Vết thương để lại sẹo thâm khi lên da non và cách khắc phục

Hầu như ai cũng đã trải qua vài lần bị thương, dẫn đến để lại những vết sẹo không mong muốn, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da. Mặc dù có những vết thương nhanh chóng lành mà không để lại dấu vết, nhưng cũng có không ít trường hợp, dù đã được chăm sóc cẩn thận, vẫn xuất hiện tình trạng vết thương lên da non bị thâm, đặc biệt sau các chấn thương hoặc ca phẫu thuật lớn. Cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung giải đáp thắc mắc tại sao vết thương để lại sẹo thâm? Và cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả dưới đây!

Tại sao vết thương để lại sẹo thâm khi lên da non? Theo dõi ngay!
Tại sao vết thương để lại sẹo thâm khi lên da non? Theo dõi ngay!

Tại sao vết thương lên da non bị thâm?

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải các sự cố không mong muốn, từ những tai nạn nhỏ đến những chấn thương nghiêm trọng, dẫn đến việc xuất hiện các vết thương hở. Dù là vết thương nông hay sâu, rộng hay hẹp, chúng đều có một số đặc điểm chung: lớp da bên ngoài bị tổn thương, để lộ lớp mô bên trong. Những vết thương này thường gây ra cảm giác đau rát, chảy máu và có thể sưng viêm.

Quá trình xuất hiện da non sau vết thương sẽ quyết định việc da có thể hồi phục hoàn toàn hay không, đây cũng là giai đoạn da non dễ bị thâm, để lại sẹo. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng vết thương để lại sẹo thâm, bạn có thể tham khảo để tìm được cách điều trị phù hợp với nhu cầu của mình: 

Vết thương bị tác động khi lên da non sẽ để lại thâm

Những vùng da mới đang phục hồi vết thương thường rất nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, điều này sẽ làm chậm quá trình hồi phục và có thể dẫn đến tình trạng sẫm màu của vết thương.

Trong giai đoạn tái tạo này, làn da có thể xuất hiện tình trạng mẫn cảm, ngứa rát khó chịu. Tuy nhiên, việc gãi hoặc bóc vảy vết thương không chỉ có thể làm hại lớp da mới đang hình thành, làm xuất hiện sẹo thâm mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng, cản trở quá trình phục hồi tự nhiên của da.

Vết thương bị tác động khi lên da non sẽ để lại thâm
Tình trạng vết thương để lại sẹo thâm do da non khi mới hình thành chịu tác động từ yếu tố bên ngoài

Vết thương để lại sẹo thâm do chăm sóc không đúng cách

Khi vết thương không được chăm sóc đúng cách, sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ tấn công da và gây ra tình trạng viêm. Viêm nhiễm có thể làm tăng sản xuất melanin, dẫn đến sẹo thâm. Thêm vào đó, việc sử dụng các sản phẩm điều trị sẹo hoặc sử dụng nghệ tươi không đúng thời điểm, đặc biệt là khi vết thương chưa kịp lành, cũng góp phần làm tăng nguy cơ làm tối màu da.

Hơn nữa, không bảo vệ vùng da non sau khi vết thương bắt đầu phục hồi khỏi tác động của ánh nắng mặt trời cũng là một trong những yếu tố chính gây ra tình trạng vết thương lên da non bị thâm.

Vết thương để lại sẹo thâm do chăm sóc không đúng cách
Việc chăm sóc da không cẩn thận trong quá trình phục hồi cũng góp phần dẫn đến tình trạng vết thương để lại sẹo thâm

Vết thương để lại sẹo thâm do sức đề kháng yếu

Ở những người có hệ miễn dịch yếu, quá trình hồi phục và lành vết thương thường trở nên chậm chạp và phức tạp hơn. Sự yếu kém trong khả năng đề kháng khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút, cũng như tăng nguy cơ sẫm màu do sự tăng sản melanin khi tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng. Điều này làm cho việc chăm sóc và bảo vệ vết thương trở nên cần thiết hơn, nhằm mục tiêu giảm thiểu rủi ro và hỗ trợ quá trình lành lặn hiệu quả.

Do ảnh hưởng hội chứng tăng sắc tố sau viêm

Hội chứng Tăng Sắc Tố Sau Viêm (PIH) đề cập đến sự tăng cường sinh sản melanin ở những khu vực da bị tổn thương, đặc biệt sau các tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng. Kết quả là vết sẹo bị thâm đen làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên của làn da.

Để hạn chế tình trạng sắc tố da bị đổi màu này, việc chăm sóc da bị thương một cách cẩn thận và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng, mặc trang phục có khả năng che chắn và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn chăm sóc da từ bác sĩ, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro phát triển PIH, đồng thời hỗ trợ quá trình hồi phục da một cách hiệu quả.

Do ảnh hưởng hội chứng tăng sắc tố sau viêm
Vết thương để lại sẹo thâm do hội chứng tăng sắc tố sau viêm

Vết thương để lại sẹo thâm khi lên da non có trị được không?

Khả năng khắc phục tình trạng thâm, sạm trên vùng da non sau vết thương phụ thuộc vào quá trình chăm sóc và điều trị kịp thời của mỗi người. Việc xử lý vết thương đúng cách và can thiệp sớm có thể ngăn chặn sự phát triển của vết thâm đen lâu dài. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ tái tạo da có thể giúp làm đều màu da một cách nhanh chóng.

Để ngăn ngừa tình trạng vết thương để lại sẹo thâm, bạn nên bắt đầu thực hiện các phương pháp điều trị ngay từ khi nó bắt đầu lành lại và tiếp tục trong đa đoạn phục hồi da non. Việc can thiệp muộn có thể làm tăng khó khăn trong việc cải thiện tình trạng thâm sẹo và đòi hỏi nhiều thời gian hơn cho quá trình điều trị.

Việc xử lý vết thương đúng cách và can thiệp điều trị sẹo kịp thời có thể giúp làm mờ sẹo thâm hiệu quả
Việc xử lý vết thương đúng cách và can thiệp điều trị sẹo kịp thời có thể giúp làm mờ sẹo thâm hiệu quả

Vết thương bị thâm đen làm sao hết? Cách trị sẹo thâm

Dưới đây là những cách làm mờ vết thâm đơn giản, hiệu quả bạn có thể tham khảo: 

Bôi kem điều trị vết thương để lại sẹo thâm

Ngày nay, trên thị trường có đa dạng sản phẩm điều trị sẹo thâm phù hợp với nhu cầu điều trị khác nhau của người tiêu dùng. Để đạt hiệu quả tối ưu, chọn sản phẩm chứa các thành phần như vitamin C, kojic acid, niacinamide, glycolic acid, hydroquinone,… vốn nổi tiếng với khả năng làm mờ sẹo thâm. Sử dụng kem trị sẹo thâm đúng cách, thoa nhẹ nhàng lên vùng da xung quanh vết thương đã phục hồi, một vài lần mỗi ngày, sẽ giúp bạn nhận thấy sự cải thiện đáng kể. 

Trong vòng 8 tuần, bạn sẽ thấy các vết sẹo thâm mờ dần. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì trong quá trình thực hiện phương pháp này để đạt được hiệu quả làm đẹp như mong muốn. 

Bôi kem điều trị vết thương để lại sẹo thâm
Kiên trì sử dụng các loại thuốc bôi thoa theo chỉ định của bác sĩ để điều trị tình trạng vết thương để lại sẹo thâm

Điều trị sẹo thâm với công nghệ cao tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung

Ngoài ra, đối với những vết sẹo thâm hình thành lâu năm do va chạm, tổn thương khó điều trị dứt điểm bằng thuốc bôi thoa hoặc nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể tham khảo thêm các liệu pháp điều trị chuyên sâu hơn sử dụng các công nghệ cao như: Tia laser, công nghệ IPL, điện di vitamin C,… để loại bỏ dứt điểm tình trạng này. 

Một trong số đó có Công nghệ Laser Pico Premium tại TMV Ngọc Dung hiện đang là giải pháp điều trị sẹo thâm không xâm lấn an toàn được ưa chuộng nhất hiện nay. 

Laser Pico Premium với công nghệ sóng xung Picoseconds tiên tiến, phân tách melanin thành những phân tử siêu nhỏ, mang lại hiệu quả đột phá trong việc loại bỏ sẹo thâm do vết thương từ mụn và những vết thương nhỏ khác trên da. Đặc biệt, với sự kết hợp của 6 đầu điều trị chuyên dụng, công nghệ này tạo ra hiệu ứng sóng nén mạnh mẽ, giúp đánh bay sẹo hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống.

  • Xóa bỏ mọi khuyết điểm da: Pico Premium giải quyết triệt để nám, sạm, tàn nhang, và các vấn đề da khác, bao gồm cả dấu hiệu lão hóa, những vết thâm sạm cho tổn thương da,…trả lại cho bạn làn da mịn màng, tươi trẻ. Mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực thẩm mỹ.
  • Hiệu quả vượt trội: Nhờ tích hợp các tính năng ưu việt, công nghệ này nâng cao hiệu quả điều trị lên gấp 10 lần so với các công nghệ hiện có trên thị trường, giúp bạn nhanh chóng khắc phục mọi khuyết điểm da bao gồm cả sẹo thâm.
  • Giảm thời gian điều trị: Nhờ vào 6 đầu máy chứa công nghệ tiên tiến, Pico Premium cải thiện đáng kể hiệu suất, rút ngắn thời gian điều trị xuống chỉ còn 1/3, đem lại sự tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng.

Laser Pico Premium không chỉ định hình lại tiêu chuẩn trong ngành thẩm mỹ mà còn mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho người dùng với kết quả nhanh chóng và an toàn. Nhanh tay đăng ký thông tin ngay dưới đây để được tư vấn liệu trình xóa sẹo thâm do mụn và vết thương nhỏ phù hợp với tình trạng da của mình bởi chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu tại TMV Ngọc Dung.

07.08 TRE HOA LAM DA

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Bổ sung các thực phẩm tốt cho vết thương

      Ngoài ra, để hạn chế tình trạng vết thương để lại sẹo thâm, việc xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cũng là một phần không thể thiếu thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương hiệu quả hơn. Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu từ trái cây, rau củ, ngũ cốc, sữa và sữa chua để nuôi dưỡng cơ thể. Thì cũng có một số loại thực phẩm bạn nên hạn chế hoặc tránh để giảm thiểu rủi ro phát triển sẹo thâm, bao gồm:

      • Thịt bò: Mặc dù có hàm lượng protein phong phú, nhưng thịt bò có thể gây đậm màu da và tạo điều kiện cho sẹo thâm phát triển do quá trình tăng sinh collagen không kiểm soát, dẫn đến nguy cơ sẹo lồi.
      • Thịt gà: Đây cũng là một trong những thực phẩm có thể kéo dài thời gian lành của vết thương hở, làm tăng nguy cơ phát triển sẹo thâm hoặc đỏ.
      • Trứng: Thúc đẩy quá trình sản xuất collagen một cách mạnh mẽ, có thể dẫn đến sự hình thành của sẹo lồi và làm cho làn da xung quanh không đều màu.
      • Rau muống: Loại ra này có chứa Madecassol, việc tiêu thụ quá mức có thể gây ra sẹo lồi và sẹo thâm.
      • Hải sản: Có thể làm tăng cảm giác ngứa và khó chịu, làm ảnh hưởng đến quá trình lành của vết thương và tăng khả năng hình thành sẹo xấu.
      • Hạn chế sử dụng nhiều gia vị, rượu, bia, cà phê, đồ ăn cay và nóng, đồ nếp: Đây là những thực phẩm và đồ uống có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sẹo, bao gồm cả sẹo thâm, do vậy việc giảm thiểu hoặc loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống là rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh và giảm thiểu sẹo.

      Ngoài ra bạn có thêm tham khảo thêm bài viết Bị vết thương kiêng ăn gì để không bị sẹo, giúp mau lành da để biết chi tiết hơn về các sản phẩm cần tránh ăn khi có vết thương nhé!

      Bổ sung các thực phẩm tốt cho vết thương
      Hạn chế sử dụng một số thực phẩm có thể dẫn đến nguy cơ vết thương để lại sẹo thâm

      Cách phòng ngừa vết thương lên da non bị thâm

      Ngoài ra, việc phòng ngừa tình trạng vết thương để lại sẹo thâm từ sớm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn tiết kiệm được không ít thời gian và chi phí điều trị sẹo. Dưới đây là những cách ngăn ngừa vết thương lên da non bị thâm mà bạn có thể tham khảo: 

      Chăm sóc vết thương đúng cách

      Để tránh hình thành sẹo sau khi bị trầy xước, điều quan trọng nhất là xử lý vết thương một cách cẩn thận và đúng đắn ngay từ ban đầu. Dưới đây là những bước cơ bản giúp bạn chăm sóc vết thương hiệu quả, bảo vệ làn da của mình:

      Làm sạch vết thương một cách nhẹ nhàng:

      • Dùng nước sạch để làm dịu da và loại bỏ bụi bẩn khỏi vết thương. Sử dụng nhíp đã được khử trùng bằng cồn để loại bỏ mảnh vụn hoặc dị vật. Tiếp theo, rửa kỹ lưỡng vùng xung quanh bằng xà phòng mềm và lau khô với khăn sạch.
      • Tránh sử dụng các chất có thể kích ứng vết thương như xà phòng dạng cục có bề mặt thô, hydrogen peroxide (oxy già), iốt, hoặc rượu, vì chúng có thể làm hại các mô và kéo dài thời gian lành thương.

      Băng vết thương một cách cẩn trọng: 

      • Băng vết thương không chỉ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và chất bẩn mà còn giữ ẩm cho vết thương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi da.
      • Lưu ý không băng quá chặt để tránh làm tổn thương thêm vùng da bị ảnh hưởng. Sử dụng thuốc mỡ chứa kháng sinh khi băng bó có thể hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế sự hình thành sẹo.
      Chăm sóc vết thương đúng cách
      Chăm sóc vết thương đúng cách để ngăn ngừa tình trạng vết thương để lại sẹo thâm

      Bảo vệ vết thương khi ra ngoài với kem chống nắng

      Việc tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời có thể khiến vết thương hình thành sẹo thâm. Do đó, bạn cần che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài, đồng thời không quên thoa kem chống nắng để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường hiệu quả hơn. Đặc biệt, để giảm thiểu nguy cơ vết thương để lại sẹo thâm, việc chọn kem chống nắng phù hợp cho da cũng không kém phần quan trọng:

      • Ưu tiên sử dụng kem chống nắng vật lý: Chọn những sản phẩm chứa kẽm oxide và titanium dioxide, vì chúng hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA và UVB, giúp ngăn chặn sự hình thành sẹo thâm.
      • Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên: Điều này đảm bảo rằng bạn có được mức độ bảo vệ cao khỏi tác động có hại của tia UV, qua đó giúp giảm thiểu sự hình thành sẹo thâm trên da.
      • Thoa kem chống nắng một cách nhẹ nhàng và đều đặn: Kem chống nắng nên được áp dụng lên vùng da bị tổn thương một cách cẩn thận, và tái thoa định kỳ để duy trì hiệu quả bảo vệ tối ưu, nhất là sau khi tiếp xúc nhiều với nước hoặc mồ hôi.
      Bảo vệ vết thương khi ra ngoài với kem chống nắng
      Bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ ánh nắng mặt trời

      Các câu hỏi thường gặp

      Dưới đây là một số thắc mắc chung của nhiều chị em trong quá trình điều trị 

      Vết thương bị thâm đen sau lên da non bao lâu thì hết?

      Vết thương khi mới hình thành da non thường bắt đầu lành và giảm thâm trong vòng từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên, quá trình này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chế độ dinh dưỡng, các biện pháp kiêng cữ, vệ sinh vết thương cũng như đặc điểm cơ địa của mỗi người. Thông thường, quá trình hồi phục và giảm thâm của vết thương qua các giai đoạn sau đây:

      • Giai đoạn 1 (3 – 7 ngày): Vết thương bắt đầu khép lại, tạo thành lớp vảy bảo vệ trên bề mặt.
      • Giai đoạn 2 (7 – 10 ngày sau): Lớp vảy này sẽ bắt đầu bong tróc, lộ ra lớp da non màu hồng hoặc ửng đỏ bên dưới, đánh dấu sự hình thành của tế bào da mới.
      • Giai đoạn 3 (Sau 10 ngày): Lúc này, vết thương tiếp tục phục hồi, màu sắc da bắt đầu đồng đều và giảm thâm rõ rệt.

      Vết thương lên da non bị thâm có tự trắng lại được không?

      Da non bị thâm không thể tự trắng lại được, nếu như không thực hiện các biện pháp chăm sóc da phù hợp kết hợp cùng việc sử dụng các sản phẩm sản phẩm trị sẹo, hoặc thực hiện các liệu pháp trị sẹo thâm chuyên sâu với các phương pháp thẩm mỹ chuyên sâu.

      Vết thương lên da non bị thâm có tự trắng lại được không?
      Vết thâm trên da non sau vết thương không thể tự hồi phục hoàn toàn về trạng thái ban đầu.

      Khi nào thì bôi thuốc chống sẹo vào vết thương?

      Để ngăn ngừa tình trạng vết thương để lại sẹo thâm hiệu quả, bạn cần bắt đầu bằng việc chăm sóc cẩn thận vết thương ngay từ đầu và chỉ áp dụng sản phẩm trị sẹo sau khi da hoàn toàn lành lại.

      • Sẹo sau phẫu thuật: bạn cần chờ đến khi vết thương lành hẳn, và vảy được bong tróc ra hết mới có thể bôi thuốc trị sẹo.
      • Sẹo bỏng: Chăm sóc sẹo bỏng yêu cầu thời gian chữa lành lâu hơn và chỉ nên bắt đầu sau khi vết bỏng đã hoàn toàn lành. Sẹo bỏng cần được bảo vệ khỏi ánh nắng và chăm sóc đặc biệt để trở nên mềm mại, mịn màng hơn.
      • Sẹo mụn: Tránh chăm sóc sẹo trên vết mụn hở. Bạn cần đợi mụn lành hẳn sau đó mới thoa sản phẩm trị sẹo, và không tự ý nặn hay cạy mụn để tránh làm tổn thương da và kéo dài quá trình điều trị sẹo.

      Lời kết

      Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về nguyên nhân, các điều trị cũng như phương pháp ngăn ngừa tình trạng vết thương để lại sẹo thâm hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự tự tin với làn da mịn màng không tì vết. Ngoài ra, nếu bạn cũng đang quan tâm đến các liệu pháp trị sẹo thâm với công nghệ hiện đại tại TMV Ngọc Dung, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Hotline *3232 để được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia. 

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232