Dùng Retinol trị mụn có tốt không? Cách trị mụn bằng Retinol

Mụn trứng cá hay mụn viêm đều là nỗi ám ảnh chung của nhiều người. Thử qua vô vàn phương pháp nhưng mụn vẫn cứ tồn tại trên da. Vậy sao bạn không thử qua Retinol – một giải pháp trị mụn được quảng cáo là hiệu quả cho mọi làn da?

Mặc dù khá nổi tiếng trong skincare, nhưng dùng Retinol trị mụn có hiệu quả thực sự hay không thì vẫn còn một số luồng thông tin trái chiều. Liệu trị mụn bằng Retinol có tốt không hay chỉ là lời quảng cáo của các nhãn hàng mỹ phẩm? Hãy cùng Ngọc Dung tìm câu trả lời ngay trong bài viết này nhé!

Retinol có trị mụn không? Cách trị mụn bằng Retinol
Retinol có trị mụn không? Cách trị mụn bằng Retinol

Retinol có trị mụn không?

Retinol có trị mụn không thì câu trả lời là . Nhưng để lý giải vì sao retinol trị mụn được thì cần phải tổng hợp dựa trên nhiều thông tin, như Retinol là gì, thuộc nhóm chất nào và cơ chế hoạt động ra sao. Từ những thông tin này chúng mới có thể kết luận trị mụn bằng Retinol có được không, hiệu quả như thế nào và có tác dụng phụ nào không.

Ở trong phần này, chúng ta sẽ cùng phân tích dựa trên cơ chế hoạt động của Retinol đối với da mụn. Theo đó, Retinol sẽ hoạt động theo cơ chế như sau:

  • Tăng tốc độ luân chuyển tế bào để thay mới da, thúc đẩy đẩy tăng sinh tế bào mới từ đó tạo ra tín hiệu đào thải tế bào cũ, giúp lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông dẫn đến mụn.
  • Kích thích sản sinh collagen, hỗ trợ làm cho da săn chắc và giảm kích thước lỗ chân lông; hạn chế các mảnh vụn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập gây mụn. Cơ chế này cũng sẽ giúp giảm thâm và sẹo mụn hiệu quả.
  • Hỗ trợ giảm tiết bã nhờn để kiểm soát lượng dầu trên da, tiêu hủy môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Retinol cũng có đặc tính giảm viêm, nên sẽ hỗ trợ giảm sưng đỏ và thu nhỏ kích thước các nốt mụn đang hoạt động

Với cơ chế hoạt động trên, các chuyên gia tin rằng việc dùng Retinol trị mụn là có khả thi. Nhưng so với việc uống Retinol trị mụn thì dùng Retinol dạng bôi ngoài da sẽ có kết quả rõ hơn. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị ra sao và nên dùng như thế nào thì cần tìm hiểu kỹ hơn để tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra trong quá trình bôi Retinol lên da.

Retinol có trị mụn không? Dùng Retinol trị mụn như thế nào?
Retinol có trị mụn không? Dùng Retinol trị mụn như thế nào?

Sự khác biệt giữa retinol và retinoids là gì?

Retinol và Retinoids là những khái niệm thường được nhắc đến trong chăm sóc da khoa học. Tuy nhiên, chúng không phải là một.

Retinol là một dạng Retinoid este, là dẫn xuất của Vitamin A. Nhưng không phải Retinoids nào cũng là Retinol. Retinoids là thuật ngữ chung cho các hợp chất có nguồn gốc từ Vitamin A, bao gồm Retinaldehyde, Adapalene, Tazarotene, Retinol và Tretinoin,… Những thành phần này đều có vai trò quan trọng trong chăm sóc da, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sắc tố và mụn.

Trong nhóm Retinoid, các hoạt chất được phân loại theo mức độ hoạt động. Retinoic Acid hay Tretinoin chính là cấp độ hoạt động mạnh nhất, không cần phải qua bước chuyển đổi nào khi thấm vào da. Tiếp theo đó chính là Retinaldehyde. Sau đó sẽ là Retinol. Đằng sau Retinol còn có Retinyl Palmitate, Hydroxypinacolone Retinoate hay Tazarotene.

Như vậy, có thể thấy Retinol cần trải qua quá trình chuyển đổi thành Retinaldehyde và sau đó biến thành Retinoic Acid trong da để phát huy tác dụng của nó.

Xét về hiệu quả, trị mụn bằng Retinol vẫn có tác dụng tương tự với Tretinoin mặc dù hoạt tính yếu hơn gấp 20 lần. Điều này cũng đồng nghĩa nó sẽ an toàn hơn khi sử dụng trên da. Vì thế, các sản phẩm chứa retinol trị mụn thường được xem là Retinoid cho người mới bắt đầu, ít gây kích ứng hơn khi bôi lên da.

Tuy nhiên, các loại Retinol trị mụn trên thị trường hiện nay không có tính chất giống nhau hoàn toàn. Bởi chúng còn được điều chế và kết hợp với nhiều thành phần trị mụn khác, mang đặc tính khác biệt khi hoạt động trên da. Quan trọng nhất, các sản phẩm chứa retinol trị mụn sẽ có nồng độ sử dụng khác nhau. Chúng sẽ được phân theo loại da, tình trạng mụn và thời gian điều trị. Để biết rõ hơn về vấn đề này hãy xem tiếp phần chia sẻ bên dưới đây.

Sự khác biệt giữa retinol và retinoids là gì?
Sự khác biệt giữa retinol và retinoids là gì?

Liều lượng Retinol phù hợp cho điều trị mụn trứng cá

Retinol trị mụn có được không thì đáp án đã có, nhưng không phải cứ bôi lên da là sẽ hết mụn. Chúng ta cần sử dụng đúng nồng độ, liều lượng và tần suất để tối ưu hiệu quả điều trị. Cụ thể như sau:

  • Retinol cho da mụn nhạy cảm sẽ có nồng độ thấp từ 0.025% – 0.05%.
  • Retinol cho da thường sẽ có nồng độ trung bình từ 0.05% – 0.1%.

Ngoài dựa vào mức độ nhạy cảm của da, chúng ta còn phân loại sử dụng dựa trên tình trạng mụn của da, ví dụ như:

  • Mụn nhẹ nên bắt đầu với nồng độ thấp 0.025% và sử dụng 2-3 lần/tuần.
  • Mụn trung bình nên dùng Retinol 0.05%-0.1% và sử dụng 3-4 lần/tuần.
  • Mụn nặng nên sử dụng thuốc trị mụn Retinol theo chỉ định của bác sĩ da liễu.

Lưu ý, để an toàn cho da thì nên bắt đầu với nồng độ thấp nhất và tần suất thưa. Sau khi da có phản ứng tốt với hoạt động của Retinol thì sẽ tăng liều và tăng nồng độ. Mọi thứ nên dựa vào phản hồi của da, đừng tự ý tăng liều khi da dùng Retinol bị nổi mụn bất thường.

Dùng Retinol cho da mụn nhạy cảm nồng độ bao nhiêu là phù hợp?
Dùng Retinol cho da mụn nhạy cảm nồng độ bao nhiêu là phù hợp?

Hướng dẫn sử dụng Retinol trị mụn cho người mới bắt đầu

Retinol là một dẫn xuất vitamin A đang được ưa chuộng ngày càng nhiều bởi hiệu quả trị mụn và giảm thâm mụn vượt trội. Tuy nhiên, dùng Retinol bị nổi mụn cũng là một vấn đề xảy ra rất phổ biến. Vậy nên, đối với những người mới bắt đầu sử dụng hoặc chưa biết nên dùng Retinol trị mụn như thế nào thì hãy xem hết nội dung chia sẻ bên dưới đây:

Thứ tự sử dụng Retinol trong quy trình chăm sóc da

Trong quá trình trị mụn bằng Retinol, vẫn nên tuân thủ theo quy tắc skincare thông thường. Tức không được bỏ qua bước làm sạch da, dưỡng ẩm và chống nắng. Đặc biệt, phải lưu ý đến độ pH trong sản phẩm và kết cấu để đưa ra quy trình sử dụng phù hợp nhất. 

Quy trình skincare gợi ý như sau:

Buổi sáng
  • Sữa rửa mặt dịu nhẹ
  • Toner không chứa cồn
  • Kem dưỡng ẩm
  • Kem chống nắng (SPF 30 trở lên)
Buổi tối
  • Tẩy trang 
  • Sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa chất tạo bọt mạnh
  • Toner không chứa cồn
  • BHA/AHA ((2-3 lần/tuần) 
  • Serum cấp ẩm
  • Thuốc trị mụn Retinol (dùng xen kẽ BHA/AHA)
  • Kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da (B5, Niacinamide)

Do Retinol cần chuyển đổi thành Retinoic Acid trước khi hoạt động trên da nên quá trình này rất dễ bị oxy hóa. Nếu Retinol tiếp xúc với ánh sáng và không khí, khả năng cao sẽ bị mất ổn định và biến đổi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả trị mụn bằng Retinol, cũng như tăng nguy cơ kích ứng da. Đó là lý do chúng ta nên sử dụng Retinol vào ban đêm và sử dụng kem chống nắng vào ban ngày.

Trong quy trình này, nếu muốn kết hợp Retinol với các axit tẩy tế bào như BHA/AHA để tăng khả năng làm sạch da thì hãy lưu ý:

  • Chỉ nên dùng xen kẽ ngày để tránh các hoạt chất xung đột.
  • Dùng BHA/AHA nồng độ thấp cho làn da nhạy cảm hoặc mới bắt đầu sử dụng.
  • Nên tăng cường bổ sung độ ẩm cho da để tránh da khô, bong tróc và bị break out.

>>> XEM THÊM: Benzoyl peroxide là gì? Benzoyl Peroxide trị mụn có tốt không?

Thứ tự sử dụng Retinol trong quy trình chăm sóc da
Thứ tự sử dụng Retinol trong quy trình chăm sóc da

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Retinol trị mụn

Trong các lưu ý khi cho da mụn dùng Retinol thì điểm quan trọng nhất vẫn là bước lựa chọn sản phẩm. Bởi nếu chọn sai, đồng nghĩa với việc mụn không hết, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. 

Như chia sẻ, các loại Retinol trị mụn sẽ được điều chế với công thức, nồng độ và kết cấu khác nhau. Tùy vào loại da và tình trạng da mà lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Ví dụ như dựa theo kết cấu thì khi chọn các sản phẩm Retinol trị mụn nên lưu ý:

  • Da dầu dễ nổi mụn: Chọn Retinol dạng gel hoặc serum để tránh bít tắc lỗ chân lông.
  • Da khô mụn: Chọn Retinol dạng kem hoặc serum đặc để cung cấp độ ẩm thêm cho da.
  • Da nhạy cảm: Retinol cho da mụn nhạy cảm nên sử dụng loại được sản xuất bởi công nghệ bọc vi nang để giảm kích ứng.

Ngoài ra, da mụn dùng Retinol còn cần lưu ý đến các vấn đề sau đây để trị mụn an toàn và hiệu quả:

  • Sử dụng nồng độ phù hợp với loại da và tình trạng mụn.
  • Sử dụng lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian, độ hấp thụ của da.
  • Quan sát phản ứng của da để điều chỉnh là liều lượng và tần suất sử dụng cho phù hợp.
  • Khi kết hợp với các thành phần khác trong mỹ phẩm cần lưu ý đến độ pH, kết cấu và đặc tính của sản phẩm.
  • Kiên trì sử dụng Retinol trị mụn ít nhất là 2 tháng để thấy được sự cải thiện đáng kể trên da.
  • Do Retinol có thể làm da bị khô, bong tróc và kích ứng nên cần tăng cường bổ sung các chất làm ẩm, làm mềm và làm se da như Glycerin, HA, Niacinamide hoặc B5.
  • Nếu da dùng Retinol bị nổi mụn nhiều hơn hoặc có phản ứng kích ứng khác thường thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Retinol để trị mụn

Mặc dù các sản phẩm chứa Retinol trị mụn đã được nghiên cứu kỹ công thức và điều chế cho phù hợp với tình trạng da và nhu cầu sử dụng, nhưng dùng Retinol bị nổi mụn nhiều hơn vẫn là vấn đề rất phổ biến. Ngoài ra, da mụn dùng Retinol còn có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Da đỏ, sưng tấy
  • Ngứa da, rát da và châm chích
  • Da dễ bị cháy nắng, nổi mẩn đỏ
  • Da khô, bong tróc
  • Kích ứng vùng da dưới mắt
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Retinol để trị mụn
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Retinol để trị mụn

Ngoài trị mụn Retinol có giải quyết các vấn đề về da khác không?

Do Retinol hoạt động cấp độ tế bào, thúc đẩy tăng sinh collagen và tái tạo tế bào mới nên ngoài dùng Retinol trị mụn, chúng ta còn có thể sử dụng Retinol trị thâm mụn và các vấn đề như:

  • Giảm nếp nhăn: Do Retinol kích thích sản xuất collagen nhiều hơn nên sẽ giúp da tăng độ đàn hồi, cải thiện kết cấu da và độ săn chắc da; từ đó giúp làm mờ và giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn.
  • Làm mờ thâm nám: Retinol có thể ức chế sản xuất melanin, giúp giảm các sắc tố tối màu tích tụ trên bề mặt da, làm mờ các vết thâm nám, cho da đều màu và tươi sáng hơn.
Retinol trị thâm mụn bằng cách thúc đẩy luân chuyển tế bào, thay mới tế bào trên bề mặt da
Retinol trị thâm mụn bằng cách thúc đẩy luân chuyển tế bào, thay mới tế bào trên bề mặt da

Các biện pháp khác giúp giảm mụn trứng cá

Dùng Retinol đẩy mụn trứng cá là một giải pháp phổ biến, được nhiều bác sĩ da liễu sử dụng. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể điều trị mụn bằng Retinol. Trong trường hợp, làn da không thể dung nạp hoạt chất này thì chúng ta sẽ có những biện pháp thay thế như:

  • Chemical Peel: Phương pháp này sử dụng các hoạt chất có nồng độ cao để loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp da thông thoáng và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông. Kết quả sẽ làm sạch nhân mụn bên trong da và đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi sau mụn. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp cho làn da nhạy cảm và nên thực hiện bởi bác sĩ da liễu.
  • Điều trị mụn trứng cá bằng kháng sinh: Lợi ích của phương pháp này là sẽ trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn P.Acnes, giảm viêm, sưng tấy và ngăn ngừa mụn mới hình thành. Chúng ta có thể sử dụng thuốc uống và thuốc bôi tùy vào từng trường hợp. Nhưng dùng kháng sinh trị mụn có thể mang lại một số tác dụng phụ tiềm ẩn cho sức khỏe nên cần tuân theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
  • Liệu pháp IPL: Đây là liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao, sử dụng ánh sáng có bước sóng 400nm đến 1200nm được chọn lọc để tác động lên các mục tiêu cụ thể. Ánh sáng này có thể tiêu diệt vi khuẩn P.Acnes bằng cách phá hủy cấu trúc tế bào của chúng. Đồng thời, công nghệ này còn giúp giảm hoạt động của tuyến dầu, kiểm soát lượng dầu tiết ra và tăng số lượng collagen trong da.
  • Công nghệ laser: Laser Nd:YAG hay Laser CO2 Fractional là những công nghệ laser tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trong điều trị mụn trứng cá. Tia laser sẽ thâm nhập sâu vào trong da, phát ra năng lượng nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ tế bào bị hư tổn và kích thích quá trình tái tạo da. Cả quá trình đều sẽ không làm tổn thương mô da, giúp da phục hồi nhanh và giảm tỷ lệ bị thâm, sẹo sau mụn.
Các biện pháp khác giúp giảm mụn trứng cá
Các biện pháp khác giúp giảm mụn trứng cá

Laser là một phương pháp hiệu quả và an toàn để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, cần lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện để đảm bảo hiệu quả và an toàn. TMV Ngọc Dung là một địa chỉ uy tín mà bạn có thể tham khảo. Tại đây, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn tìm ra vấn đề và đề xuất phương án điều trị phù hợp. Liên hệ ngay qua FORM dưới đây để nhận liền tay lịch hẹn cùng chuyên gia và có cơ hội được thăm khám/soi da miễn phí:

Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      FAQs – Câu hỏi thường gặp

      Retinol có trị mụn ẩn không?

      CÓ, Retinol có thể trị mụn ẩn. Bởi vì nó có thể thúc đẩy quá trình sinh trưởng và thay mới tế bào, làm bong tróc tế bào chết nhanh hơn, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông – vị trí tồn tại của mụn ẩn. Khi các tế bào chết được đào thải, lỗ chân lông thông thoáng thì mụn ẩn cũng theo đó biến mất.

      Khi trị mụn bằng Retinol, biểu hiện thường thấy chính là các nốt mụn trồi lên bề mặt da. Đây là một tín hiệu tốt, cho thấy các nhân mụn bên trong đang được đào thải ra bên ngoài. Thường thì quá trình này sẽ kéo dài trong 2-4 tuần và sau đó da sẽ mịn màng hơn.

      Tuy nhiên, dùng Retinol đẩy mụn cũng có thể cho ra phản ứng ngược. Việc đẩy mụn trên bề mặt cũng có thể xuất phát từ việc dùng nồng độ quá cao, liều lượng nhiều và tần suất dày đặc. Khi này, da sẽ có dấu hiệu ngứa, nổi mụn khắp mặt, kể cả những vị trí chưa từng bị nổi mụn. Các nốt mụn có dấu hiệu viêm đỏ và chứa mủ bên trong. 

      Vì thế, nếu trị mụn ẩn bằng Retinol, bạn phải lưu ý đến phản ứng của da và thời gian mụn trồi lên. Nếu có dấu hiệu bất thường thì nên đi kiểm tra da và nhờ bác sĩ da liễu tư vấn giúp.

      Retinol trị mụn đầu đen không?

      Ngoài dùng Retinol trị thâm mụn, chúng ra có thể dùng Retinol trị mụn đầu đen, đầu trắng và một số loại mụn trứng cá khác. Retinol hoạt động trên da mụn đầu đen bằng cách tăng tốc độ luân chuyển tế bào, làm sạch lỗ chân lông và loại bỏ cặn bã, bụi bẩn, tế bào chết ra bên ngoài.

      Đồng thời, nó sẽ giúp kiểm soát lượng dầu nhờn trên da, để hạn chế vi khuẩn gây mụn xâm nhập và phát triển. Thời gian để Retinol phát huy tác dụng trong điều trị mụn đầu đen thường là 4-8 tuần. Bạn có thể kết hợp Retinol trị mụn với BHA và AHA để tăng hiệu quả.

      Retinol có trị mụn đầu đen không? Retinol có trị mụn ẩn không?
      Retinol có trị mụn đầu đen không? Retinol có trị mụn ẩn không?

      Retinol trị mụn nội tiết không?

      Mụn nội tiết hình thành là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Vì thế, dùng Retinol trị mụn nội tiết sẽ không giải quyết được triệt để nguyên nhân gốc rễ của nó. Thay vào đó nên sử dụng Retinol đính kèm với các phương pháp điều trị chuyên sâu khác theo chỉ định bác sĩ da liễu để đạt được hiệu quả như mong đợi.

      KẾT

      Có nên dùng Retinol trị mụn không và trị mụn bằng Retinol có hiệu quả hay không thì qua những thông tin chia sẻ, chúng ta đã có được đáp án. Những vấn đề này cũng đã thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, nên vấn đề cần quan tâm đến chính là sử dụng Retinol cho da mụn như thế nào mới hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin này trên Website Thẩm mỹ viện Ngọc Dung hoặc liên hệ với chuyên gia qua hotline *3232 để được hỗ trợ chi tiết hơn.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232