Nặn mụn có tốt không? Có nên nặn mụn? Cách nặn mụn an toàn

Nặn mụn có thể mang lại cảm giác thỏa mãn và thích thú cho nhiều người, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt cho làn da của bạn. Việc tự ý lấy mụn tại nhà và cố gắng nặn hết tất cả các nốt mụn trên khuôn mặt là một điều không nên làm. Bạn cần xác định rõ đó là loại mụn nào và phương án nào mới là tốt nhất cho loại mụn này. 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn và tránh lưu lại thâm hay sẹo trên da, chuyên gia Ngọc Dung sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến việc lấy nhân mụn và quy trình lấy mụn chuẩn y khoa trong bài viết này. Hãy cùng Ngọc Dung tìm hiểu ngay để có thể giải quyết vấn đề mụn một cách chuyên nghiệp nhất nhé!

Nặn mụn có tốt không? Có nên nặn mụn? Cách nặn mụn an toàn
Nặn mụn có tốt không? Có nên nặn mụn? Cách nặn mụn an toàn

Nặn mụn có tốt không? Có nên nặn mụn không?

Lời khuyên chung từ chuyên gia da liễu đến bạn là tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn vì nếu như nặn mụn không đúng cách sẽ rất dễ làm da bị nhiễm trùng và để lại sẹo.Đó là chưa tính đến trường hợp bạn nặn sai thời điểm hay nặn nhầm mụn viêm, mụn mủ, sẽ làm tình trạng mụn càng trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, việc nặn mụn còn làm chậm quá trình lành vết thương của da, làm da lâu hồi phục và có thể gây tắc lỗ chân lông, viêm dưới da.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận, việc lấy mụn đúng cách, loại bỏ nhân mụn cũng mang lại hiệu ứng tích cực trong quá trình điều trị mụn. 

Như vậy, với câu hỏi có nên nặn mụn không thì câu trả lời là CÓ. Nhưng chỉ nên nặn các nhân mụn không viêm và đã gom cồi. Quá trình nặn nhân mụn cũng nên tuân thủ quy tắc chuẩn y khoa để tránh gây nhiễm trùng da, để lại thâm và sẹo rỗ. Để biết rõ hơn về các vấn đề này, hãy tìm hiểu ngay trong các bên phần bên dưới nhé.

Nặn mụn có đau không?
Nặn mụn có đau không?

Nên và không nên nặn mụn nào?

Lý do mà Ngọc Dung khuyên bạn nên tìm đến cơ sở uy tín để lấy mụn là vì ở đó chuyên gia sẽ cho bạn biết đâu là loại mụn nên nặn và đâu là nốt mụn có dấu hiệu viêm nhiễm không được đụng vào.

Những loại mụn nên nặn

Dù bạn chọn dụng cụ lấy mụn nào thì chung quy vẫn dùng lực cơ học để tác động lên da để loại bỏ nhân mụn. Quá trình này sẽ gây ra tổn thương cho niêm mạc da. Vì vậy, bạn cần xác định được đâu là loại mụn nên nặn để giảm mức độ tổn thương này xuống thấp nhất. Dưới đây là những loại mụn nên và có thể nặn:

  • Mụn đầu đen.
  • Mụn đầu trắng bao gồm cả các nốt mụn ẩn dưới da nhưng đã gom cồi.
  • Mụn cám, mụn gạo.
  • Mụn viêm nhưng đã khô nhân và gom cồi.
Những loại mụn nên nặn
Những loại mụn nên nặn

Những loại mụn không nên nặn

Tuy mụn sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và muốn nặn chúng ngay lập tức. Nhưng hãy nhớ là chỉ được nặn những loại mụn ở bên trên, đừng cố ý loại bỏ những nốt mụn sau đây để tránh bị sẹo vĩnh viễn:

  • Các thể loại mụn viêm chưa có cồi.
  • Ổ mụn trứng cá có dấu hiệu viêm đỏ, sưng to và không nhân.
  • Mụn nang, mụn bọc to kèm theo tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Mụn mủ không nhân, nằm ở nang lông.
Những loại mụn không nên nặn
Những loại mụn không nên nặn

Nên nặn mụn khi nào?

Như đã chia sẻ, không phải nốt mụn nào cũng có thể tùy tiện nặn và không phải thời điểm nào cũng có thể lấy nhân mụn. Nếu nặn nhầm nốt mụn chưa già thì khả năng tụ máu bầm và sót nhân rất cao. Vậy thì khi nào nên nặn mụn?

Chỉ nên lấy nhân mụn khi chúng đã chín hoàn toàn, có đỉnh màu trắng, đen hoặc vàng. Thường thì vào thời điểm này mụn đã đạt đến giai đoạn phát triển cuối cùng và trồi lên trên bề mặt da. Khi nhân mụn trồi lên là lúc bạn có thể tiến hành loại bỏ chúng mà không cần dùng lực quá thô bạo làm tổn thương đến da.

Khi nào thì được nặn mụn?
Khi nào thì được nặn mụn?

Ngoài việc lấy mụn, tùy vào tình trạng da, mức độ nặng nhẹ của mụn và cơ địa mà liệu trình, phác đồ điều trị mụn của mỗi người sẽ khác nhau. Bạn sẽ không thể đánh giá được cấp độ mụn nếu chỉ nhìn trên bề mặt da. Đó là lý do bạn cần sự hỗ trợ của chuyên gia và máy soi da để phân tích cụ thể hơn. Từ kết quả phân tích, chuyên gia sẽ giúp bạn đưa ra phương án điều trị, giúp hết mụn nhanh chóng.

Để lại thông tin ở FORM bên dưới, chúng tôi sẽ tổng hợp nhu cầu của bạn và đặt một lịch hẹn với chuyên gia cho bạn:

09.04 TRE HOA DA 390K

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 26 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    09.04 TRE HOA DA 390K

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Hướng dẫn chi tiết cách nặn mụn đúng cách không để lại sẹo

      Điều đầu tiên mà bạn cần lưu ý khi nặn mụn là nếu bạn chọn tự nặn mụn tại nhà cũng chính là lúc làn da của bạn đang phải đối mặt với những nguy hiểm tiềm ẩn như sẹo, thâm, nhiễm trùng,…Chính vì thế, hãy cân nhắc việc nặn mụn tại nhà thật kỹ nhé.

      Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn biết nặn mụn như thế nào là đúng và tránh những rủi ro trên. Chuyên gia Ngọc Dung sẽ bật mí cho bạn 9 bước nặn mụn an toàn.

      Xác định loại mụn và thời điểm nặn mụn: Trước khi nặn mụn, bạn cần xác định loại mụn trên mặt bạn có nên nặn hay không và chỉ nặn mụn khi mụn đã “chín”.

      Chọn dụng cụ lấy nhân mụn phù hợp: Hiện tại, dụng cụ nặn mụn thường có các loại như tăm bông, cây lấy mụn đầu nhọn/đầu tròn, kim trích mụn, nhíp gắp mụn, dao lấy mụn,… Tùy vào loại mụn cần nặn sẽ sử dụng dụng cụ khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề này để có thể được thực hiện theo mong muốn của mình.

      Tiến hành lấy nhân mụn bằng dụng cụ phù hợp
      Tiến hành lấy nhân mụn bằng dụng cụ phù hợp

      Rửa tay sạch sẽ: Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước trước khi bắt đầu tiến hành nặn mụn.

      Khử trùng dụng cụ: Dụng cụ lấy mụn cũng nên được khử trùng. Tốt nhất là mỗi người có bộ dụng cụ lấy mụn riêng hoặc sử dụng dụng cụ một lần duy nhất để tránh lây nhiễm chéo.

      Tẩy trang, làm sạch da mặt trước khi nặn mụn: Bước tẩy trang và làm sạch da bằng sữa rửa mặt sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, mỹ phẩm và vi khuẩn tích tụ trên da. Điều này đảm bảo vùng da sạch sẽ, tránh nhiễm trùng trong và sau khi lấy mụn.

      Xông hơi cho da mặt: Có thể xông mặt bằng nước nóng để làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông giúp cho việc lấy nhân mụn được dễ dàng hơn. Bằng cách này khi nặn nhân mụn sẽ không cần dùng lực quá mạnh mà vẫn có thể lấy sạch nhân và không gây tổn thương nào cho da. Tuy nhiên, cần đảm bảo nhiệt độ và khoảng cách phù hợp để tránh làm bỏng da nhé.

      Xông hơi cho da mặt để giúp lỗ chân lông giãn nở
      Xông hơi cho da mặt để giúp lỗ chân lông giãn nở

      Hút bã dầu nhờn trên da: Sau khi xông hơi da mặt, lỗ chân lông nở to, việc hút bã nhờn sẽ càng thuận lợi hơn. Khi loại bỏ được phần bã nhờn dư thừa này, lỗ chân lông sẽ thông thoáng và giúp cho nhân mụn dễ được lấy ra.

      Tiến hành nặn mụn: Dùng ngón tay hoặc tăm bông bóp nhẹ lên mụn, nhấn xung quanh đầu trắng của mụn. Nếu không thấy mủ chảy ra thì có nghĩa chưa đến lúc để lấy mụn ra, lúc này bạn nên dừng lại và không nên tiếp tục nặn.

      Sát khuẩn da lần nữa sau khi lấy nhân mụn: Sau khi lấy nhân mụn cần phải sát khuẩn lại một lần nữa bằng povidine để loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn. Nhiều cơ sở lấy mụn kém chất lượng thường chỉ lau sơ da sau khi lấy mụn thay vì dùng povidine để sát khuẩn như này. Hậu quả là vết thương bị nhiễm trùng và da bị thâm sau khi nặn.

      Bôi thuốc giảm sưng và kích ứng da: Sau khi lấy mụn, da thường bị kích ứng và dễ sưng đỏ, nên ngoài việc sát khuẩn cẩn thận, cần sử dụng thuốc bôi phù hợp. Tùy thuộc vào tình trạng da và cơ sở nặn mụn, có thể sử dụng các loại thuốc bôi khác nhau. Trong số đó, một loại phổ biến là dung dịch chứa PHA (Polyhydroxy Acid).

      Xịt khoáng/bôi toner làm sạch da: Thấm toner lên bông tẩy trang rồi lau nhẹ nhàng trên da để làm sạch PHA trước đó cũng như giúp da cân bằng lại độ pH, giúp làm dịu các kích ứng và tăng cường độ ẩm cho da phục hồi nhanh.

      Bôi kem dưỡng ẩm: Bước cuối cùng trong quy trình nặn mụn chuẩn y khoa chính là dùng kem dưỡng ẩm. Vì sau khi lấy mụn, da thường bị khô và nhạy cảm hơn, kem dưỡng ẩm sẽ giúp cung cấp độ ẩm, tạo một lớp màng bảo vệ vô hình trên da và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào để chữa lành vết thương do việc lấy mụn để lại.

      Nặn mụn xong có nên rửa mặt không?
      Nặn mụn xong có nên rửa mặt không?

      Bên cạnh việc thực hiện nặn mụn chuẩn y khoa, liệu trình điều trị mụn toàn diện cũng nên tuân thủ các nguyên tắc y tế cần thiết. Vì lấy nhân mụn chỉ là một bước nhỏ trong hành trình điều trị mụn. Lấy mụn xong chưa phải là hết, thậm chí còn để lại thâm và sẹo rỗ. Do đó, bạn còn cần đến rất nhiều bước mới có thể trị mụn dứt điểm, giảm thâm, mờ sẹo và ngăn ngừa mụn tái phát.

      Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giảm mụn khác nhau, từ bề mặt da đến tận sâu bên trong lớp hạ bì. Trong đó, các công nghệ laser như Nd:YAG, Fractional CO2 hay công nghệ IPL là bộ 3 công nghệ giúp tiêu diệt ổ viêm mụn, loại bỏ nguyên nhân gốc rễ hình thành mụn, giảm thâm và xóa sẹo vô cùng hiệu quả. 

      Ưu điểm của các công nghệ này là không làm tổn thương bề mặt da, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và có thời gian phục hồi ngắn. Nếu bạn quan tâm về các công nghệ này và hy vọng tình trạng mụn có thể cải thiện trong thời gian ngắn thì hãy bấm *3232, chuyên gia Ngọc Dung sẽ giúp bạn.

      Những lưu ý quan trọng sau khi nặn mụn nên ghi nhớ

      Sau khi nặn mụn xong nên làm gì? Đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm, bởi sau lấy mụn là thời gian vô cùng nhạy cảm để chăm sóc da. Thời điểm này có thể quyết định liệu việc nặn mụn có mang lại tín hiệu tốt hay không. Vì vật, để không phải vật vã vì mụn lần nữa, hãy tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc da được chuyên gia Ngọc Dung chia sẻ bên dưới đây:

      • Tránh chạm tay vào da mặt, nhất là các vị trí đã lấy nhân mụn để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
      • Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da trong những ngày đầu sau khi nặn mụn.
      • Sau 1 tuần, sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để vệ sinh da mặt, loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn.
      • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, nhẹ nhàng với da của bạn. Không sử dụng các sản phẩm chứa cồn, chất tẩy mạnh thay vào đó là dùng các loại thành phần như B5, niacinamide, ceramide, axit hyaluronic,…
      • Để da phục hồi tốt và tránh lỗ chân lông bị tắc nghẽn, hãy hạn chế việc trang điểm trong một thời gian dài.
      • Dùng kem chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để bảo vệ da khỏi tác động từ tia UV.
      Mới nặn mụn xong nên làm gì?
      Mới nặn mụn xong nên làm gì?

      Các câu hỏi thường gặp

      Nếu không nặn mụn thì sao?

      Đối với các nốt mụn viêm, mụn bọc thì không nặn mụn là một quyết định tốt để bảo vệ da và tránh nhiễm trùng. Nhưng đối với các nốt mụn đã khô nhân và trồi lên bề mặt thì bạn nên nặn ra hết. 

      Nếu để chúng tồn tại mãi trên da sẽ tạo ra các nốt chai sần, khô cứng, làm da bị sừng hóa nghiêm trọng và dễ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi này, da không chỉ có những nốt mụn cũ đã khô cứng mà các nốt mụn mới cũng sẽ hình thành chi chít trên bề mặt.

      Nếu không nặn mụn thì sao?
      Nếu không nặn mụn thì sao?

      Nếu nặn mụn không hết nhân thì sao?

      Lấy sót nhân mụn là một tình trạng phổ biến và là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng, khiến việc điều trị mụn gặp nhiều khó khăn hơn. Việc sót nhân cũng là do trong quá trình nặn dùng lực quá mạnh làm cho lỗ chân lông bị phá vỡ, thay vì để nhân mụn trồi lên bề mặt thì lại làm nó trôi tuột vào bên trong da. 

      Tuy nhiên, đừng cố gắng đè mạnh vào da để lấy hết nhân mụn vào thời điểm này. Các tác động cơ học mạnh mẽ sẽ làm da bị tổn thương nhiều hơn nữa. Việc nên làm làm vệ sinh lại vùng da đó cho sạch sẽ và bôi kem chống viêm. Hãy đợi nhân mụn phát triển lần nữa và trồi lên bề mặt rồi mới loại bỏ.

      Trong quá trình chờ đợi, hãy duy trì vệ sinh da hàng ngày bằng cách rửa mặt nhẹ nhàng và sử dụng sản phẩm chăm sóc da không gây kích ứng. Tránh cọ xát mạnh và không cố gắng nặn hay cạy mụn. Đồng thời, hạn chế sử dụng nhiều mỹ phẩm tránh gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

      Nặn mụn xong bị chảy nước vàng có sao không?

      Nước vàng là sản phẩm của quá trình kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng trong quá trình nặn mụn. Trong phần nước vàng thường bao gồm vi khuẩn, tế bào chết, bã nhờn và cả xác bạch cầu. 

      Vì thế, nếu nặn mụn bị chảy nước vàng và không có mùi hôi nào là hiện thường vô cùng bình thường và không có gì nguy hiểm cả. Nhưng bạn nên lau sạch hết phần nước vàng chảy ra, tránh chúng lan ra các vùng da khác.

      Nặn mụn xong bị chảy nước vàng có sao không?
      Nặn mụn xong bị chảy nước vàng có sao không?

      Nặn mụn xong bị sưng đỏ thì nên làm gì?

      Nếu sau khi nặn mụn, da bị sưng đỏ và có cảm giác đau nhức thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm sưng và làm dịu vùng da bị kích ứng:

      • Chườm lạnh: Sử dụng khăn bông mềm gói một vài viên đá lạnh và áp lên vùng da bị sưng để làm co mạch máu, làm chậm tốc độ di chuyển của máu và oxy dưới da giúp giảm sưng nhanh.
      • Bôi kem chống viêm/thuốc mỡ: Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại kem/thuốc mỡ để bôi lên da sau khi nặn mụn để làm dịu cảm giác khó chịu này.
      • Sử dụng toner/nước hoa hồng: Nước hoa hồng sẽ có tính chất làm dịu da và kháng viêm, nên bạn có thể dùng bông tẩy trang thấm một ít vào đó và đắp lên vùng da bị sưng.

      Lưu ý, nếu sưng đỏ không giảm sau khi thực hiện các biện pháp trên và có dấu hiệu tích mủ và làm tăng nhiệt độ cơ thể thì bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

      Nặn mụn ra máu nên làm gì?

      Nếu lỡ làm chảy máu trong quá trình nặn mụn, hãy dùng ngay bông y tế để ấn vào vị trí đó trong một khoảng thời gian cho máu ngừng chảy. Sau khi máu đã ngừng chảy, hãy vệ sinh vùng da đó thật kỹ để tránh nhiễm trùng và lây khuẩn sang các vị trí khác.

      Nếu vết thương đó có dấu hiệu sưng thì bạn có thể áp dụng cách chườm lạnh vừa giới thiệu bên trên để làm giảm triệu chứng khó chịu này. Ngoài ra, nếu sau khi về nhà, vết thương do nặn mụn cứ đau nhức, có dấu hiệu viêm nhiễm thì bạn nên quay trở lại phòng khám da liễu để tham khảo hướng điều trị với bác sĩ.

      Tuy nhiên, tốt nhất là tránh tình trạng làm chảy máu trong quá trình nặn mụn bằng cách chọn đúng dụng cụ nặn và nặn đúng cách. Chỉ nên nặn những nốt mụn đã có nhân trồi lên và không còn dịch mủ.

      Nặn mụn ra máu nên làm gì?
      Nặn mụn ra máu nên làm gì?

      Bầu nặn mụn được không?

      Chuyên gia cho rằng các mẹ bầu không nên đi nặn mụn bởi các lý do sau đây:

      • Nặn mụn chỉ là loại bỏ nhân mụn và bã nhờn ra khỏi da bằng cách vật lý, không có tác dụng ngăn ngừa mụn mới hình thành cũng như không can thiệp vào vấn đề mụn nội tiết của thai kỳ.
      • Cơ thể mẹ bầu vô cùng nhạy cảm, dễ bị kích ứng da.
      • Nếu nặn mụn ở các cơ sở không uy tín thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao, gây ảnh hưởng cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

      Nặn mụn bao lâu thì lành?

      Tốc độ phục hồi của da sau khi nặn mụn sẽ phụ thuộc vào cách nặn mụn, cách chăm sóc da và cơ địa của mỗi người. Nếu như nặn mụn đúng cách thì quá trình chữa lành của da sẽ trải qua như sau:

      • Sau 1-2 ngày vết sưng đỏ sẽ xẹp xuống.
      • Sau 5-10 ngày vết thương sẽ kéo lớp vảy mỏng.
      • Sau 1 tuần lớp vảy sẽ bắt đầu bong ra.
      • Sau 2-3 tuần các vết thâm dần mờ đi.

      Tuy nhiên, nếu nặn mụn sai cách, còn sót nhân hoặc quá trình nặn làm niêm mạc da bị rách nghiêm trọng thì tốc độ phục hồi sẽ chậm hơn. Thậm chí da có thể sẽ bị nhiễm trùng, bùng phát mụn viêm.

      Nặn mụn bao lâu thì lành?
      Nặn mụn bao lâu thì lành?

      Khi nặn mụn có nên nặn hết máu không?

      Trường hợp nặn mụn bị chảy máu là do nặn sai cách hoặc nặn ngay nốt mụn chưa chín mùi. Khi nặn mụn bị chảy máu tức là đã làm tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc da, nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng nếu không xử lý tốt. Vì thế, nếu gặp phải trường hợp này, nên cố gắng loại bỏ hết nhân mụn, lau sạch phần máu bầm và giúp da sát khuẩn để tiêu viêm.

      Lời kết

      Bài viết đã chia sẻ được nhiều thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề nặn mụn có tốt không cũng như giúp bạn biết cách lấy nhân mụn an toàn nhất. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trị mụn dứt điểm thì cần kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác bên cạnh việc lấy nhân mụn. 

      Công nghệ laser là một trong những phương pháp tối ưu được nhiều chuyên gia đánh giá cao hiện nay. Bạn có thể tìm hiểu thêm về công nghệ này tại TMV Ngọc Dung hoặc bấm vào phím *3232, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm với bạn.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232