nắn. Vì đó là dấu hiệu của quả chín ép khi còn non, có thể khiến thịt bơ trở nên đắng. Cuống bơ nên nhỏ, tươi và quả cầm chắc tay. Đối với bơ ăn liền, tránh chọn những quả đụng vào mềm nhũn, có thể dễ bị hỏng bên trong.
Bơ tím thường dài và có hạt nhỏ, khi chín, lắc quả để nghe thấy hạt lăn nhẹ là dấu hiệu của thịt bơ mềm và ngon. Khi mua bạn lắc thử quả bơ, tránh chọn những quả lắc với âm thanh hạt lăn rõ. Vì đó có thể là dấu hiệu của thịt bơ ít và mỏng.
Cách ăn bơ giảm cân ngon, an toàn, khoa học
Sau khi đã hiểu hết về ăn bơ có béo không, ăn bơ tăng cân không, tác dụng của quả bơ thì hãy cùng TMV Ngọc Dung tiếp tục khám phá các cách ăn bơ giảm cân ngon. Chỉ với các bước đơn giản bạn sẽ có được món bơ giàu dinh dưỡng, mà không sợ ăn bơ có béo không.
Cách ăn bơ giảm cân cùng sữa chua
Bơ và sữa chua kết hợp với nhau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và vóc dáng của bạn. Sữa chua có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sinh sản hormone giảm sự thèm ăn. Ngoài ra, protein cao trong sữa chua giúp đốt cháy calo nhanh chóng và ức chế hormone ghrelin, giảm cảm giác đói.
Cả bơ và sữa chua đều chứa nhiều nhóm vitamin và vi khoáng thiết yếu, giúp nuôi dưỡng da từ bên trong. Kết quả là bạn sẽ không chỉ sở hữu vóc dáng săn chắc mà còn có làn da mịn màng, tươi trẻ khi ăn món ăn này.
Nguyên liệu:
- 1 trái bơ chín
- 1 hộp sữa chua Hy Lạp
- Đá viên (tùy chọn)
Cách chế biến bơ sữa chua không sợ ăn bơ có béo không
- Rửa sơ quả bơ và lột vỏ, sau đó cắt nhỏ phần thịt cho vào ly.
- Dùng muỗng dầm nhuyễn thịt bơ.
- Cho sữa chua có đường vào ly bơ đã dầm và trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện.
- Trang trí lên mặt bơ dầm với một ít bơ cắt nhỏ và thêm đá nếu muốn.
Ăn bơ có béo không? Cách làm Salad bơ ăn giảm cân
Salad bơ cà chua là một món ăn quen thuộc và phổ biến trong các thực đơn ăn kiêng giảm béo. Nếu như sợ ăn bơ có béo không thì ngoài hai nguyên liệu chính là bơ và cà chua bạn có thể kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau như ức gà, trứng luộc, cá ngừ,…Linh hoạt thay đổi các nguyên liệu để làm mới khẩu vị, không bị nhàm chán khi ăn bơ giảm cân.
Nguyên liệu:
- 1 quả bơ
- 5 quả cà chua bi
- 1 củ hành tây
- 1 quả ớt Đà Lạt
- 1 quả chanh
- Dầu oliu (một ít)
- Rau mùi (một ít)
- Muối (một ít)
Cách chế biến salad bơ cà chua như sau:
- Rửa sạch cà chua, hành tây và ớt Đà Lạt. Lột vỏ bơ riêng.
- Thái đôi cà chua và bơ, sau đó cắt nhỏ vừa miếng.
- Tiếp theo, thái nhỏ ớt và hành tây.
- Trộn cà chua, bơ và ớt trong một bát to, thêm vài giọt chanh. Sau đó, cắt nhỏ rau mùi và cho vào bát.
- Cho muối vào hỗn hợp và trộn đều.
- Cuối cùng, rắc một chút hành tây lên trên để trang trí.
- Sau khi trộn đều, bạn có thể cho salad ra dĩa và rắc thêm một chút hành tây lên trên để tăng thêm hương vị và trang trí theo ý thích.
Sandwich bơ và trứng gà
Muốn có vóc dáng thon gọn thì chúng ta đành phải tạm biệt những món ăn quốc dân bún, phở, xôi,…Các món ăn này rất ngon nhưng cũng rất dễ gây tăng cân vì hàm lượng calo cao, chất béo không tốt. Ngay sau đây, Ngọc Dung Beauty Center sẽ hướng dẫn bạn làm món sandwich bơ trứng siêu đơn giản, ngon miệng và càng không phải sợ ăn bơ có béo không.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món sandwich bơ trứng bao gồm:
- 2 lát Bánh sandwich
- 100g Quả bơ
- 2 quả Trứng: 2 quả
- Gia vị: Muối, hạt tiêu xay, mù tạt vàng, sốt mayonnaise
Cách làm sandwich bơ trứng rất đơn giản:
- Đầu tiên, bạn luộc 2 quả trứng trong nồi khoảng 5 phút cho đến khi chín. Sau đó, bóc vỏ trứng và chỉ sử dụng 1 quả trứng nguyên và 1 lòng trắng trứng.
- Trong khi đợi trứng luộc, bạn có thể bóc vỏ bơ, loại bỏ hạt và cắt bơ thành lát nhỏ.
- Trộn 1 quả trứng nguyên, 1 lòng trắng trứng và bơ đã cắt nhỏ vào một bát. Thêm 1/4 thìa muối, 1/3 thìa hạt tiêu xay, 1.5 thìa sốt mayonnaise và 1 thìa mù tạt vàng. Trộn đều cho trứng và bơ trở nên nhuyễn và kết hợp với nhau.
- Bây giờ, bạn chỉ cần phết hỗn hợp bơ trứng đã trộn lên một mặt của lát sandwich để có thể thưởng thức.
Nếu muốn, bạn có thể kèm theo một ly sữa tươi không đường hoặc sữa hạt. Nếu như bạn vẫn lo sợ rằng ăn bơ có béo không, bạn nên chọn bánh sandwich nguyên cám thay vì bánh sandwich thông thường để bữa sáng trở nên hoàn toàn lành mạnh.
Sinh tố bơ
Nhiều người có quan niệm rằng sinh tố bơ sẽ gây tăng cân do quả bơ giàu chất béo. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác vì loại chất béo trong bơ là chất béo không bão hòa đơn. Đây là một loại chất béo lành mạnh có tác dụng tích cực đến sức khỏe, thậm chí giúp giảm cân. Sinh tố bơ không chỉ dễ uống và dễ làm, mà còn có thể giúp giảm cân hiệu quả và mang lại hương vị ngon miệng.
Để làm sinh tố bơ xoài giảm cân, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 1/2 quả bơ chín
- 100g thịt xoài chín
- 50ml sữa tươi không đường
- 1 bát đá viên
Cách làm rất đơn giản:
- Bạn cắt nhỏ quả bơ và thịt xoài.
- Tiếp theo, cho bơ, xoài, sữa tươi không đường và đá viên vào máy xay sinh tố. Xay cho đến khi hỗn hợp sinh tố trở nên mịn là được.
- Cuối cùng, bạn có thể thưởng thức ngay sinh tố bơ giảm cân vừa hiệu quả vừa ngon miệng.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu được ăn bơ có béo không, ăn bơ giảm cân hay tăng cân và cách ăn bơ giảm cân. Hãy tận dụng tối đa những lợi ích từ quả bơ vào thực đơn hàng ngày để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh nhé.
Nếu bạn đang loay hoay tìm cách giảm cân, giảm béo nhanh nhưng sợ đau, sợ dao kéo thì hãy liên hệ ngay với Ngọc Dung. Công nghệ giảm béo không xâm lấn chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện vóc dáng hiện tại, đảm bảo an toàn. Liên hệ ngay với Ngọc Dung Beauty Center qua hotline *3232 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!