Vừa nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Bao lâu thì được?

Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ hay không” là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Lý do đằng sau sự băn khoăn này xuất phát từ mong muốn xoa dịu làn da vừa trải qua tổn thương bằng những dưỡng chất có trong mặt nạ. Tuy nhiên, liệu đây có thực sự là phương pháp phù hợp? Hãy cùng Ngọc Dung Beauty tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài chia sẻ dưới đây!

Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Cùng chuyên gia giải đáp ngay
Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Cùng chuyên gia giải đáp ngay

Mới nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không?

Vừa nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ hay không? Theo chuyên gia da liễu, câu trả lời chính là KHÔNG. Khi vừa nặn mụn xong, bạn cần lưu ý thời điểm và lựa chọn loại mặt nạ phù hợp. Lý do là bởi vì sau khi nặn mụn lỗ chân lông thường sẽ bị giãn rộng, trên bề mặt da lúc này cũng có nhiều vi khuẩn. Nếu đắp mặt nạ ngay thời gian này làn da sẽ trở nên nhạy cảm và dễ kích ứng hơn với các thành phần trong mặt nạ. Từ đó khiến cho mụn càng hoành hành mạnh mẽ, thậm chí dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da.

Sau khi nặn mụn, bạn nên sử dụng các loại mặt nạ có tính kháng khuẩn, có thể giúp se khít lỗ chân lông ngay lập tức. Hơn nữa, đây cũng là những loại mặt nạ có tác dụng chống viêm, chống nguy cơ da bị nhiễm trùng, làm dịu da nhanh chóng và hỗ trợ làm lành vết thương một cách hiệu quả.

Cùng Ngọc Dung điểm qua các bước chăm sóc da sau khi nặn mụn để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm:

  • Bước 1: Làm sạch vùng da bị mụn bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc nước muối sinh lý để kiểm soát vi khuẩn, hạn chế sự lây lan sang các khu vực khác của da.
  • Bước 2: Đắp khăn lạnh hoặc sử dụng sản phẩm chăm sóc da mụn để giảm sưng và làm dịu vùng da bị tổn thương, giảm đỏ.
  • Bước 3: Dùng thuốc bôi chuyên dụng cho sẹo thâm để tránh để lại sẹo. Sau đó, tiếp tục thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản để phòng ngừa mụn tái phát.
Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN đắp mặt ngay khi vừa nặn mụn xong
Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN đắp mặt ngay khi vừa nặn mụn xong

Nặn mụn xong bao lâu thì được đắp mặt nạ? Thời điểm lý tưởng nhất

Nhiều người lầm tưởng rằng nên đắp mặt nạ ngay sau khi nặn mụn để làm dịu làn da tổn thương. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm có thể khiến tình trạng mụn thêm tồi tệ. Vậy thời điểm nào đắp mặt nạ sau nặn mụn là lý tưởng nhất? Câu trả lời chính xác là sau 2-3 tiếng, khi da đã phần nào phục hồi và lỗ chân lông se khít trở lại. Lúc này, việc đắp mặt nạ sẽ mang lại hiệu quả tối ưu. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về cách chăm sóc da sau nặn mụn, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Nặn mụn xong nên làm gì để không bị sẹo tại website Ngọc Dung nhé!

Thời điểm lý tưởng để đắp mặt nạ là từ 2-3 tiếng sau khi nặn mụn
Thời điểm lý tưởng để đắp mặt nạ là từ 2-3 tiếng sau khi nặn mụn

Vừa nặn mụn xong nên đắp mặt nạ gì?

Tiếp tục cho chủ đề “nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ hay không”. Hãy cùng Ngọc Dung điểm qua những loại mặt nạ nên đắp sau khi nặn mụn ngay sau đây nhé!

Da bớt sưng tấy khi đắp mặt nạ giấy

Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ giấy không? Mặt nạ giấy là sự lựa chọn hoàn hảo để nuôi dưỡng và phục hồi làn da sau khi trải qua quá trình nặn mụn. Nhờ nguồn dưỡng chất dồi dào, mặt nạ giấy mang đến những lợi ích tuyệt vời cho da. Sản phẩm giúp cấp ẩm và làm giảm tình trạng mẩn đỏ và sưng viêm hiệu quả. 

Bạn nên để mặt nạ trên da khoảng 20 phút để các dưỡng chất có thể thấm sâu. Sử dụng mặt nạ từ 2 đến 3 lần một tuần sẽ giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da. Tuy nhiên, nếu đắp quá thường xuyên, các thành phần trong mặt nạ có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

Đắp mặt nạ giấy giúp cấp ẩm cho da và làm giảm tình trạng sưng viêm sau nặn mụn
Đắp mặt nạ giấy giúp cấp ẩm cho da và làm giảm tình trạng sưng viêm sau nặn mụn

Mặt nạ sữa tươi và bột yến mạch

Mặt nạ sữa tươi và lúa mạch là một trong những lựa chọn hoàn hảo để nuôi dưỡng và phục hồi làn da sau khi nặn mụn. Với nguyên liệu dễ kiếm và cách làm đơn giản, bạn có thể tự tay chế biến mặt nạ này ngay tại nhà để chăm sóc da hiệu quả.

Sữa tươi có chứa hàm lượng axit lactic dồi dào, giúp làm sạch chân lông, loại bỏ da chết nhẹ nhàng,  mang lại làn da mịn màng và sáng khỏe. Còn bột yến mạch là một nguyên liệu dưỡng da giàu vitamin B, E, cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho da, nuôi dưỡng làn da, đồng thời xóa thâm hiệu quả.

Hướng dẫn cách đắp mặt nạ sữa tươi và bột yến mạch đơn giản:

  • Trộn đều 2 muỗng canh sữa tươi không đường với 1 muỗng canh bột yến mạch.
  • Rửa mặt sạch và thoa đều hỗn hợp lên da, tránh vùng mắt và môi.
  • Thư giãn và massage da thật nhẹ nhàng trong 15-20 phút, sau đó rửa mặt lại bằng nước ấm.
  • Sử dụng 2-3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đắp mặt nạ sữa tươi và bột yến mạch giúp dưỡng da, làm sạch lỗ chân lông hiệu quả
Đắp mặt nạ sữa tươi và bột yến mạch giúp dưỡng da, làm sạch lỗ chân lông hiệu quả

Mặt nạ nha đam dịu da nhanh chóng

Nha đam được biết đến chính là “vị cứu tinh” cho những ai mong muốn sở hữu làn da khỏe mạnh và rạng rỡ. Bí quyết nằm ở hàm lượng vitamin B, axit cinnamic và axit folic dồi dào trong gel nha đam. Các vitamin và khoáng chất trong nha đam thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, giúp da săn chắc, đàn hồi và tươi trẻ hơn.

Ngoài ra, nha đam còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp làm lành vết thương, giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo và thâm nám. Các hoạt chất kháng khuẩn trong nha đam cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn P. acnes – thủ phạm chính gây ra mụn, từ đó ngăn ngừa hiệu quả sự phát triển của mụn.

Cách đắp mặt nạ nha đam tại nhà:

  • Dùng dao sắc cắt bỏ phần vỏ xanh của nha đam, chỉ lấy phần gel trắng bên trong. Rửa sạch gel nha đam với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Tiếp đó, xay nhuyễn để tạo thành hỗn hợp mịn.
  • Thoa đều hỗn hợp gel nha đam lên mặt, tránh vùng mắt và môi. Thư giãn trong khoảng 20 phút.
  • Rửa sạch mặt với nước ấm và lau khô da.
Nha đam có tính mát lạnh tự nhiên, giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ
Nha đam có tính mát lạnh tự nhiên, giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ

Nhìn chung, những loại mặt nạ bạn có thể tự làm tại nhà sẽ giúp tiết kiệm chi phí và có tính tiện lợi cao. Tuy nhiên, không phải thành phần thiên nhiên nào được cho là lành tính cũng sẽ phù hợp với bạn. Bởi đã có không ít trường hợp chị em đắp mặt nạ tự làm tại nhà khiến cho làn da bị dị ứng, mẩn đỏ,… 

Bên cạnh đó, việc tự nặn mụn tại nhà cũng mang đến vô số rủi ro như da bị nhiễm trùng, mụn lan sang những vùng lân cận, thâm mụn khi nặn không đúng cách,… Do đó, khi nhận thấy mụn đang hoành hành, tốt nhất chị em nên tiến hành điều trị với các chuyên gia da liễu uy tín, từ đó có thể giúp đẩy lùi mụn nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Để được thăm khám và soi da MIỄN PHÍ chị em vui lòng để lại thông tin liên hệ để được chia sẻ tình trạng với chuyên gia tại Ngọc Dung ngay hôm nay:

Những lưu ý đắp mặt sau khi nặn mụn

Bằng cách tận dụng các nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp như bột nghệ, sữa tươi, trứng gà, mật ong, sữa chua,… bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra những loại mặt nạ dưỡng da hiệu quả. Những nguyên liệu này sở hữu các đặc tính giúp phục hồi và làm dịu da nhanh chóng, đồng thời còn ngăn ngừa hình thành sẹo và ngăn chặn tình trạng vết thâm hình thành sau khi nặn mụn.

Ngoài ra, mỗi khi đắp mặt nạ, thay vì đắp một lớp quá dày, bạn nên thoa một lớp mỏng vừa đủ để dưỡng chất thẩm thấu vào da. Bởi lớp mặt nạ dày có thể sẽ gây bí da, từ đó dẫn đến tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc, dễ hình thành mụn trứng cá.

Sau khi tạo ra mặt nạ từ những nguyên liệu thiên nhiên có sẵn các dưỡng chất có trong mặt nạ có thể bị mất đi và bị oxy hóa nếu để quá lâu, dẫn đến giảm hiệu quả khi sử dụng. Do đó, bạn nên sử dụng mặt nạ ngay sau khi tạo ra để đảm bảo tối ưu hàm lượng dưỡng chất.

Một số lưu ý quan trọng khi đắp mặt nạ 
Một số lưu ý quan trọng khi đắp mặt nạ sau khi nặn mụn

FAQs – Câu hỏi thường gặp

Bên cạnh thắc mắc “nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ hay không” vẫn còn khá nhiều những câu hỏi được chị em đặt ra xoay quanh vấn đề này, hãy cùng chuyên gia tại Ngọc Dung Beauty giải đáp ngay dưới đây: 

Đắp mặt nạ đất sét sau khi nặn mụn được không?

Sau khi nặn mụn, da đang trong giai đoạn nhạy cảm và dễ tổn thương. Việc sử dụng mặt nạ đất sét có thể làm giãn nở lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập vào da, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mụn thêm nghiêm trọng.Chính vì thế, bạn không nên đắp mặt nạ đất sét sau khi nặn mụn nhé!

Không nên đắp mặt nạ sau khi nặn mụn bởi làm như vậy có thể khiến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng
Không nên đắp mặt nạ sau khi nặn mụn bởi làm như vậy có thể khiến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng

Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ ngũ hoa?

Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ ngũ hoa không? Câu trả lời là KHÔNG. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ da liễu, việc sử dụng mặt nạ ngũ hoa sau khi nặn mụn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho da. Bởi các thành phần có trong mặt nạ ngũ hoa có thể gây kích ứng da, dẫn đến tình trạng mẩn đỏ, ngứa rát, thậm chí sưng viêm.

Không nên đắp mặt nạ ngũ hoa sau khi nặn mụn
Không nên đắp mặt nạ ngũ hoa sau khi nặn mụn

KẾT

Trên đây là những giải đáp chi tiết cho thắc mắc “nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ hay không”. Tóm lại, bạn cần đắp mặt nạ ở thời điểm phù hợp, bên cạnh đó cần chọn những loại mặt nạ hợp với da, và không nên đắp mặt nạ ngũ hoa hoặc mặt nạ đất sét sau khi nặn mụn.

Trong trường hợp mụn sinh sôi không thể kiểm soát, bạn không nên tiến hành tự loại bỏ nhân mụn tại nhà, thay vào đó, hãy đến với Ngọc Dung Beauty để được thăm khám và soi da MIỄN PHÍ từ chuyên gia da liễu. Họ sẽ giúp bạn tìm ra phác đồ điều trị thích hợp, từ đó giúp đẩy lùi mụn nhanh chóng và tối ưu. Đặt lịch ngay qua HOTLINE *3232 để nhận những ưu đãi khủng dành riêng cho bạn!

Không có từ khóa nào.

Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Tư vấn miễn phí
Gọi điện ngay
Hotline: *3232