Ăn bún có béo không? Những lưu ý khi ăn bún mà không lo béo

Bún dễ ăn và được một số chị em lựa chọn ăn thay cơm để hạn chế tinh bột giúp giảm béo. Vậy ăn bún có béo không, 100g bún bao nhiêu calo, bún khô bao nhiêu calo. Đừng bỏ lỡ bài viết sau của TMV Ngọc Dung để được giải đáp những thắc mắc này.

Ăn bún có béo không Những lưu ý giúp bạn ăn bún mà không lo béo
Ăn bún có béo không Những lưu ý giúp bạn ăn bún mà không lo béo

Bún làm từ gì? Bún làm từ gạo nếp hay gạo tẻ?

Là món ăn truyền thống của nền ẩm thực Việt, bún được chế biến từ bột gạo tẻ. Bún được chia thành 2 dạng chính là bún tươi và bún khô. Sợi bún thông thường có màu trắng ngà và độ dai vừa phải. Nếu bạn mua bún về có màu trắng tinh, quá dai thì khả năng cao bún đã bị ngâm chất tẩy rửa và thêm hàn the. 

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu chế độ ăn uống lành mạnh, muốn giảm cân nhanh hoặc đơn giản là ăn bún giảm béo thì sợi bún màu tím than đã xuất hiện. Loại bún này được làm từ bột gạo lứt, không chỉ đảm bảo vị ngon mà còn mang lại lợi ích dinh dưỡng. Sự đa dạng này không chỉ làm phong phú thêm bữa ăn mà còn tạo điều kiện cho sự sáng tạo trong ẩm thực.

ăn bún giảm cân
Bún được làm từ gạo tẻ có 2 dạng chính là bún tươi và bún khô

100g bún bao nhiêu calo?

Trên thị trường, hiện đang phổ biến hai loại bún chính là bún tươi và bún khô, mỗi loại mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Ăn bún có béo không? Theo thông tin từ Bộ Y Tế, nếu so sánh giữa 100g bún tươi và 100g bún khô, ta có thể thấy sự khác biệt về lượng calo và chỉ số đường huyết (GI).

100g bún tươi bao nhiêu calo? 100g bún tươi chỉ chứa khoảng 110 calo, mức calo này có thể coi là khá thấp. Ngược lại, trong 100g bún khô có lượng calo là 130, tăng lên một chút so với bún tươi. Mặc dù sự chênh lệch về calo không lớn, nhưng nó cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét đối với những người quan tâm đến lượng calo tiêu thụ hàng ngày hay ăn bún có béo không. 

Bên cạnh calo thì bạn cũng cần lưu ý đến chỉ số đường huyết (GI) – một chỉ số quan trọng đo lường tốc độ tăng đường trong máu sau khi ăn. Bún tươi thường có GI thấp hơn so với bún khô giúp kiểm soát đường huyết và giảm cảm giác đói một cách hiệu quả.

bún có bao nhiêu calo
Cân nhắc lượng calo và chỉ số đường huyết khi tìm hiểu ăn bún có béo không

Ăn bún có béo không? 

Bún được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau từ món khô đến món nước. Vì vậy lượng calo quyết định ăn bún có béo không cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Bún đậu mắm tôm bao nhiêu calo?

Bún đậu mắm tôm là một món ăn phổ biến với sự kết hợp đa dạng giữa bún, đậu, thịt, chả, rau xanh và mắm tôm tạo nên hương vị đặc trưng. Nếu bạn quan tâm đến lượng calo của một suất bún đậu mắm tôm, con số dưới đây có thể là một điều bất ngờ, đặc biệt là đối với những người đang theo đuổi chế độ giảm cân.

Một suất bún đậu mắm tôm trung bình thường bao gồm nhiều thành phần như bún, mắm tôm, rau ăn kèm, thịt luộc, đậu hũ chiên, chả cốm, dồi chiên, và các nguyên liệu khác. Cùng xem lượng calo cụ thể của từng thành phần để biết ăn bún có béo không nhé.

  • 100g bún cung cấp khoảng 110 calo.
  • 100g thịt heo luộc chứa 230 calo.
  • 100g chả cốm chứa 130 calo.
  • 100g đậu hũ chiên chứa khoảng 130 calo.
  • 100g dồi chiên chứa khoảng 160 calo.
  • 1 chén mắm tôm chứa khoảng 22 calo.

Khi cộng tất cả các nguyên liệu lại, một suất bún đậu mắm tôm có thể cung cấp khoảng 700 calo, chưa tính các loại rau ăn kèm. Đây là lượng calo hợp lý cho một bữa ăn.

1 tô bún mắm bao nhiêu calo
Bún đậu mắm tôm

Bún riêu cua bao nhiêu calo?

Bún riêu là một món ăn truyền thống có sự kết hợp tinh tế giữa nước lèo, riêu cua, mắm tôm, các loại rau thơm và nhiều topping huyết heo, đậu hũ, cà chua, tạo nên một hương vị đặc sắc và độc đáo. Đối với những người quan tâm ăn bún có béo không, cần xem xét thành phần trong món bún riêu cua:

  • 100g Bún tươi: 100g calo
  • 100g Đậu phụ: 110 calo.
  • 35g gạch cua gạch cua trong 1 bát bún riêu: 15 calo.
  • 60g Chả hoặc giò trong 1 bát bún riêu: 120 calo.

Các loại rau ăn kèm như giá đỗ, chuối xanh, rau mùi, xà lách đều có hàm lượng calo rất thấp và không đáng kể. Vì vậy, sau khi cộng tổng các thành phần calo trong tô bún riêu, chúng ta có thể tính được rằng một tô bún riêu thông thường sẽ có khoảng 465 calo. 

bún calories
Ăn bún có béo không sẽ phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu của từng tô bún riêu

Bún bò bao nhiêu calo?

Bún bò, món ngon xuất phát từ xứ Huế đã trở thành một phổ biến ở khắp nơi với sự biến tấu đặc sắc theo khẩu vị địa phương. Mặc dù mỗi vùng miền có những điều biến đổi về công thức, sợi bún, nước dùng và rau ăn, nhưng mỗi tô bún bò vẫn giữ được nét đặc trưng riêng biệt.

Với câu hỏi “Ăn bún có béo không?” thì một tô bún bò trung bình có thể được tính dựa trên thành phần cụ thể của món ăn. Nếu 1 tô bún bò bao gồm 150g bún tươi, 100g bắp bò, 50g hành tây, 50g rau muống và nước dùng thì tổng hàm lượng calo sẽ là khoảng 534 calo. Tuy nhiên, nếu thêm vào nhiều bún hay thịt bò hơn thì tổng calo mỗi tô sẽ tăng lên. Nước dùng của bún bò được chế biến từ nước hầm xương có thể chứa nhiều chất béo và cholesterol không có lợi cho người cần kiểm soát cân nặng. Các loại gia vị như đường, hạt nêm, bột ngọt được sử dụng để tăng cường hương vị nhưng chúng là nguồn calo rỗng và không có giá trị dinh dưỡng.

1 tô bún bò bao nhiêu calo
Lượng calo trong bún bò khá cao nên rất dễ tăng cân nếu ăn quá nhiều

1 Suất bún chả bao nhiêu calo?

Bún chả hà nội bao nhiêu calo? Bún chả là một món ngon truyền thống của Hà Nội được chế biến từ bún, thịt heo nướng, và nước mắm, dầu ăn, cùng với rau gia vị. Vậy ăn bún có béo không? Thông thường 1 suất bún chả chứa khoảng 100g bún và 100g thịt heo nướng trung bình sẽ cung cấp khoảng 400 – 500 calo

Dựa vào thông tin cung cấp, một suất bún chả thông thường, chứa khoảng 100g bún và 100g thịt heo nướng, sẽ cung cấp khoảng 400 – 500 calo. Tuy nhiên, hàm lượng calo thực tế có thể biến động tùy thuộc vào lượng dầu mỡ và cách chế biến. 

Việc xác định liệu ăn bún có béo không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trước, trong và sau khi ăn. Nếu thay thế bữa chính bằng bún chả, hàm lượng calo trong một suất có thể thấp hơn so với một bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng thì khả năng ăn bún béo sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều bún chả mà không thay đổi lối sống hoặc vận động ít, có thể dẫn đến việc nạp vào cơ thể một lượng calo cao hơn so với một bữa cơm chính và gây tăng cân.

1 bát bún chả bao nhiêu calo
Ăn bún có béo không? Những người đang giảm cân cần cân nhắc khi ăn bún chả

Calo trong bún hủ tiếu

Bún hủ tiếu là một món ăn xuất phát từ người Triều Châu và Mân Nam đã trở thành một món ăn phổ biến không chỉ tại Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và Singapore. Từ những năm 1950, hủ tiếu đã được giới thiệu và trở nên phổ biến ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. Những quán hủ tiếu trải rộng trên đường phố và những chiếc xe hủ tiếu ở đầu các con hẻm đã trở thành cảnh quen thuộc. Thông thường, hủ tiếu thường là một lựa chọn ăn sáng hoặc tối, ít khi được ăn vào bữa trưa.

Bún bao nhiêu calo? Ăn bún có béo không? Một tô hủ tiếu, có thể chứa đến 650 calo. Với lượng calo này, bạn cần cẩn thận và tính toán về lượng calo còn lại trong ngày để đảm bảo cân nặng và sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, giới hạn calo trong một tô hủ tiếu có thể thay đổi tùy thuộc vào cách chế biến và loại hủ tiếu. Lượng calo trong một số loại hủ tiếu phổ biến có thể kể đến như:

  • Hủ tiếu Nam Vang: mỗi bát khoảng 400 calo 
  • Hủ tiếu thịt heo: mỗi bát khoảng 351 calo
  • Hủ tiếu bò kho: mỗi bát khoảng 538 calo 
  • Hủ tiếu xào: mỗi bát khoảng 646 calo
  • Hủ tiếu mì: mỗi bát khoảng 410 calo
100g bún tươi bao nhiêu calo
Ăn bún có béo không? Bún hủ tiếu ngon nhưng có thể béo nếu ăn quá nhiều

Như vậy có thể thấy lượng calo trong bún đều khá cao, khả năng tăng cân cũng rất cao, trừ khi ăn bún không. Biết ăn bún có béo không chỉ giúp bạn cân nhắc lượng calo nạp vào mỗi ngày, cân đối thực đơn còn để giảm béo, giảm cân phải cần một giải pháp khác. Giải pháp giảm béo đa vùng với công nghệ Ultra Pro nhập khẩu 100% từ Hoa Kỳ, cần giảm vùng nào, giảm được vùng đấy mà không đau, không để lại sẹo. Chỉ cần để lại thông tin, TMV Ngọc Dung sẽ liên hệ ngay tư vấn công nghệ giảm béo không xâm lấn này nhé!

09.04 TRE HOA DA 390K

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 26 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    09.04 TRE HOA DA 390K

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Chế biến thực đơn giảm cân từ bún

      Mở rộng thực đơn với bún mà không lo ăn bún có béo không qua những gợi ý sau đây.

      Ăn bún tươi không sợ mập

      Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng ăn bún tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là với những người quan tâm đến việc duy trì cân nặng mà không lo ăn bún có béo không. 

      Cách làm bún tươi: 

      • Bạn cần 200g bột gạo, 35g bột năng, muối, dầu ăn, và nước lọc.
      • Trộn bột gạo với muối, sau đó thêm nước lọc và nhào đều để tạo hỗn hợp mềm mại.
      • Đậy chặt chậu bằng màng bọc thực phẩm và để nghỉ trong 2 tiếng.
      • Đun khô một chiếc nồi, thêm dầu ăn và bột gạo đã ủ. Hạ lửa và nhồi đều.
      • Bột sẽ trở nên dẻo và không dính. Cho ra mâm và khi nóng, thêm bột năng, nhồi thật kỹ.
      • Để bột nghỉ 30 phút trước khi đổ lần thứ hai.
      • Chuẩn bị nước sôi với dầu ăn. Ép bột vào nước sôi và nấu cho đến khi bún nổi lên.
      • Vớt bún ra và rửa kỹ để không bị nhão.
      • Bún tươi có thể bảo quản được 2-3 ngày trong tủ lạnh sau khi sơ chế.
      • Khi muốn ăn, chỉ cần chần qua nước sôi là có thể sử dụng ngay.
      ăn bún có mập không
      Cách làm bún tươi không lo ăn bún có béo không

      Cách giảm cân bằng bún gạo lứt

      Bún gạo lứt xào nấm rau củ không chỉ là một món ăn ngon miệng mà còn là sự kết hợp tuyệt vời của những nguyên liệu dinh dưỡng. 

      Nguyên liệu cần chuẩn bị làm bún gạo lứt:

      • 100g gạo lứt khô
      • 2 bìa đậu hũ trắng
      • 1 củ cà rốt
      • 1 củ hành tây
      • 50g nấm đùi gà
      • 50g đậu cô ve
      • 1 quả ớt chuông
      • 2 tép tỏi
      • 2 nhánh hành lá
      • 1 nhánh gừng
      • 3 thìa nước tương
      • 1 thìa dầu mè
      • 130ml dầu ăn
      • 1 thìa mè rang

      Cách làm bún gạo lứt:

      • Lột vỏ và cắt hành tây thành lát mỏng. 
      • Tước sơ hai bên đậu que, rửa sạch, cắt thành những khúc vừa ăn.
      • Cắt bỏ cuống và hạt ớt chuông, cắt sợi mỏng. 
      • Rửa sạch nấm đùi gà và cắt thành lát mỏng. 
      • Cà rốt cũng được rửa sạch và cắt sợi nhỏ.
      • Lột vỏ tỏi, băm nhỏ. 
      • Cạo vỏ gừng, rửa sạch và băm nhỏ. 
      • Cắt hành lá thành khúc khoảng 2 lóng tay.
      • Cắt đậu hũ thành miếng vuông nhỏ và chiên vàng trong dầu ăn. Sau đó, vớt ra để nguội và cắt đôi.
      • Trong một nồi, đun nóng 100ml dầu ăn chiên đậu hũ cho đến khi vàng đều.
      • Trong một nồi khác, đun sôi 300ml nước. Khi nước sôi, thả bún gạo lứt khô vào và luộc trong khoảng 6 – 8 phút cho bún mềm. Vớt bún ra thau nước lạnh để bún nguội, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
      • Trên chảo mới, thêm 30ml dầu ăn, đun nóng và cho tỏi và gừng băm vào xào thơm. Tiếp theo, thêm hành tây và đảo đều trong 2 phút cho hành chín.
      • Thêm cà rốt, nấm đùi gà, nêm 1/4 muỗng cà phê muối và đảo đều cho cà rốt và nấm chín. Sau đó, thêm đậu que, ớt chuông và xào đều.
      • Nêm thêm 2 thìa nước tương, 1 thìa dầu mè và cho bún gạo lứt đã trụng vào, nhẹ nhàng đảo đều để bún hấp thụ hương vị.
      • Cuối cùng, thêm hành lá và rắc 1 thìa mè rang lên trên, đảo đều và bạn đã có một đĩa bún gạo lứt xào.
      Với món bún gạo lứt bạn hoàn toàn không phải lo ăn bún có béo không
      Với món bún gạo lứt bạn hoàn toàn không phải lo ăn bún có béo không

      Bún chay với rau củ

      Bún nước lèo chay không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nước dùng chay từ nước dừa, chao tán nhuyễn không chỉ giúp món ăn thêm phong phú vị mà còn tăng cường chất dinh dưỡng.

      Nguyên liệu làm bún chay rau củ:

      • 300ml nước dừa
      • Cà rốt, củ cải trắng, củ sắn, su su
      • Sả, đậu hũ, chả chay, chao, mắm đậu, đường phèn, bột ngọt, muối, dầu ăn.
      • Rau sống
      • Bún

      Cách thực hiện bún chay rau củ: 

      • Rửa sạch, bào vỏ và cắt củ cải, củ sắn, su su, cà rốt thành khúc vừa ăn.
      • Cắt đậu hũ thành miếng vuông, chia thành hai phần: một phần để nấu với củ quả, một phần để chiên.
      • Thái sả, chả chay và chả nấm thành lát mỏng.
      • Đun sôi 3 lít nước, thả củ quả đã chuẩn bị vào nước sôi và hầm cho củ quả mềm.
      • Chiên đậu hũ, chả chay và chả nấm cho vàng giòn.
      • Thêm sả vào nước hầm củ quả.
      • Trong một tô khác, trộn đều nước dừa, đường phèn, muối, bột ngọt, chao tán nhuyễn, mắm đậu. Đun nóng hỗn hợp này.
      • Đổ hỗn hợp nước dừa vào nước hầm củ quả.
      • Thêm đậu hũ vào nước dùng, nêm lại gia vị nếu cần và nấu thêm 5 phút.
      • Đặt bún trong tô, sắp xếp đậu hũ chiên, chả chay, chả nấm. Chan nước lèo củ quả lên tô. Thêm rau sống ăn kèm theo sở thích cá nhân. Thưởng thức ngay khi nóng hổi.
      Bún nước lèo chay không chỉ ngon miệng mà còn là một bữa ăn chay giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
      Bún nước lèo chay không chỉ ngon miệng mà còn là một bữa ăn chay giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

      Đối tượng nào không nên ăn bún?

      Bún mặc dù là một món ăn phổ biến và ngon miệng, nhưng không phải ai cũng nên ăn, đặc biệt là những nhóm người sau:

      • Người bị bệnh đại tràng và dạ dày: Bún được làm từ bột gạo ngâm nước khoảng một ngày để bột nở, chứa đựng tinh bột trong quá trình lên men. Đối với những người có vấn đề về dạ dày, quá trình lên men này có thể gây ra những vấn đề như đầy hơi, chướng bụng, và khó tiêu. Người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng nên hạn chế ăn bún.
      • Trẻ nhỏ: Mặc dù bún là một lựa chọn phổ biến cho trẻ nhỏ do dễ ăn và chế biến, nhưng một số nhà sản xuất có thể sử dụng hóa chất trong quá trình chế biến bún. Bún không chất lượng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, vì vậy, tốt nhất là không cho trẻ nhỏ ăn bún quá sớm hoặc hạn chế mức độ tiêu thụ.
      • Người đang ốm sốt: Trong tình trạng ốm và sốt, ăn bún có thể gây lạnh bụng, khó tiêu, đi ngoài. Khi ốm, bạn nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đậu xanh, cháo thịt, súp,…nhắm giảm áp lực cho đường tiêu hóa.
      • Phụ nữ sau sinh: Bún được làm từ gạo ngâm nở chua và có thể chứa hóa chất từ quá trình chế biến. Những chất này có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của người mẹ và bé. Việc tập trung vào chế độ ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa là quan trọng sau khi sinh nở.

      >> Xem thêm: Ăn cháo có béo không? 1 Bát cháo bao nhiêu calo?

      Những lưu ý khi ăn bún không lo ăn bún có béo không

      Ăn bún sẽ tốt nếu như bạn lưu ngay những ý sau để không lo ăn bún có béo không.

      Thời điểm ăn bún thích hợp

      Thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức bún là vào buổi sáng hoặc các bữa phụ trong ngày. Bằng cách này, bạn có thể tận dụng lợi ích của bún, một món ăn nhẹ và dễ tiêu hóa để hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn.

      Hạn chế việc ăn bún vào buổi tối là quan trọng để tránh tình trạng đầy bụng, đặc biệt là khi cơ thể có khả năng tiêu hóa kém vào thời điểm này. Buổi tối, cơ thể thường khó hao hết năng lượng dư thừa, dễ dẫn đến sự tích tụ mỡ và tăng cân. 

      Những lưu ý khi ăn bún không lo ăn bún có béo không
      Không nên ăn bún vào buổi tối vì sẽ khó tiêu

      Ăn bún đúng cách

      Để đạt được mục tiêu giảm cân hiệu quả hơn, không lo ăn bún có béo không bạn nên chọn các món ăn kèm có hàm lượng chất xơ và chất dinh dưỡng cao. Những lựa chọn như salad, giá đỗ, cải, tía tô, rau thơm có thể giúp giảm cảm giác đói và duy trì cảm giác no lâu hơn, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

      Quan trọng hơn, cách chế biến cũng đóng vai trò quan trọng. Hạn chế sử dụng nguyên liệu chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, nước tương, nước sốt hay đường có thể giúp kiểm soát lượng calo. Lựa chọn nguồn protein từ thực phẩm như gà, cá cũng hỗ trợ quá trình giảm cân.

      Cuối cùng, thói quen ăn chậm và nhai kỹ cũng đóng vai trò quan trọng. Việc này giúp cơ thể cảm nhận no nhanh hơn và đảm bảo lượng thức ăn nạp vào vừa đủ, tránh tình trạng ăn quá mức gây tăng cân không kiểm soát. 

      Trường hợp cân nặng không nên ăn nhiều bún

      Nhờ vào những thông tin hữu ích trên, bạn có thể tự tin tìm thấy câu trả lời thuyết phục cho nỗi băn khoăn “ăn bún có béo không”. Tuy nhiên, đối với những người có cân nặng lớn như nữ trên 65kg và nam trên 75kg thì không nên áp dụng phương pháp giảm cân chỉ thông qua việc ăn bún. Việc này không chỉ không mang lại hiệu quả như mong đợi mà còn có thể gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng ngất tạm thời. 

      Trên đây là những thông tin TMV Ngọc Dung cung cấp giải đáp thắc mắc bún bao nhiêu calo và ăn bún có béo không. Ngoài lưu ý đến việc ăn bún thì cũng cần quan tâm đến thực đơn dinh dưỡng chung, chế độ luyện tập và cả can thiệp thẩm mỹ nếu muốn đẩy nhanh hiệu quả giảm béo. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với Ngọc Dung Beauty Center để được tư vấn về giải pháp giảm mỡ nhé!

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232