Tác hại không ngờ của việc thức khuya đến sức khỏe

Thức khuya mang lại những tác hại khủng khiếp nhưng nhiều người trẻ hiện nay vẫn đang phớt lờ lời cảnh báo này. Hãy cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tìm hiểu ngay sau đây!

“Thức khuya” – Khái niệm không xa lạ với giới trẻ trong nhiều năm trở lại đây. Sinh viên, nhà văn, thậm chí là cả dân văn phòng,… là những đối tượng thường xuyên thức khuya. Vậy thức khuya ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Những lời cảnh tỉnh

Gần đây cộng đồng mạng xôn xao về trường hợp thương tâm của một anh chàng tên Diêu đến từ Trung Quốc. Do thường xuyên thức khuya để làm việc với áp lực và cường độ cao, chàng trai 24 tuổi đã bất ngờ đột tử vì đầu óc quá căng thẳng, sức khỏe suy kiệt.

Hay như trường hợp của một nam sinh viên tại Đà Nẵng được phát hiện chết tại phòng trọ. Nguyên nhân là vì thức khuya chơi game trong thời gian dài dẫn đến những biến chứng về não và tim mạch.

Thuc khuya 2

Không chỉ các bạn trẻ, những người làm công việc văn phòng cũng có xu hướng thức khuya nhiều hơn. Họ thường thức đến 1-2 giờ sáng và ngủ muộn đến 8-9 giờ sáng hôm sau mới thức dậy.

Theo các chuyên gia y tế, cơ thể con người tồn tại đồng hồ sinh học và bắt buộc phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản về giấc ngủ. Nếu đảo ngược đồng hồ sinh học thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng cho dù chúng ta cố gắng ngủ bù nhiều hơn vào ngày hôm sau.

Không những vậy, những người ngủ bù lại tiếp tục đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến ban đêm tiếp tục khó ngủ, vô tình tạo nên một vòng lẩn quẩn.

Những tác hại của việc thức khuya

  • Lượng đường trong máu cao

Nhiều cuộc thử nghiệm và thực tế đã chứng minh rằng lượng đường trong máu cao có liên quan mật thiết đến việc thức khuya. Trong một nhóm phụ nữ được chọn, số người thức khuya có lượng đường huyết tăng đột biến so với nhóm còn lại.

Hiện tượng tăng đường huyết thường liên quan mật thiết tới các trạng thái sức khỏe khác như mệt mỏi, đau đầu, tim mạch, tổn thương thận.

  • Nảy sinh thói quen ăn uống thiếu lành mạnh

Một nghiên cứu cho thấy thức khuya kích thích các cơn thèm ăn bởi trong quá trình thức bạn phải trải qua những hoạt động thể chất nhất định (lướt web, đọc sách,…). Đặc biệt người thức khuya có xu hướng nạp chất béo nhiều hơn người bình thường, điều này có thể dẫn đến hệ lụy xấu cho sức khỏe.

  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Cho dù bạn chỉ thức khuya vào dịp cuối tuần thì điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ tuần hoàn. Các chuyên gia khẳng định cứ mỗi lần bạn thay đổi thói quen giấc ngủ của mình thì tỷ lệ mắc bệnh tim tăng lên đến 11%.

  • Thức khuya khiến bạn bị ốm

Ngủ là một cách chữa trị bệnh rất hiệu quả, đơn giản hãy lấy ví dụ của những người bị bệnh cảm cúm. Giấc ngủ tác động lớn lên hệ miễn dịch của chúng ta, nếu không ngủ đúng giờ và đủ giấc thì không sớm thì muộn bệnh tật cũng sẽ “ghé thăm” bạn.

Thuc khuya 4

  • Bệnh trầm cảm

Các chuyên gia về giấc ngủ đã phát hiện ra rằng những người thức khuya có dấu hiệu của bệnh trầm cảm và tiểu đường tuýp 2. Dù không chắc chắn thức khuya là nguyên nhân chính nhưng ở một mức độ nào đó bạn cũng phải lưu tâm đến vấn đề này.

  • Ảnh hưởng đến trí nhớ

Nhiều người khẳng định họ học tập hoặc làm việc năng suất hơn khi thức khuya. Tuy nhiên, dẫu lập luận này đúng đi nữa thì bạn vẫn phải đánh đổi bằng sức khỏe của mình. Thức khuya thường kéo theo tình trạng thiếu ngủ, tác động tiêu cực đến hiệu quả của não bộ.

  • Ảnh hưởng tới thời lượng và số lượng giấc ngủ

Nếu bạn không ngủ đủ 8 tiếng/ngày thì việc thức khuya tiếp tục khiến giấc ngủ của bạn ngắn hơn. Ngủ không đủ giấc hoặc không ngon đều gây hại cho cơ thể, đẩy trạng thái căng thẳng lên cao. Vì vậy bạn hãy dành thời gian để có một giấc ngủ trọn vẹn.

  • Lão hóa nhanh chóng, mau già

Thời gian từ 23 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau là lúc các tế bào da được tái tạo nhanh nhất. Lượng Collagen được sản sinh để trẻ hóa da trong thời điểm này cũng cao cấp nhiều lần so với bình thường.

Do đó nếu thức khuya trong thời gian dài thì da bạn sẽ nhợt nhạt, nếp nhăn, quầng thâm và mụn dễ xuất hiện.

  • Nguy cơ ung thư và vô sinh

Các chuyên gia khẳng định hệ miễn dịch được tăng cường nếu bạn ngủ đủ giấc. Điển hình là chất maletonin – một nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào có thể dẫn đến ung thư.

Lý giải thời gian biểu của cơ thể dưới góc độ khoa học

Từ 21 giờ đến 23 giờ là quãng thời gian để hệ miễn dịch đào thải chất độc, bạn nên nghe nhạc thư giãn vào thời điểm này.

Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng là quãng thời gian bài tiết, đào thải chất độc cho gan, hoạt động này chỉ có thể diễn ra khi bạn ngủ.

Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng là thời điểm mật đào thải chất độc, bạn vẫn cần phải ngủ.

Từ 3 đến 5 giờ sáng là thời điểm bài tiết chất độc trong phổi, vì vậy những người mắc bệnh ho kinh niên thường không kiểm soát được những cơn ho trong thời gian này. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở cho việc đào thải chất cặn bã trong cơ thể.

Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng là thời điểm ruột già bài tiết chất độc, việc đầu tiên sau khi ngủ dậy là bạn phải đi vệ sinh để thải hết các chất độc này ra khỏi cơ thể.

Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng là thời điểm ruột non hấp thu dinh dưỡng, bạn nên ăn sáng đầy đủ để cung cấp đủ năng lượng cho một ngày dài.

Từ nửa đêm cho đến 4 giờ sáng là thời gian tủy sống tạo máu, bạn cần phải ngủ say và không nên thức khuya.

  • Theo đồng hồ sinh học

Thuc khuya 3

Trạng thái ngủ từ 0-1 giờ sáng giúp cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo tinh thần sảng khoái, bạn nên ngủ trước khoảng thời gian này từ 1-2 tiếng.

Từ lúc 1 đến 5 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và tăng cường hệ miễn dịch. Thức khuya sẽ làm rút ngắn hoặc bỏ qua giai đoạn này, cơ thể bạn sẽ suy yếu thấy rõ.

Trong giai đoạn bạn ngủ sâu cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone để cân bằng và nâng cao sức đề kháng. Thức khuya sẽ khiến hoạt động này trì trệ và diễn ra chậm hơn.

Những lời khuyên cần thiết

Để giảm thiểu tình trạng thức khuya và những tác hại của nó, chị em cần nhớ:

Buổi tối không nên ăn quá no, chỉ tập trung thu nạp dinh dưỡng vào ban ngày. Nếu biết ban đêm phải làm việc hoặc vui chơi, bạn nên bổ sung đầy đủ protein động vật từ thịt, cá, trứng, sữa,…

Ăn các loại hạt khô như óc chó, đậu phộng, táo tàu, long nhãn,… để bổ sung năng lượng nhiều hơn.

Nếu buộc phải liên tục làm việc trong 1-2 giờ đồng hồ, bạn nên nghỉ ngơi một lát để cơ thể phục hồi. Nên chợp mắt vào buổi trưa từ nửa tiếng đến một tiếng hoặc có thể lâu hơn nếu bạn thức đêm.

Mắt thường làm việc nhiều nhất khi bạn thức khuya, có thể dẫn đến mỏi mắt, đau mắt hoặc khô mắt,… Khi làm việc ban đêm, thỉnh thoảng hãy để mắt nghỉ ngơi từ 5-10 phút rồi hãy tiếp tục làm việc.

Thuc khuya 1

Bạn có thể nhỏ mắt hoặc giúp mắt “tập thể dục” bằng các loại rau củ giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, bí ngô, cà chua,…

Không nên chọn cà phê, thay vào đó hãy uống trà. Bởi cà phê dù có thể giúp tinh thần thoải mái, tỉnh táo hơn nhưng có thể khiến bạn mất ngủ kể cả khi bạn muốn ngủ, điều này dẫn đến hiện tượng cơ thể kiệt sức, thiếu tỉnh táo.

Bạn nên chọn uống hồng trà khi thức khuya. Cách đơn giản nhất là chỉ cần pha 4 gram hồng trà cho một đêm là đủ.

Như vậy thức khuya vừa tác động xấu đến sức khỏe, lại vừa khiến nhan sắc xuống cấp rõ rệt. Hãy điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giấc ngủ ngay từ hôm nay để tránh những tác hại khủng khiếp chúng tôi đã liệt kê nhé! Chúc chị em luôn trẻ – khỏe – đẹp mỗi ngày.

Xem thêm:

Hệ thống Thẩm mỹ viện Ngọc Dung được thành lập từ năm 1998, luôn tiên phong trong việc cập nhật, ứng dụng những xu hướng thẩm mỹ quốc tế hiện đại, ưu việt nhất, không ngừng mang đến các giải pháp làm đẹp toàn diện, an toàn.

Xem thêm thông tin tại:

Không có từ khóa nào.

Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

Tư vấn miễn phí
Gọi điện ngay
Hotline: *3232