Tình trạng đầu ngón chân bị khô nứt là một trong những hiện tượng khá phổ biến. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tuy nhiên nó có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, căng tức và đôi khi đau nhức. Cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa, giảm thiểu sự hình thành của tình trạng này bên dưới nội dung sau.
Tại sao đầu ngón chân bị khô nứt?
Đầu ngón chân bị tróc da, khô nứt hay còn gọi là ngón chân bị nứt cổ gà là một tình trạng da liễu khá phổ biến. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như các bệnh lý như nấm chân, eczema, psoriasis và suy giảm chức năng tuyến giáp, cũng như do tác động từ yếu như quá trình lão hóa, phản ứng phụ từ việc sử dụng thuốc, tiếp xúc với hóa chất, hoặc do môi trường quá khô hoặc ẩm ướt.
Bên cạnh đó những thói quen hàng ngày, cũng như điều kiện môi trường có thể trực tiếp gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề da liễu này, chẳng hạn như:
- Việc chà xát mạnh khi vệ sinh da, hoặc ngâm chân quá lâu trong nước nóng có thể làm giảm độ ẩm tự nhiên, dẫn đến tình trạng da khô và tổn thương.
- Nếu bạn sống trong môi trường hanh khô hoặc trong thời tiết của mùa đông thì da rất dễ bị khô tróc.
- Không cung cấp đủ nước cho cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước cho làn da.
- Do chân thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa,…
Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là vùng da bị khô và đỏ ở lòng bàn chân và dầu ngón chân, da bị nứt nẻ và không bong tróc hoàn toàn. Vào mùa lạnh, tình trạng này có xu hướng trở nên nặng hơn, làm da bị nứt sâu, gây đau đớn và khó khăn trong việc di chuyển.
Đầu ngón chân bị khô nứt có nguy hiểm không?
Tình trạng này có thể làm nứt kẽ ngón chân kèm theo cảm giác đau rát. Theo các chuyên gia, đầu ngón chân bị khô nứt thường là do thói quen sinh hoạt hằng ngày vì vậy sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn không biết cách chăm sóc đúng cách, vấn đề này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Chảy máu ở đầu ngón chân, gây đau nhức khó chịu.
- Tạo ra các tổn thương sâu trên da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn tới viêm mô tế bào.
- Gây đau khi đứng hoặc di chuyển, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Do đó, để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng đầu ngón chân bị khô nứt bạn cần kịp thời áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp.
Cách trị đầu ngón chân bị tróc da, khô nứt nẻ
Theo khuyến nghị từ các bác sĩ da liễu, bước điều trị quan trọng nhất là từ cung cấp đủ độ ẩm cho da, đến tránh tiếp xúc với những yếu tố có thể làm tình trạng tồi tệ hơn. Dưới đây là những cách đơn giản giúp bạn nhanh chóng khắc phục tình trạng đầu ngón chân bị khô nứt tại nhà:
Dùng kem dưỡng ẩm cho da ngón chân
Những loại kem dưỡng ẩm da thường có chứa các hoạt chất như: axit lactic hoặc urê, nước – hoặc kết hợp cả hai, điều này sẽ giúp cải thiện độ ẩm cho da một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên để cải thiện tình trạng đầu ngón chân bị tróc da, khô nứt như sử dụng tinh dầu dừa, để tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da, giúp làn da trở nên mềm mại và giảm thiểu tình trạng nứt nẻ.
Sử dụng thuốc điều trị đầu ngón chân bị khô nứt
Ngoài ra, việc dùng các loại thuốc điều trị chuyên biệt cũng là một trong những cách điều trị đầu ngón chân bị khô nứt nhanh chóng, hiệu quả:
Thuốc mỡ bôi chống nấm
Đối với tình trạng da khô, nứt nẻ ở đầu ngón chân do nấm, các bác sĩ thường khuyến nghị sử dụng những loại thuốc mỡ chống nấm như Nizoral và Griseofulvin. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên thoa thuốc mỡ kết hợp cùng các phương pháp chăm sóc da khác, điều này sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng như bong tróc, nứt nẻ và ngứa ngáy, mang lại sự thoải mái và phục hồi cho làn da.
Kem hydrocortisone
Kem hydrocortisone là phương pháp điều trị hiệu quả cho các vấn đề da như khô, nứt nẻ, đỏ và ngứa ở đầu ngón chân. Nhờ có chứa thành phần corticoid, loại kem này giúp giảm thiểu kích ứng và giảm sưng tấy hiệu quả.
Đặc biệt, bạn có thể tìm mua kem hydrocortisone với nhiều nồng độ khác nhau mà không cần toa kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, đối với các nồng độ cao hơn, sẽ cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
Bên cạnh đó, quá trình sử dụng kem hydrocortisone cũng đòi hỏi sự cẩn trọng, cần tuân thủ chính xác theo hướng dẫn sử dụng để tránh các phản ứng phụ không mong muốn. Bạn có thể kết hợp thoa thêm một lớp kem dưỡng ẩm sau khi thoa kem hydrocortisone để tăng cường hiệu quả điều trị.
Thuốc kháng histamin
Tương tự như hydrocortisone, thuốc kháng histamin cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng như ngứa, bong tróc, và đỏ sưng của da. Loại thuốc này cũng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các tình trạng dị ứng như nổi mề đay, phát ban, và eczema. Đối với vấn đề đầu ngón chân bị khô nứt, một số thuốc kháng histamin phù hợp có thể sử dụng bao gồm Fexofenadine, Telfast, Loratadine, và Cetirizine có thể được khuyến nghị.
Tuy nhiên, bạn phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây ra tình trạng khô nứt, bong tróc và rướm máu ở đầu ngón chân, từ đó mới có thể kê đơn phác đồ điều trị phù hợp và an toàn. Việc tự ý mua và sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như teo da hay viêm da dị ứng, làm trầm trọng thêm tình trạng da.
Tẩy da chết cho chân
Việc thực hiện tẩy tế bào chết đều đặn, đúng cách luôn là bước quan trọng giúp cải thiện tình trạng da khô nứt nẻ trên bàn chân, ngón chân hoặc gót chân. Đây là phương pháp hiệu quả để làm mới làn da, mang lại cảm giác mềm mại và mịn màng.
Dưới đây là một số bước đề xuất để thực hiện tẩy tế bào chết cho da:
- Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm khoảng 20 phút để làm mềm da.
- Bước 2: Sử dụng xơ mướp hoặc đá bọt để chà nhẹ nhàng lên những khu vực da khô.
- Bước 3: Sau đó, lau khô chân một cách nhẹ nhàng và thoa đều một lớp kem dưỡng ẩm để nuôi dưỡng da.
Lặp lại quá trình tẩy tế bào chết từ 1 đến 2 lần mỗi tuần sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng da. Việc thực hiện đều đặn không chỉ giúp da trở nên mềm mại hơn mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, cho bạn làn da khỏe mạnh và tươi trẻ.
Ngâm chân với nước ấm
Việc ngâm chân với nước ấm thường xuyên không chỉ giúp làm mềm da hiệu quả, đặc biệt với những người đang gặp tình trạng đầu ngón chân bị khô nứt, tróc da. Quá trình này còn thúc đẩy lưu thông máu đến chân, phòng ngừa tình trạng da khô và nứt nẻ.
Đồng thời, để ngăn ngừa và điều trị các dấu hiệu nấm da nhẹ, bạn cũng có thể thêm vào chậu nước ngâm một ít giấm. Khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ của giấm có thể giúp tiệt trùng và khử mùi cho bàn chân.
Để tăng cường hiệu quả, có thể bổ sung thêm các nguyên liệu khác có tính năng diệt khuẩn vào nước ngâm như muối, mật ong, bột yến mạch, nước chanh, hoặc tinh dầu bạc hà. Phương pháp này không chỉ giúp làm sạch và khử trùng bàn chân mà còn mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu sau một ngày dài mệt mỏi.
Tránh tiếp xúc với hóa chất
Để bảo vệ sức khỏe làm da chân, việc hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại là cực kỳ quan trọng. Bạn nên tránh xa các sản phẩm như chất tẩy rửa, xăng, dầu, xà phòng và mỹ phẩm có chứa hóa chất mạnh. Trong trường hợp cần thiết phải tiếp xúc với hóa chất, bạn hãy mang giày, ủng để bảo da chân bạn khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, đảm bảo an toàn cho làn da và sức khỏe tổng thể.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng
Nâng cao chất lượng chế độ dinh dưỡng là bước quan trọng để tăng cường sức khỏe và vẻ đẹp của làn da. Bạn có thể tăng cường bổ sung các loại rau củ và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày để cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường sức đề kháng cho da và nhờ đó thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương như ngón chân bị tróc da.
Đồng thời, lưu ý tránh xa thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, cũng như các chất kích thích có trong rượu, bia, cà phê, để bảo vệ và duy trì làn da khỏe mạnh.
Khi nào cần đến thăm khám với bác sĩ?
Mặc dù hầu hết những trường hợp đầu ngón chân bị khô nứt để có thể tự khắc phục tại nhà, tuy nhiên nếu gặp phải các chuyển biến nguy hiểm dưới đây, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Da bị đầu ngón chân sưng đỏ và gây đau đớn nghiêm trọng.
- Ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi chạm hoặc gãi.
- Chảy máu từ đầu ngón chân.
- Vết nứt chảy mủ hoặc rỉ máu.
- Sốt hoặc cơ thể có cảm giác nóng rát tổng thể.
Những biểu hiện này cho thấy đầu ngón chân có thể đã bị viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, đe dọa sức khỏe. Trong trường hợp này, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp ngay lập tức là bước quan trọng để ngăn chặn các biến chứng tiềm ẩn và đảm bảo sự phục hồi an toàn và hiệu quả.
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn nhận biết rõ dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đầu ngón chân bị khô nứt an toàn, hiệu quả tại nhà. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Thẩm mỹ viện Ngọc Dung qua Hotline *3232 để được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia.