Nứt gót chân xuất phát từ những nguyên nhân nhau, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp tự nhiên mà còn có thể gây cảm giác đau đớn, chảy máu và thậm chí là nhiễm trùng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể trị nứt gót chân với các nguyên liệu dễ tìm kiếm. Hãy cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung khám phá ngay những cách trị nứt gót chân bằng kem đánh răng và các nguyên liệu tự nhiên đơn giản tại nhà dưới đây!
Nguyên nhân làm gót chân bị nứt và các dấu hiệu nhận biết
Tình trạng nứt gót chân có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiêu biểu như:
- Thời tiết khô cằn, đặc biệt là vào mùa đông, làn da càng dễ mất đi độ ẩm tự nhiên và dễ dàng trở nên khô ráp nứt nẻ gót chân.
- Việc đứng lâu trong một tư thế hoặc sử dụng giày, dép không phù hợp, quá chật cũng có thể khiến vùng da này bị nứt nẻ.
- Tắm nước nóng trong thời gian kéo dài có thể làm tổn thương da.
- Việc dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh làm giảm lớp dầu tự nhiên, gây khô da.
- Đi chân trần trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ nứt da chân.
- Thiếu hụt các vitamin và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể.
- Một số vấn đề da liễu khác như nhiễm nấm, viêm da dị ứng, các bệnh da liễu ở trẻ vị thành niên, hoặc bệnh vẩy nến cũng có thể là nguyên nhân gây nứt gót chân.
Một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng này như: Da chân bị khô bong tróc đặc biệt là ở phần gót, các vết nứt có dạng rãnh nhỏ và nông, thường gây khó chịu, đau rát. Nếu tình trạng này không được sớm điều trị có thể dẫn đến chảy máu thậm chí là viêm nhiễm da.
Hướng dẫn cách trị nứt gót chân bằng kem đánh răng
Phương pháp trị nứt gót chân bằng kem đánh răng tại nhà được nhiều chị em yêu thích, cách thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Bắt đầu bằng cách ngâm chân trong nước muối ấm pha loãng khoảng 10 – 15 phút. Quá trình này không chỉ giúp thư giãn, cải thiện lưu thông khí huyết mà còn có tác dụng sát trùng và làm mềm phần da sần, nứt nẻ ở gót chân.
- Bước 2: Sau khi ngâm, bạn cần lau khô chân, kế đến trộn một muỗng kem đánh răng (ưu tiên loại kem có màu trắng) với một viên nang vitamin E. Sau đó thoa đều hỗn hợp này lên vùng gót chân nứt nẻ.
- Bước 3: Để hỗn hợp trên chân hoảng 30 phút sau đó rửa lại với nước sạch. Tuy nhiên nếu bạn thực hiện phương pháp này trước khi đi ngủ thì có thể để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.
Để đạt hiệu quả làm đẹp như mong muốn, bạn nên áp dụng phương pháp trị nứt gót chân bằng kem đánh răng khoảng 1-2 lần mỗi tuần, tuy nhiên chú ý quan sát phản ứng của da nếu bạn mới thực hiện lần đầu. Nếu có bất kỳ cảm giác khó chịu hay dấu hiệu phản ứng tiêu cực, hãy dừng ngay để tránh rủi ro nhiễm trùng hay các biến chứng khác.
Tuy việc sử dụng kem đánh răng để điều trị nứt gót chân chỉ là một giải pháp tạm thời và không thể thay thế việc chăm sóc da đúng cách hoặc xử lý triệt để nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Do đó, không nên lạm dụng phương pháp này để tránh gặp phải những kết quả không mong muốn.
Một số cách trị nứt gót chân tại nhà với các nguyên liệu thiên nhiên
Bên cạnh việc trị nứt gót chân bằng kem đánh răng, bạn cũng có thể kết hợp thêm các nguyên liệu tự nhiên dưới đây để chăm sóc da chân an toàn, hiệu quả.
Cách chữa nứt gót chân với đu đủ chín
Đu đủ chín chứa nhiều vitamin, các loại khoáng chất và chất chống oxy hóa, có tác dụng làm mềm da, dưỡng ẩm da, có thể trở thành một phương pháp chăm sóc gót chân hiệu quả tại nhà. Bạn không cần thực hiện hàng ngày, chỉ cần áp dụng đều đặn 3 lần mỗi tuần. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn tiến hành xay nhuyễn một phần tư quả đu đủ chín, sau trộn đều với 1 muỗng cà phê nước cốt chanh.
- Bước 2: Sau đó tiến hành thoa đều hỗn hợp lên phần gót chân bị nứt và giữ nguyên trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Rửa sạch vùng da vừa sử dụng đu đủ chín với nước ấm.
bạn hãy thực hiện từ 2-3 lần mỗi tuần để giúp đẩy lùi tình trạng nứt gót, lấy lại đôi bàn chân mềm mại.
Cách trị nứt gót chân với chanh
Chanh có hàm lượng vitamin C dồi dào cùng với hàm lượng axit citric cao, sở hữu đặc tính khử trùng và chống viêm cực kỳ hiệu quả, do đó, không ít chị em đã dùng chanh để chữa trị các vết nứt trên da chân. Hơn nữa, chanh còn có khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của làn da và giảm thiểu các tình trạng kích ứng da.
Cách trị nẻ gót chân đơn giản như sau:
- Bước 1: Chia đôi quả chanh và vắt ra một lượng nước nhỏ, chỉ giữ lại phần vỏ.
- Bước 2: Đặt nửa quả chanh lên gót chân rồi đeo tất lên trên và giữ như vậy trong khoảng 30 phút.
- Bước 3: Sau đó, rửa sạch chân với nước và áp dụng một loại dầu nền, như dầu dừa, để dưỡng ẩm cho gót chân.
Ngoài cách trên bạn cũng có thể pha loãng nước cốt chanh với nước ấm, sau đó ngâm chân trong khoảng 20 phút. Cách này sẽ giúp làm mềm da, hỗ trợ loại bỏ tế bài chết, làm giản tình trạng nứt nẻ gót chân.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ nên áp dụng với các vết nứt gót nông, chưa quá xâu, vì đặc tính axit citric có thể làm vết thương bị đau rát.
Mẹo trị nứt gót chân bằng chuối và bơ
Ngoài phương pháp trị nứt gót chân bằng kem đánh răng, bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu chuối và bơ để điều trị nứt gót chân hiệu quả. Chúng đều có đặc tính dưỡng ẩm tự nhiên vượt trội.
Chuối giàu enzyme giúp loại bỏ tế bào da chết, mang lại làn da mềm mại và mịn màng, trong khi đó bơ lại chứa nhiều loại dầu và chất béo, cung cấp độ ẩm sâu và nuôi dưỡng da khô hiệu quả. Do đó, 2 nguyên liệu này sẽ là sự kết hợp hoàn hảo cho việc chăm sóc và phục hồi da gót chân nứt nẻ.
Hướng dẫn thực hiện cách chữa nứt gót chân:
- Bước 1: Đầu tiên, xay nhuyễn 1 quả chuối và nửa trái bơ để tạo thành một hỗn hợp đặc và dính.
- Bước 2: Sau đó, thoa đều hỗn hợp này lên gót chân và giữ nguyên trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Cuối cùng, rửa sạch với nước ấm và nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm.
Hãy áp dụng phương pháp này một cách đều đặn cho đến khi tình trạng nứt nẻ của gót chân được cải thiện, để đạt hiệu quả tối ưu trong việc nuôi dưỡng và phục hồi làn da.
Trị nứt gót chân tại nhà với nha đam
Nha đam từ lâu đã được biết đến với những đặc tính sát khuẩn và kháng viêm xuất sắc. Nguyên liệu này không chỉ giúp giảm đau và kích thích quá trình phục hồi vết nứt hiệu quả, mà còn có khả năng làm dịu vùng da bị tổn thương.
Cách trị nứt gót chân với nha đam:
- Bước 1: Đầu tiên, ngâm chân trong nước muối ấm khoảng 5 phút, sau đó lau khô chân nhẹ nhàng.
- Bước 2: Tiếp theo, lấy phần gel trong suốt bên trong lá nha đam.
- Bước 3: Cắt gel nha đam thành lát mỏng và thoa đều lên vùng da gót chân bị nứt. Áp dụng phương pháp này 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng nha đam là một phương pháp tự nhiên và an toàn, giúp cải thiện tình trạng nứt nẻ trên gót chân một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Cách trị nứt chân với mật ong
Mật ong là một trong những thực phẩm giàu dưỡng chất, mang lại vô số lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe sức khỏe và vẻ đẹp của làn da. Không chỉ là một nguồn dinh dưỡng phong phú, mật ong còn nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Đặc biệt, mật ong còn được biết đến với các đặc tính làm lành da hiệu quả.
Ngâm chân với mật ong: Để trị gót chân nứt nẻ, bạn chỉ cần pha một chút mật ong vào chậu nước ấm, ngâm chân trong đó khoảng 20 phút, sau đó nhẹ nhàng dùng khăn hoặc sơ mướp lau sạch phần da bị nứt nẻ bong tróc ở gót chân.
Thoa mật ong trực tiếp lên gót chân: Bạn cũng có thể cải thiện tình trạng nứt gót bằng cách bôi trực tiếp mật ong lên gót chân và massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút, sau đó chờ 30 phút và rửa sạch lại với nước ấm.
Chữa nứt gót chân với dầu mù tạt
Dầu mù tạt chứa các thành phần có khả năng kháng viêm và chống vi khuẩn, giúp giảm mụn và các vấn đề da do vi khuẩn gây ra. Nó có thể giúp làm dịu da bị kích ứng và làm mềm da khô, đặc biệt hữu ích trong điều trị các vấn đề da như viêm da cơ địa và vẩy nến. Để sử dụng dầu mù tạt trị nứt gót chân, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Lấy một lượng nhỏ dầu mù tạt, thoa nhẹ nhàng dầu mù tạt lên gót chân của bạn.
- Bước 2: Dùng ngón tay massage nhẹ nhàng vùng gót chân đã thoa dầu để giúp dầu thẩm thấu vào da.
- Bước 3: Sau khi massage, hãy mang một đôi tất mỏng và giữ chúng trên chân trong suốt đêm.
- Bước 4: Sáng hôm sau, bạn hãy rửa sạch gót chân với nước ấm.
Chỉ sau một vài lần thực hiện bạn sẽ thấy tình trạng nứt gót giảm đi đáng kể.
Trị nứt gót chân bằng dầu dừa
Tương tự như mật ong, dầu dừa có đặc tính dưỡng ẩm, chống viêm và kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả, nhờ đó, phương pháp này được biết đến với khả năng chăm sóc da khô, cải thiện tình trạng bệnh chàm và vảy nến, dầu dừa giúp da giữ được độ ẩm cần thiết.
Sử dụng dầu dừa thoa lên cùng da gót chân sau khi ngâm chân là một phương pháp tuyệt vời để trị nứt gót. Quá trình ngâm chân làm mềm da, sau đó việc áp dụng dầu dừa giúp nuôi dưỡng và phục hồi các vùng da bị nứt nẻ.
Đặc biệt, nếu gót chân bạn có vết thương hở hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, dầu dừa sẽ hỗ trợ làm lành nhanh chóng nhờ vào các tính năng chống viêm và kháng khuẩn của nó.
Mẹo trị nứt gót chân với dầu mè
Dầu mè cũng là một những lựa chọn tuyệt vời để điều trị nứt gót chân, với hai tác dụng chính là tẩy da chết và dưỡng ẩm, giúp phục hồi vùng da bị tổn thương. Dầu mè không chỉ cung cấp độ ẩm cần thiết mà còn giúp làm mềm và phục hồi các phần da khô, chai sạn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy một lượng nhỏ dầu mè, đủ để thoa lên cả hai gót chân.
- Bước 2: Áp dụng một lớp mỏng dầu mè lên vùng gót chân bị nứt.
- Bước 3: Dùng đầu ngón tay, massage nhẹ nhàng gót chân trong khoảng 10 phút. Điều này không chỉ giúp dầu thấm sâu vào da mà còn kích thích lưu thông máu.
- Bước 4: Thực hiện quy trình này mỗi tối trước khi đi ngủ để dầu có thời gian thẩm thấu qua đêm. Sử dụng đều đặn, bạn sẽ thấy gót chân trở nên mềm mại và mịn màng hơn.
Cách trị nứt gót chân tại nhà bằng giấm táo
Việc thường xuyên phải mang giày và tất có thể khiến đôi chân của bạn trở nên khô và thiếu oxy, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi khó chịu. Giấm táo với khả năng kháng khuẩn tự nhiên của mình, không chỉ giúp cải thiện tình trạng da khô nứt nẻ mà còn làm mềm da và khử mùi hôi chân hiệu quả.
Để sử dụng giấm táo trong việc chăm sóc gót chân bị khô và nứt nẻ, hãy thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên, chuẩn bị một chậu nước ấm và thêm giấm táo theo tỷ lệ 4:1.
- Bước 2: Tiếp theo, ngâm chân trong dung dịch này khoảng 20 phút để giấm táo phát huy tác dụng.
- Bước 3: Cuối cùng, nhấc chân ra và sử dụng đá bọt để nhẹ nhàng chà xát gót chân, giúp loại bỏ tế bào chết và làm mềm da.
Áp dụng phương pháp này sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng khô da và nứt nẻ, đồng thời mang lại cảm giác dễ chịu cho đôi chân của mình.
Cách trị nứt gót chân nặng với vaseline
Nứt gót chân bôi gì? Bên cạnh cách trị nứt gót chân bằng kem đánh răng, bôi hỗn hợp vaseline kết hợp cùng nước cốt chanh cũng là một hỗn hợp tuyệt vời để chăm sóc vùng da chân khô ráp, nứt nẻ. Dưới đây là cách làm chi tiết:
- Bước 1: Trộn 1 muỗng vaseline với 3 – 5 giọt nước cốt chanh để tạo thành một hỗn hợp mịn màng.
- Bước 2: Ngâm chân trong nước muối ấm khoảng 10 – 15 phút để làm mềm da và chuẩn bị cho quá trình dưỡng da.
- Bước 3: Sau khi ngâm, lau khô chân một cách nhẹ nhàng.
- Bước 4: Thoa hỗn hợp vaseline và nước cốt chanh lên các vết nứt trên gót chân.
- Bước 5: Thực hiện quy trình này mỗi tối trước khi đi ngủ để hỗn hợp có thời gian phát huy tác dụng qua đêm. Áp dụng thường xuyên sẽ giúp gót chân của bạn trở nên mềm mại và hồng hào.
Một số lưu ý bạn cần biết khi trị nứt gót chân
Khi điều trị nứt gót chân, có một số lưu ý quan trọng cần được xem xét để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bạn:
- Trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào trên da, nhất là với các sản phẩm hoặc nguyên liệu tự nhiên, bạn nên kiểm tra phản ứng da trước để đảm bảo an toàn trong quá trình dưỡng da. Thoa một lượng nhỏ sản phẩm trên một phần nhỏ da và quan sát trong 24 – 48 giờ để xem có phản ứng không mong muốn nào không.
- Hầu hết các phương pháp điều trị từ nguyên liệu tự nhiên đều mang đến hiệu quả khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người. Điều này có nghĩa là một phương pháp có thể hiệu quả với người này nhưng không hiệu quả với người khác.
- Nếu tình trạng nứt gót chân của bạn nặng hoặc không thuyên giảm sau việc sử dụng các biện pháp tự nhiên hoặc các sản phẩm chăm sóc da thông thường, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để được thăm khám và chăm sóc.
- Duy trì vệ sinh cá nhân và chăm sóc da chân thường xuyên bằng cách sử dụng kem dưỡng gót chân, tránh tiếp xúc lâu dài với nước, lựa chọn giày phù hợp để bảo vệ chân sẽ giúp tăng cường hiệu quả trị nứt gót chân.
- Một chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất cũng như duy trì một lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ quá trình chữa lành da và cải thiện sức khỏe tổng thể của da.
Một số biện pháp ngăn ngừa nứt gót chân
Để hạn chế tối đa rủi ro bị nứt gót chân, đặc biệt là vào những mùa thời tiết hanh khô, bạn có thể tham khảo một số biện pháp ngăn ngừa nứt gót chân dưới đây:
Để ngăn ngừa tình trạng nứt gót chân, gây ra bởi các yếu tố hàng ngày, dưới đây là những điều cần chú trọng:
- Hạn chế sử dụng các loại giày dép có thể gây áp lực hoặc tổn thương cho gót chân như dép xỏ ngón, dép xăng đan, giày hở gót, giày cao gót nhọn, hoặc giày chật.
- Không nên đứng hoặc khoanh chân quá lâu để tránh tạo áp lực lên gót chân và hạn chế tình trạng nứt nẻ.
- Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để giữ cho làn da chân mềm mại và ngăn ngừa khô ráp.
- Tình trạng nứt gót chân cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường, bạn nên thực hiện kiểm tra chân hàng ngày để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.
- Sử dụng đệm lót giày tùy chỉnh để hỗ trợ và phân bố trọng lượng đều khắp chân.
- Mang vớ có đệm chất dày, hoặc sử dụng miếng lót gót chân silicon để giữ ẩm và hỗ trợ phân bố lực ra đều chân.
- Sử dụng đá bọt sau khi tắm để chà gót chân nứt nẻ nhằm loại bỏ tế bào chết.
- Điều trị kịp thời các bệnh lý có thể gây ra triệu chứng da khô và nứt nẻ ở gót chân.
Lời kết
Việc trị nứt gót chân bằng kem đánh răng và các nguyên liệu tự nhiên chỉ là phương pháp khắc phục tạm thời, do đó để giữ cho đôi chân luôn mềm mịn, hồng hào bạn cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chăm sóc da chân đều đặn. Bên cạnh đó, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn về vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Hotline *3232 để được tư vấn cụ thể bởi các chuyên gia tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung.
Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM
tại TMV Ngọc Dung *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng