Sự bùng nổ của các hoạt chất trị mụn đã đưa việc điều trị mụn sang một trang mới. Tuy nhiên, điều trị mụn bằng hoạt chất vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khi ít ai hiểu rõ về các thành phần và nguyên lý hoạt động của chúng. Chính vì thế, đã có không ít trường hợp mụn càng trở nên khủng hoảng hơn khi điều trị mụn bằng thành phần hoạt tính.
Để hạn chế tình trạng này, chuyên gia Ngọc Dung sẽ cung cấp một số thông tin về các thành phần trị mụn trong bài viết này. Hy vọng những gì chia sẻ có thể giúp bạn tìm ra được chân ái cho làn da của mình nhé!
Hoạt chất/thành phần trị mụn là gì?
Các hoạt chất trị mụn là chỉ những thành phần hoạt tính có tác dụng đặc trị được dùng trong dược phẩm và mỹ phẩm. Các thành phần này hoạt động ở cấp độ tế bào, có thể tác động đến chu trình sinh hóa của tế bào để loại bỏ các vấn đề liên quan đến mụn.
Như đã biết, mụn là kết quả của tình trạng dư thừa dầu, không đào thải tế bào chết dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi ứ đọng nghiêm trọng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn tấn công và gây viêm nhiễm. Vậy để chữa mụn thành công cần phải loại bỏ tình trạng này. Đó là lý do có sự xuất hiện của các hoạt chất trị mụn.
Nhưng cần dựa vào cơ chế hoạt động, mức độ hoạt tính của các hoạt chất trị mụn và tình trạng mụn cụ thể mới xác định được thành phần nào phù hợp để điều trị.
TOP 10 thành phần/hoạt chất trị mụn hiệu quả, an toàn trong mỹ phẩm
Mụn có nhiều loại, bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn bọc, mụn mủ, mụn sẩn,… Còn nếu xét theo tình trạng da thì chia làm mụn viêm và mụn không viêm. Mỗi loại mụn sẽ tương thích với các hoạt chất trị mụn khác nhau. Dưới đây là top 10 các hoạt chất trị mụn được chuyên gia da liễu khuyến nghị sử dụng:
Benzoyl peroxide
Trong các hoạt chất trị mụn, benzoyl peroxide chính là kẻ thù số 1 của các thể loại mụn trứng cá, mụn sưng viêm. Nó là thành phần không cần kê toa và thường được thêm vào nhiều phác đồ điều trị mụn. Tuy vẫn có khả năng gây kích ứng cho một số làn da nhạy cảm, nhưng so với retinol thì benzoyl peroxide vẫn có tính ổn định hơn.
Như đã biết, các loại vi khuẩn gây mụn như Propionibacterium Acnes thường phát triển trong môi trường kỵ khí và nhiều dầu như lỗ chân lông. Còn cơ chế hoạt động của benzoyl peroxide chính là giải phóng oxy bên trong da để diệt khuẩn và ức chế môi trường sống của vi khuẩn gây mụn.
Nó cũng giúp ngăn chặn tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn gây mụn nên được ưu tiên sử dụng trong các liệu trình điều trị lâu dài.
Hơn nữa, benzoyl peroxide còn có đặc tính tiêu sừng, giúp phân giải bã nhờn và làm thông thoáng lỗ chân lông nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Nó sẽ giúp giảm sừng hóa, giúp nhân mụn mau khô, giảm sưng viêm và mau chóng gom cồi.
Tuy nhiên, benzoyl peroxide thường gây bong tróc, khô da và dễ kích thích da nổi mẩn đỏ, nên nó thường được cộng chung với một số thành phần có tính chất làm dịu và giữ ẩm cho da như niacinamide.
Nồng độ benzoyl peroxide được phép sử dụng trên da là 2.5%, 5.0% và 10.0%. Nhưng với làn da mới bắt đầu chỉ nên dùng nồng độ thấp nhất để tránh gây kích ứng da.
Retinol
Retinol là hoạt chất thuộc nhóm retinoid thế hệ thứ nhất, nên hoạt tính của nó khá mạnh. So với benzoyl peroxide thì sức công phá của retinol trên da rất dữ dội. Nó được xem là hoạt chất vàng trong làng chống lão hóa. Ngoài ra, retinol cũng được các chuyên gia là một trong số ít các hoạt chất trị mụn mang đến nhiều sự cải thiện nhất cho làn da.
Vì hoạt tính mạnh, nên retinol chỉ được khuyến nghị dùng trên làn da mụn ẩn, mụn không viêm. Cơ chế hoạt động của nó chính là tác động vào quá trình luân chuyển tế bào, thúc đẩy tế bào già đi và đổi mới thành các tế bào khỏe mạnh hơn. Nhờ cơ chế này mà retinol sẽ giúp:
- Đẩy mụn lên bề mặt da.
- Giảm kích thước và số lượng của các nốt mụn.
- Làm sạch các nốt mụn ẩn nằm sâu trong da, loại bã nhờn, tế bào chết và se khít lỗ chân lông.
- Khuyến khích tổng hợp collagen và sợi elastin để tái cấu trúc da.
- Trung hòa gốc tự do ở trung bì và hạ bì, giảm sự xuất hiện của các vết thâm sau mụn.
Retinol có tính chất không ổn định, thường bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và nhiệt độ nên rất dễ làm da bị kích ứng. Nếu bạn có làn da nhạy cảm thì nên cân nhắc trước khi sử dụng thành phần này. Hoặc có thể ưu tiên sử dụng retinol công nghệ bọc để làm chậm quá trình giải phóng retinol trên da, giúp các phân tử retinol được đưa đến chính xác mục tiêu cần điều trị.
Do trong quá trình hoạt động, retinol có thể làm bong da, gây mất nước qua biểu bì nên bạn cần chọn routine dưỡng ẩm chất lượng để mau chóng phục hồi hàng rào bảo vệ. Đối với người mới bắt đầu chỉ nên dùng retinol có nồng độ thấp nhất là 0.1%.
Tretinoin
Bên cạnh khả năng chống lão hóa da, tretinoin còn được tin dùng để điều trị mụn trứng cá giai đoạn đầu, ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy vẫn nằm trong nhóm các hoạt chất trị mụn gián tiếp, nhưng tretinoin vẫn có thể làm giảm mức độ viêm nghiêm trọng do mụn gây ra. Đồng thời, nó cũng giúp giảm tổn thương xuống mức thấp nhất.
Tretinoin cũng nằm trong nhóm retinoid thế hệ đầu tiên, nhưng nó có hoạt tính mạnh gấp 20 lần so với retinol. Điều này có nghĩa tretinoin có khả năng gây kích ứng da nhiều hơn retinol rất nhiều. Vì thế, thành phần này chỉ được chỉ định trên nền da khỏe và không bị kích ứng với retinol.
Tretinoin mang đến tác dụng trị mụn nhờ vào các khả năng sau:
- Thúc đẩy quá trình đổi mới biểu bì, rút ngắn thời gian sống của tế bào.
- Đào thải tế bào bị sừng hóa, tế bào chết ra khỏi da và ngăn chặn tắc nghẽn ổ lỗ chân lông.
- Tạo sự thất thoát nước để cuốn trôi bã nhờn dư thừa ra ngoài.
- Tăng lưu thông oxy trong da, tạo môi trường hiếu khí để cản trở sự phát triển của vi khuẩn gây mụn P.acnes.
- Kích thích sản xuất và tổng hợp collagen để điều trị sẹo mụn và chống lão hóa da.
Nồng độ tretinoin dành cho người mới bắt đầu là 0.025%. Dựa vào khả năng dung nạp của da và tốc độ phục hồi để xem xét tăng nồng độ và tần suất sử dụng sao cho phù hợp. Để giảm kích ứng do tretinoin gây ra, chuyên gia thường khuyến khích kết hợp nó với các thành phần như B5 và axit hyaluronic.
Ở trường hợp mụn trứng cá nặng hơn và không đáp ứng các hoạt chất trị mụn khác thì bác sĩ da liễu sẽ kê toa isotretinoin dạng viên nang hoặc viên nén. So với tretinoin thì isotretinoin có tác dụng mạnh hơn và thường mang đến nhiều tác dụng phụ hơn.
Adapalene
Adapalene là một retinoid thế hệ thứ ba, có tác dụng tương tự retinol và tretinoin nhưng có cấu trúc hóa học ổn định hơn nên sẽ ít gây kích ứng cho da. Vì thế nó cũng được xếp vào top các hoạt chất trị mụn nên dùng nhất.
Adapalene cũng hỗ trợ điều trị mụn trứng cá thông qua cơ chế thúc đẩy tái tạo tế bào, để các tế bào mới di chuyển lên bề mặt da thay thế các tế bào chết. Thêm vào đó, adapalene còn giúp biệt hóa keratinocyte (ức chế sự phát triển của keratin), giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa hình thành mụn trứng cá.
Hầu như mọi loại da, kể cả da nhạy cảm đều không gặp vấn đề nghiêm trọng nào khi dùng adapalene trị mụn. Bạn cũng có thể kết hợp thành phần này với các hoạt chất trị mụn khác để tối ưu hiệu quả điều trị.
Axit salicylic (BHA)
Axit salicylic hay BHA là hoạt chất chiết xuất từ vỏ cây liễu, có hoạt tính mạnh và hoạt động ở cấp độ tế bào. Nhờ vào đặc tính tan trong dầu nên BHA cũng là một trong các hoạt chất trị mụn trứng cá được bác sĩ da liễu tin dùng nhất.
Nó sẽ giúp thẩm thấu lượng dầu thừa trên da, kiểm soát hoạt động của tuyến dầu, làm giảm bụi bẩn và vi khuẩn ứ đọng bên trong lỗ chân lông. Cơ chế này sẽ giúp lỗ chân lông se khít và giảm nguy cơ phát triển mụn.
Chức năng chính của BHA chính là tiêu sừng. Nó sẽ giúp làm mềm lớp sừng hóa, nới lỏng liên kết protein của tế bào, từ đó đào thải tế bào già, tế bào chết ra khỏi lỗ chân lông. Quá trình này sẽ kích thích chu trình sinh hóa của tế bào, tái cấu trúc da, cho da tươi sáng và khỏe mạnh hơn.
Tuy BHA không trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, nhưng qua cơ chế giảm sừng hóa, làm sạch lỗ chân lông và chống viêm sẽ giúp giải quyết các nốt mụn cứng đầu, mụn trứng cá và sưng viêm.
Trong quá trình sử dụng, BHA có thể làm đỏ và bong da. Có rất nhiều người lầm tưởng hiện tượng này giống với việc sử dụng rượu thuốc và cho rằng BHA sẽ làm mòn da. Tuy nhiên, đó chỉ là cơ chế tiêu sừng tự nhiên từ BHA, hàng rào bảo vệ da sẽ mau chóng được phục hồi khi các tế bào mới được sản sinh và liên kết với nhau trên bề mặt da.
Trường hợp mụn và da sừng hóa nghiêm trọng thì nồng độ được sử dụng là 4-9%. Tuy nhiên, bạn cần bắt đầu từ con số thấp nhất là 0.5% để da thích nghi với tốc độ hoạt động của BHA. Ở mức chuyên sâu và điều trị tại phòng khám da liễu, nồng độ BHA có thể dùng là 20-30%.
Axit azelaic
Thông thường, các hoạt chất trị mụn không đi riêng lẻ với nhau trong phác đồ điều trị. Các bác sĩ da liễu thường kết hợp một hoặc một vài hoạt chất để tối ưu hiệu quả sử dụng. Đó là lý do Ngọc Dung đề cập đến axit azelaic trong bài viết này. Vì nó được các chuyên gia đánh giá khá cao về hiệu quả điều trị mụn và tính an toàn khi kết hợp với các hoạt chất trị mụn khác.
Axit azelaic có cơ chế hoạt động tương tự với BHA, nhưng nó nằm trong mức ổn định và lành tính do được tổng hợp từ nấm men hoặc ngũ cốc một cách tự nhiên. Thành phần này cũng là “cộng sự” tốt của BHA trong điều trị mụn trứng cá đấy. Nó sẽ giúp hạ nhiệt mọi kích ứng mà BHA có thể gây ra cho da trong quá trình điều trị.
Tác dụng của axit azelaic trong điều trị mụn như sau:
- Cung cấp đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm và sưng đỏ trên da.
- Tác động lên cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí
- Đi sâu vào trong lỗ chân lông để loại bỏ tế bào chết, tăng tốc độ thẩm thấu dưỡng chất cho da.
- Làm chậm tốc độ sừng hóa ở các nốt mụn, giảm thâm và sẹo mụn.
Tuy axit azelaic mang đến hiệu quả chậm hơn các hoạt chất trị mụn khác, nhưng nó là thành phần lý tưởng cho hầu hết mọi loại da. Bạn có thể dùng axit azelaic để kìm hãm sự phát triển của mụn nội tiết ngay trong thai kỳ hoặc trong thời gian cho con bú.
Axit alpha hydroxy (AHA)
Bên cạnh BHA, axit alpha hydroxy hay còn gọi là AHA cũng là axit tự nhiên có đặc tính tẩy tế bào chết được ưa chuộng trong điều trị mụn trứng cá. Chúng đều được chiết xuất từ các loại trái cây như cam, chanh, nho,…
Xét về cấp độ, các AHA sẽ có tính nhẹ nhàng hơn BHA, nên được sử dụng khá phổ biến trong rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên, xét về mức độ tác động thì các AHA chỉ hoạt động tầm nông và xử lý các vấn đề gần bề mặt da. Do đó mà AHA nằm trong nhóm các hoạt chất trị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ và trung bình.
Có 3 dạng AHA được dùng nhiều trong điều trị và chăm sóc da mụn là axit glycolic, axit lactic và axit phytic. Trong đó, axit glycolic là thành phần có cấu tạo phân tử nhỏ nhất, khả năng đi vào da nhanh và sâu nhất nên cũng là gương mặt tiêu biểu trong làng gây kích ứng da.
Nhưng nếu dùng trong sự kiểm soát thì axit glycolic sẽ mang đến hiệu quả trị mụn không ngờ và sẽ càng tốt hơn nếu bạn biết cách kết hợp nó với BHA.
Nếu da đang nhạy cảm, bạn có thể thay thế axit glycolic thành axit lactic hoặc axit phytic. Các hoạt chất trị mụn này đều có cơ chế hoạt động tương tự axit glycolic nhưng sẽ dịu dàng hơn với làn da của bạn.
Ưu điểm khi dùng các AHAs trong trị mụn chính là:
- Giúp phá vỡ liên kết tế bào ở lớp sừng, giúp “tống khứ” tế bào chết ra bên ngoài.
- Giúp giải phóng các comedone (vết sưng nhỏ, sẩn) ra khỏi bề mặt da.
- Giúp làm sạch dầu thừa và giúp thông thoáng lỗ chân lông, làm mất đi môi trường phát triển của vi khuẩn gây mụn.
- Loại bỏ tế bào bị tổn thương ở các nốt mụn, ngăn ngừa sẹo lồi sau mụn.
- Mở đường cho các hoạt chất trị mụn/dưỡng da khác đi vào sâu bên trong da để tối ưu tác dụng của chúng.
Bakuchiol
Nếu da bạn nói không với retinol, thì hãy chọn bakuchiol là biện pháp thay thế. Thành phần này cũng được xếp vào danh sách các hoạt chất trị mụn hiệu quả, đặc biệt là vô cùng an toàn.
Bakuchiol được xem là một retinol tự nhiên, có các đặc tính giống như retinol nhưng lại không cư xử thô bạo với làn da. Nó có chiết xuất từ lá và hạt của Babchi, có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm nên mang đến nhiều tác dụng tích cực cho da mụn. Trong y học cổ truyền, chiết xuất bakuchiol còn được dùng để chữa lành vết thương.
Cơ chế hoạt động điều trị mụn của bakuchiol như sau:
- Giúp bảo vệ hàng rào lipid khỏi stress oxy hóa và viêm nhiễm, ức chế sự phát triển của mụn trứng cá.
- Giảm sản xuất dầu trên da, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, làm sạch ổ mụn để lỗ chân lông thông thoáng.
- Tăng cường hydrat hóa cho da, làm dịu da và giảm kích ứng với các thành dưỡng da khác.
- Kích thích tăng sinh collagen để sửa chữa những DNA bị tổn thương, giúp giảm thâm và liền sẹo.
- Trung hòa và ức chế hoạt động của tế bào tự do để hạn chế hình thành melanin trên da.
Bakuchiol là một gương mặt thân thiện, có tác động nhẹ nhàng trên da nên có thể kết hợp với nhiều thành phần khác. Đặc biệt, khi kết hợp với AHA, BHA hoặc benzoyl peroxide sẽ mang đến hiệu quả cao trong điều trị mụn trứng cá.
Sulfur (Lưu huỳnh)
Sulfur hay còn gọi là lưu hùynh, là thành phần quen thuộc trong điều trị các vấn đề về da như vảy nến, chàm và viêm da cơ địa. Nó cũng nằm trong danh sách các hoạt chất trị mụn trứng cá phổ biến hiện nay.
Sulfur được chứng minh là có tác dụng tiêu sừng, hòa tan các liên kết tế bào, làm bong lớp sừng hóa để giảm tình trạng tắc nghẽn ở lỗ chân lông. Đồng thời, sulfur giúp vô hiệu hóa vi khuẩn gây mụn, ngăn chặn sự phát triển của P.acnes để kiểm soát mụn trứng cá. Cuối cùng, nó giúp hấp thụ dầu thừa trên bề mặt da, ức chế nguồn sống của các vi khuẩn này.
Ngoài ra, sulfur cũng sẽ giúp làm mờ sẹo thâm sau mụn. Nó sẽ thúc đẩy tái tạo da, loại bỏ tế bào tổn thương và chữa lành những vết thâm theo thời gian.
Tinh dầu tràm trà (Tea tree oil)
Trong y học cổ truyền, dầu cây trà được tin dùng như một chất chống nấm men, kháng khuẩn, kháng viêm và sát trùng. Nó giúp chữa lành các vết thương, điều trị nhiễm trùng da và một số bệnh lý về da.
Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, dầu tràm trà cũng có thể chống lại vi khuẩn mụn Cutibacteria Acnes. Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm nên dầu tràm trà có thể giảm tình trạng viêm mãn tính, giúp kiểm soát và ngăn ngừa sự phát triển của mụn trứng cá.
Ngoài ra, dầu tràm trà trong một số công thức đặc biệt còn giúp giữ ẩm cho làn da. Nó sẽ giảm kích ứng do mụn gây ra và hạn chế tình trạng da bị khô do sử dụng hoạt chất mạnh.
Nhìn chung, các hoạt chất trị mụn này đều dựa vào cơ chế hình thành mụn để phát huy tác dụng điều trị mụn của chúng. Dựa vào cách thức hoạt động chúng ta có thể chia thành 2 nhóm là tiêu mụn và diệt mụn. Tức sẽ có những thành phần trị mụn trực tiếp bằng cách diệt khuẩn. Nhưng cũng có thành phần gián tiếp điều trị mụn thông qua việc làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết và kiểm soát bã nhờn.
Dù là hình thức nào, thì mỗi hoạt chất đều chỉ mang đến hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Dựa vào loại mụn và tình trạng da mới có thể xác định hoạt chất phù hợp nhất. Do đó, bạn nên đến gặp chuyên gia để được tư vấn hơn về vấn đề này. Chuyên gia sẽ giúp bạn tìm ra hoạt chất tốt nhất hoặc sẽ đề xuất một phương án trị mụn phù hợp hơn dành cho tình trạng của bạn.
Để lại thông tin liên hệ trong FORM dưới đây, Ngọc Dung sẽ giúp bạn đặt lịch hẹn tư vấn cùng chuyên gia:
Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM
tại TMV Ngọc Dung *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
Mẹo sử dụng sản phẩm có chứa các hoạt chất trị mụn
Như vậy, Ngọc Dung đã giúp bạn biết thêm về các thành phần tốt cho da mụn. Tuy nhiên, để các hoạt chất trị mụn này có thể phát huy tối đa công dụng, mang đến lợi ích trong điều trị mụn và không tăng độ nhạy cảm cho da, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Bắt đầu với các hoạt chất trị mụn nồng độ thấp
Đây là “câu thần chú” bạn cần ghi nhớ khi bắt đầu gia nhập vào đường đua của các hoạt chất trị mụn. Bởi da mụn là làn da vô cùng nhạy cảm, việc sử dụng bất kỳ thành phần trị mụn nào trên da cũng phải được cân nhắc. Nhất là khi lựa chọn các hoạt chất trị mụn có hoạt tính mạnh như tretinoin, retinol, BHA, AHA,…
Với những làn da nhạy cảm, da lần đầu tiên sử dụng các hoạt chất trị mụn, bạn chỉ nên dùng với nồng độ thấp nhất. Mức độ này sẽ đảm bảo an toàn cho làn da và không gây breakout khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Sử dụng sản phẩm có độ pH từ thấp đến cao
Các hoạt chất trị mụn có độ pH không giống nhau. Chúng có thể mang tính axit hoặc tính kiềm, nên nếu dùng chung sẽ bất hoạt tác dụng hoặc có thể làm da bị kích ứng.
Ví dụ, BHA và AHA có tính axit nên độ pH của chúng khá thấp, thường trong khoảng 1-3. Còn retinol, tretinoin thì mang tính kiềm, độ pH trong khoảng 4-5. Nếu bạn thoa BHA sau khi dùng retinol thì có thể làm retinol mất ổn định, không thể chuyển hóa thành axit retinoid khi thấm vào da. Như vậy, retinol sẽ không thể cung cấp các đặc tính điều trị mụn được.
Còn BHA, AHA thường chỉ hiệu quả khi hoạt động trong môi trường pH thấp nên trong trường hợp này chúng cũng sẽ không mang lại hiệu quả nào cho da.
Do đó, bạn nên sử dụng sản phẩm có độ pH thấp trước. Sau đó đợi cho da cân bằng lại pH thì mới apply thêm một sản phẩm có độ pH cao hơn. Việc này cũng tránh da bị ngứa, khô và bong tróc.
Ngoài độ pH, bạn cũng nên lưu ý thứ tự sử dụng các thành phần, sản phẩm như sau:
- Sản phẩm có kết cấu lỏng trước đặc sau
- Sản phẩm dưỡng ẩm trước sản phẩm đặc trị sau
Sử dụng xen kẽ các sản phẩm điều trị và chăm sóc da mụn
Có một sai lầm trong điều trị mụn chính là sử dụng lớp layer quá dày đặc. Tức là việc thoa nhiều sản phẩm trị mụn lên da cùng một lúc cũng không thể làm tăng hiệu quả điều trị lên được. Ngược lại, hành động này còn làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, da dễ bị mất nước và nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường.
Bạn có thể sử dụng nhiều thành phần điều trị trong quy trình skincare, trị mụn. Nhưng hãy luân phiên sử dụng chúng một cách hợp lý. Có thể là xen kẽ ngày sử dụng hoặc tách buổi sáng/tối để các hoạt chất trị mụn có thể làm tốt vai trò của minh. Ví dụ như:
- 2,4,6 sẽ dùng BHA hoặc AHA
- 3,6,7 sẽ dùng retinol/ benzoyl peroxide
Giãn cách thời gian và tần suất sử dụng
Do mỗi hoạt chất đều có độ pH và tốc độ thẩm thấu vào da khác nhau nên trong lúc skincare, bạn nên có khoảng thời gian nghỉ giữa các thành phần. Thông thường, hãy để da dung nạp một thành phần trong 15-20 phút rồi mới tiếp tục sử dụng các sản phẩm tiếp theo.
Thêm vào đó, đối với các hoạt chất trị mụn nồng độ cao thì chỉ nên sử dụng với tần suất hợp lý. Như retinol và tretinoin, tần suất khuyến nghị cho người mới bắt đầu là 1-2 lần/tuần. Sau 2 tuần đầu tiên sử dụng, nếu da không có phản ứng nhạy cảm thì có thể tăng lên 3 lần/tuần và dùng chung với một số thành phần dưỡng ẩm khác để tránh khô da.
Luôn làm sạch da và dưỡng ẩm
Để đạt hiệu quả tối đa trong việc trị mụn, không chỉ tập trung vào việc sử dụng các hoạt chất trị mụn, mà còn cần thực hiện các bước làm sạch da và dưỡng ẩm hàng ngày. Điều này giúp cải thiện tình trạng da và ngăn chặn mụn tái phát.
Khi da đang nổi mụn, bạn chỉ nên chọn các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, độ pH trung tính, không tạo bọt và không chứa các hạt massage để tránh làm da bị kích ứng. Hoặc có thể chọn các sản phẩm có chứa BHA và AHA để giúp làm sạch da tốt hơn.
Sản phẩm dưỡng ẩm nên chứa các thành phần cấp ẩm, tăng cường hydrat hóa và khôi phục hàng rào lipid để làm dịu da và giảm các kích ứng do hoạt chất trị mụn gây ra.
Bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời
Các hoạt chất trị mụn trên có thể làm tăng độ nhạy cảm của da trước ánh nắng mặt trời. Vì thế, da cần được bảo vệ bởi các sản phẩm kem chống nắng phổ rộng, có chỉ số SPF cao và thành phần lành tính. Nếu da không được bôi kem chống nắng, khả năng cao sẽ dẫn đến thâm sạm và tăng sắc số sau mụn nghiêm trọng.
Những thành phần cần tránh nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá
Bên cạnh những thành phần tốt cho da mụn, trong quá trình điều trị và chăm sóc da, bạn nên tránh các thành phần sau để không làm bùng phát mụn:
- Sodium Lauryl Sulfate: là chất tạo bọt có thể làm da bị khô, thiếu ẩm nghiêm trọng dẫn đến kích ứng và nổi mụn.
- Dầu khoáng: là chất dưỡng ẩm nhưng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông trên da mụn.
- Lanolin: là loại sáp từ động vật tốt cho da khô nhưng có thể làm da dầu bị tắc nghẽn nang lông.
- Paraben: là chất bảo quản, gây khô da, bong tróc và phát ban.
- Axit Stearic: là chất làm mềm nhưng lại dễ làm bít tắc lỗ chân lông.
- PABA: màng lọc tia UVB nhưng có thể tạo ra phản ứng hóa học trên da nhạy cảm.
- Rượu biến tính: có thể làm da bị khô, bong tróc và nổi mẩn đỏ .
- Hương liệu: gây khô và ngứa da.
- Sulfat: kích thích tuyến dầu hoạt động, tích tụ bã nhờn.
- Oxybenzone: chất chống tia UV trong kem chống nắng hóa học có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Chất tạo màu: gây kích ứng da và gây nổi mụn trứng cá.
- Bơ hạt mỡ: độ dính cao nên có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
KẾT
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ các hoạt chất trị mụn đang được ưa chuộng nhất hiện nay và được khuyến nghị bởi nhiều chuyên gia da liễu. Đồng thời, Ngọc Dung cũng đã cung cấp thêm cho bạn một số thành phần có thể gây hại cho da mụn.
Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu hơn về các hoạt chất trị mụn cũng như cách sử dụng chúng trên da như thế nào để không bị kích ứng.Hãy bấm *3232 nếu bạn có thắc mắc gì trong chủ đề này hoặc muốn biết thêm các thông tin liên quan đến điều trị mụn nhé.