100g Khoai mì bao nhiêu calo? Ăn khoai mì có mập không?

Khoai mì hay còn gọi là sắn, là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt Nam. Với vị ngọt tự nhiên và độ dẻo thơm đặc trưng, các món ăn từ khoai mì và những thông tin xoay quanh món ăn này rất được quan tâm. Đặc biệt là khoai mì bao nhiêu calo, bánh tằm khoai mì bao nhiêu calo, ăn khoai mì có giảm cân không. Bài viết này của Thẩm mỹ viện Ngọc Dung sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và cân đối.

 

100g Khoai mì bao nhiêu calo? Ăn khoai mì có mập không?
100g Khoai mì bao nhiêu calo? Ăn khoai mì có mập không?

Khoai mì (củ sắn) bao nhiêu calo?

Khoai mì, còn được gọi là củ sắn, là một loại cây lương thực có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Khoai mì thường có củ lớn, hình trụ, với màu trắng hoặc vàng có hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng cao.

100g Khoai mì bao nhiêu calo? Trong 100g khoai mì có khoảng 160 calo. Đặc biệt, các món ăn được chế biến từ khoai mì không chỉ phong phú về hương vị mà còn khác nhau về lượng calo:

  • 1 Cái bánh khoai mì nướng than có khoảng 392 calo.
  • 100g Khoai mì hấp có khoảng 152 calo.
  • 1 Chén chè khoai mì có khoảng 398 calo.
  • 100g Khoai mì hấp nước cốt dừa có khoảng 150 calo.
  • 100g Bánh tằm khoai mì nước cốt dừa có khoảng 200-300 calo
  • 100g Bánh khoai mì sợi có khoảng 250 calo.

>>> Xem thêm: 100g Chả cá bao nhiêu calo?

100g khoai mì bao nhiêu calo
100g Khoai mì (sắn) bao nhiêu calo? Ước tính 100g củ sắn có khoảng 160 calo, tùy vào cách chế biến mà lượng calo sẽ khác nhau

Bột sắn dây bao nhiêu calo​? 

Bột sắn dây chứa khoảng 340-360 calo trên mỗi 100 gram, do thành phần chủ yếu là tinh bột.

  • 1 muỗng canh (10g): Khoảng 34-36 calo.
  • 1 ly nước bột sắn dây pha (20-25g bột): Cung cấp khoảng 68-90 calo, tùy lượng bột và cách pha (nước đường, mật ong sẽ làm tăng calo).

Ăn bột sắn dây có béo không? Câu trả lời là không bởi nó có thể cung cấp năng lượng tức thời nếu bạn sử dụng đúng lượng và không pha quá ngọt. Tuy nhiên, nếu uống nhiều lần trong ngày, pha kèm các nguyên liệu giàu calo, thì dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, góp phần tăng cân.

Bánh sắn nướng bao nhiêu calo​?

Bánh sắn nướng chứa khoảng 250-300 calo trên 100g, tùy thuộc vào các nguyên liệu đi kèm như đường, dừa, sữa, phô mai, hoặc trứng.

  • Một miếng nhỏ (50g): Khoảng 125-150 calo, lượng calo sẽ thấp hơn nếu chỉ sử dụng sắn, đường và dừa.
  • Một chiếc bánh lớn (200g): Khoảng 500-600 calo, Khi thêm phô mai, sữa đặc, hoặc bơ, lượng calo sẽ tăng đáng kể.

 Nếu bạn đang kiểm soát calo, hãy lưu ý khẩu phần vì bánh sắn nướng giàu tinh bột và đường, dễ gây dư thừa năng lượng khi ăn quá nhiều.

Bánh sắn nướng bao nhiêu calo​?
Bánh sắn nướng bao nhiêu calo​?

Thành phần dinh dưỡng của khoai mì

Khoai mì còn gọi là củ sắn, không chỉ là một nguồn năng lượng dồi dào mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú. Dưới đây là bảng tổng hợp các thành phần dinh dưỡng của khoai mì tươi, khoai mì luộc và lá khoai mì:

Thành phần Khoai mì tươi (100g) Khoai mì luộc (100g) Lá khoai mì
Nước 4% –  – 
Chất béo 0.2%  –  1.67%
Carbohydrate 38.7%  27g  – 
Protein 0.7%  –  20.6-36.4%
Chất vô cơ 1% –  – 
Canxi 50 mg 2% RDI  – 
Phospho 40 mg 5% RDI – 
Sắt 0.9 mg –  5.46 mg
Thiamin (B1) 0.04 mg 20% RDI – 
Riboflavin (B2) 0.01 mg 2% RDI – 
Vitamin B3 –  – 
Vitamin C –  – 
Chất xơ –  1g  2.1% 

Carbohydrate và các hợp chất khác trong khoai mì tươi:

  • Carbohydrate: Glucose, fructose, dextrin, sucrose, pentosan.
  • Protein: Albumin, globulin, glutein, leucin, lysin, tryptophan.
  • Chất béo: Phospholipid, acid béo.

So sánh củ sắn với các thực phẩm cùng loại khác 

Cùng theo dõi qua một số thực phẩm giàu tinh bột khác để biết calo có trong củ sắn cũng như những lợi ích và hạn chế của nó qua bảng sau:

Loại thực phẩm Calo (kcal/100g) Tinh bột (%) Chất xơ (g) Chất đạm (g) Đặc điểm chính
Củ sắn tươi 160 38 1.8 1.3 Tinh bột cao, ít chất dinh dưỡng hơn các loại củ khác. Cần chế biến đúng cách để loại bỏ độc tố tự nhiên.
Củ sắn luộc 112 26 1.4 1.1 Dễ tiêu hóa hơn, năng lượng thấp hơn do nước chiếm phần lớn khối lượng.
Khoai lang 86 20 3.0 1.6 Giàu chất xơ, vitamin A, và chất chống oxy hóa.
Khoai tây 77 17 2.2 2.0 Giàu kali, vitamin C, thường chế biến đa dạng.
Khoai môn 142 34 4.1 1.9 Chất xơ cao, ít ngọt, phù hợp người kiểm soát đường huyết.
Ngô luộc 96 21 2.7 3.4 Chứa lượng protein cao hơn, cung cấp vitamin B và các chất chống oxy hóa.
So sánh củ sắn với các thực phẩm cùng loại khác
Củ sắn có lượng tinh bột cao, cung cấp năng lượng tức thì

Ăn khoai mì có mập không?

Khoai mì là một loại thực phẩm phổ biến với hàm lượng calo khá thấp, sẽ không gây tăng cân nếu ăn một lượng phù hợp. Trong 100g khoai mì có chứa khoảng 160 calo, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng calo cần thiết mỗi ngày của cơ thể.  Bên cạnh đó, ăn củ mì (củ sắn) còn hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát cân nặng, bởi:

  • Hàm lượng calo thấp: Với chỉ khoảng 160 calo trong mỗi 100g, khoai mì là một lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm lượng calo tiêu thụ mà vẫn có cảm giác no.
  • Chất xơ: Khoai mì chứa nhiều chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn và từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Chất xơ cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Vitamin và khoáng chất: Ngoài chất xơ, khoai mì còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, vitamin B1, B2, canxi, và sắt. Những chất dinh dưỡng này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn.
ăn củ mì có mập không
Khoai mì bao nhiêu calo, ăn khoai mì có mập không? Ăn khoai mì không mập nếu ăn một lượng vừa đủ phù hợp với thể trạng cân nặng

Ăn củ sắn có thể thay cơm trắng được không?

Củ sắn có thể thay thế cơm trong một số bữa ăn, nhưng không nên thay thế hoàn toàn vì những lý do sau:

  • Củ sắn cung cấp nhiều năng lượng hơn cơm (nhiều calo và carb hơn), hàm lượng chất xơ cao nên khá tốt cho tiêu hóa, giàu kali và vitamin C, giúp cân bằng điện giải và tăng cường miễn dịch.

Một số hạn chế khi ăn củ sắn hàm lượng đạm rất thấp, không đủ để cung cấp axit amin thiết yếu, dễ gây thiếu hụt dinh dưỡng nếu dùng lâu dài, chứa độc tố tự nhiên (axit cyanhydric), cần chế biến đúng cách.

  • Cơm trắng cung cấp đạm cao hơn, giúp hỗ trợ cấu trúc cơ và chức năng cơ thể, là nguồn carb dễ tiêu hóa và dễ kết hợp với nhiều món ăn khác, ít nguy cơ gây độc và không cần chế biến cầu kỳ.

Nhược điểm của cơm trắng là hàm lượng chất xơ rất thấp, không tốt cho người cần kiểm soát cân nặng hoặc đường huyết, ít vitamin và khoáng chất tự nhiên.

Củ sắn luộc hoặc nướng là lựa chọn tốt để thay thế cơm trong ngắn hạn hoặc khi bạn cần đổi món, không nên sử dụng lâu dài hoặc hoàn toàn để tránh mất cân bằng dinh dưỡng. Nếu muốn giảm bớt lượng cơm, bạn có thể thay 1/2 khẩu phần cơm bằng củ sắn trong các bữa ăn.

Ăn củ sắn có thể thay cơm trắng được không?
Bạn có thể cắt giảm lượng cơm để thay thế bằng củ sắn

Các cách chế biến sắn để giảm cân

Củ sắn (củ mì) có thể được chế biến thành các món ăn hỗ trợ giảm cân khi bạn lựa chọn cách chế biến lành mạnh, ít calo và sử dụng đúng khẩu phần. Dưới đây là các cách chế biến sắn phù hợp cho người giảm cân:

Hấp hoặc luộc củ sắn

Sắn luộc hoặc hấp giữ nguyên dưỡng chất, giữ được độ ngọt tự nhiên, không làm tăng calo nhưng vẫn đảm bảo năng lượng nhờ hàm lượng tinh bột có trong sắn, làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn no lâu hơn.

Cách làm:

  • Gọt vỏ sắn, ngâm nước muối 2-3 giờ để loại bỏ độc tố.
  • Rửa sạch, cắt khúc, luộc trong nước sôi hoặc hấp trong xửng đến khi chín mềm.
  • Dùng làm bữa phụ hoặc thay một phần cơm trong bữa chính, có thể rắc chút muối mè để tăng hương vị mà không làm tăng calo nhiều.
Hấp hoặc luộc củ sắn
Sắn luộc chấm muối mè là món dân dã nhiều người mê

Cháo với củ sắn

Bạn có thể kết hợp sắn với thực phẩm giàu protein (như đậu xanh, thịt nạc) để nấu cháo   giúp tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần

Cách làm: Gọt vỏ sắn, thái nhỏ, ngâm nước. Nấu sắn với gạo lứt hoặc yến mạch để tạo thành món cháo ít calo, bổ dưỡng.

Sắn nướng không đường

Sắn nướng không cần thêm dầu mỡ, phù hợp cho bữa ăn nhẹ ít calo, dễ ăn và thơm ngon kích thích vị giác

Cách làm: Gọt vỏ, ngâm nước, sau đó nướng trên bếp than hoặc lò nướng cho đến khi chín vàng. Ăn kèm với chút muối mè hoặc không gia vị để giảm calo.

Sắn nướng không đường
Hạn chế những cách chế biến sắn phức tạp để không gia tăng thêm calo

Sắn trộn salad

Giảm lượng carb hấp thụ bằng cách kết hợp với rau xanh và protein nạc mang đến cho bạn một món vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm cân hiệu quả

Cách làm: Luộc hoặc hấp sắn, thái lát nhỏ, trộn cùng rau xà lách, cà chua, dưa leo, ức gà hoặc cá hồi, thêm sốt ít calo (như dầu oliu, giấm táo)

Làm bánh củ sắn hấp

Làm bánh từ sắn có thể là một lựa chọn thú vị nếu bạn yêu thích hương vị tự nhiên của sắn mà không muốn nạp quá nhiều calo. Điều quan trọng là chọn nguyên liệu và phương pháp chế biến ít đường, ít béo nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng.

Thành phần:

  • Sắn: 300g
  • Lá dứa (lá nếp): 3-4 lá (xay lấy nước cốt).
  • Nước cốt dừa loãng: 50ml (hoặc thay bằng sữa tươi không đường).

Cách làm:

  1. Gọt vỏ sắn, rửa kỹ với muối, bào nhuyễn, vắt sạch nước để loại bỏ độc tố
  2. Trộn sắn với nước cốt lá dứa, nước cốt dừa loãng, và một ít muối.
  3. Đổ hỗn hợp vào khuôn, hấp cách thủy khoảng 30-40 phút.
  4. Bánh thơm mùi lá dứa, béo nhẹ, không quá ngọt.
Làm bánh củ sắn hấp
Bạn có thể làm bánh sắn hấp đơn giản tại nhà

Ngoài cách ăn khoai mì giảm cân, bạn có thể tham khảo liệu trình giảm mỡ Lipo Hifu tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung. Công nghệ giảm mỡ Lipo Hifu tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung là một phương pháp tiên tiến và độc đáo, được chuyển giao từ Mỹ, mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc loại bỏ mỡ thừa. Đặc điểm nổi bật của công nghệ này là việc sử dụng sóng siêu âm để tiếp cận và xử lý lớp mỡ thừa đặt sâu dưới da một cách hiệu quả.

Quy trình thực hiện giảm mỡ công nghệ Lipo Hifu tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung
Quy trình thực hiện giảm mỡ công nghệ Lipo Hifu tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung

Lipo Hifu hoạt động nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, phá hủy các liên kết mô mỡ và loại bỏ chúng thông qua hệ bạch huyết, ngăn ngừa mỡ quay trở lại nhanh chóng hơn. Đồng thời, với nguồn nhiệt năng thông minh, Lipo Hifu kích thích và tăng sinh chuỗi collagen, giúp da trở nên săn chắc, đàn hồi và khỏe mạnh hơn từ bên trong ra ngoài.

Dưới tác động của nhiệt mạnh mẽ từ Lipo Hifu, nhiệt độ tăng lên từ 56 đến 60 độ C, loại bỏ mỡ dày cứng và đồng thời cải thiện độ săn chắc và đàn hồi của làn da. Điều đặc biệt là sau khi thực hiện, bạn không cần tốn thời gian nghỉ dưỡng. Khách hàng có thể tiếp tục sinh hoạt và làm việc bình thường mà không gặp phải quá nhiều sự gián đoạn.

Đừng ngần ngại để lại thông tin của bạn để chuyên gia của Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tư vấn và giúp bạn chọn lựa giải pháp giảm mỡ nhanh chóng, hiệu quả và phù hợp nhất cho bạn!

đặt lịch tư vấn ngay

Tác dụng của khoai mì

Khoai mì là lương thực quen thuộc, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là những lợi ích khi ăn khoai mì.

Điều trị tiêu chảy

Khoai mì (sắn) là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt trong việc điều trị tiêu chảy. 

  • Chứa chất xơ và chất chống viêm tự nhiên: Khoai mì giàu chất xơ, giúp làm dịu các triệu chứng tiêu chảy bằng cách hấp thụ nước trong ruột và làm phân trở nên đặc hơn. Chất chống viêm tự nhiên trong khoai mì cũng giúp giảm viêm và sưng trong hệ tiêu hóa, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chứa hoạt chất chống oxy hóa: Các hoạt chất chống oxy hóa trong khoai mì có khả năng cải thiện tình trạng tiêu chảy và đau bụng. Chúng bảo vệ tế bào niêm mạc ruột khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
  • Hỗ trợ đào thải độc tố: Khoai mì giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn.
  • Ổn định hệ đường ruột: Các thành phần dinh dưỡng trong khoai mì giúp duy trì sự cân bằng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại gây tiêu chảy.

Giảm đau đầu

Khoai mì chứa một lượng đáng kể vitamin B2, hay còn gọi là riboflavin. Riboflavin có tác dụng quan trọng trong việc cải thiện và giảm các cơn đau nửa đầu. Nó giúp duy trì chức năng tế bào thần kinh và tăng cường quá trình trao đổi chất trong não, từ đó giảm thiểu tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu.

Cung cấp năng lượng

Khoai mì chứa hơn 95% carbohydrate, là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể. Carbohydrate trong khoai mì được chuyển hóa thành glucose, giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng và bền vững cho các hoạt động hàng ngày. Điều này đặc biệt quan trọng cho việc duy trì hoạt động hiệu quả của não bộ, giúp cải thiện sự tập trung và khả năng tư duy.

ăn khoai mì có tốt không
Khoai mì là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt nổi bật với khả năng cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Ăn nhiều khoai mì có tốt không?

Khoai mì là một loại củ giàu dinh dưỡng, chứa nhiều carbohydrate, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều khoai mì cũng có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Dưới đây là những tác động tiềm tàng của việc tiêu thụ khoai mì quá mức:

  • Kháng insulin và các vấn đề tim mạch: Ăn quá nhiều khoai mì trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Điều này làm giảm hiệu quả của insulin trong việc kiểm soát đường huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, kháng insulin có thể gây ra rối loạn tim mạch, làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
  • Béo phì và tăng đường huyết: Khoai mì chứa hàm lượng carbohydrate và calo tương đối cao. Việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến sự tích tụ chất béo dư thừa trong cơ thể, gây béo phì và tăng hàm lượng cholesterol. Đồng thời, lượng đường huyết có thể tăng cao, đặc biệt ở những người có nguy cơ hoặc đã mắc bệnh tiểu đường.
  • Tăng axit uric và bệnh gout: Khoai mì chứa một lượng axit uric nhất định. Việc tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh gout. Do đó, những người bị gout hoặc có nguy cơ mắc bệnh này nên hạn chế ăn khoai mì.
  • Nguy cơ ngộ độc cyanide: Khoai mì có chứa một lượng nhỏ cyanide, là một chất độc tự nhiên. Khi ăn với số lượng lớn và thường xuyên, cyanide có thể tích tụ trong cơ thể và gây ra tình trạng ngộ độc. Đặc biệt, khoai mì chưa được chế biến kỹ càng có thể chứa hàm lượng cyanide cao hơn.

Những điều cần lưu ý khi ăn khoai mì giảm cân

Khoai mì là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể hỗ trợ quá trình giảm cân nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, để giảm thiểu các chất độc hại và đảm bảo an toàn khi ăn, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng trong việc chế biến và tiêu thụ khoai mì:

  • Gọt vỏ khoai mì trước khi nấu: Vỏ khoai mì chứa nhiều chất cyanua, một chất độc tự nhiên. Việc gọt vỏ trước khi nấu giúp giảm đáng kể hàm lượng cyanua, làm cho khoai mì an toàn hơn để tiêu thụ.
  • Ngâm khoai mì trong nước từ 48-60 giờ: Ngâm khoai mì trong nước từ 48 đến 60 giờ trước khi nấu giúp loại bỏ các tạp chất độc hại và giảm hàm lượng cyanua. Quá trình ngâm cũng giúp khoai mì mềm hơn, dễ nấu và dễ tiêu hóa hơn.
  • Đảm bảo nấu chín hoàn toàn khoai mì**: Nấu chín khoai mì hoàn toàn là một bước quan trọng để loại bỏ các chất độc còn lại. Khoai mì chưa chín kỹ có thể vẫn chứa cyanua, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, hãy chắc chắn nấu khoai mì đến khi mềm và chín kỹ.
  • Kết hợp khoai mì với thực phẩm giàu protein: Ăn khoai mì cùng với thực phẩm giàu protein có thể giúp cơ thể loại bỏ chất cyanua độc hại. Protein hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể, giúp giảm thiểu nguy cơ ngộ độc khi ăn khoai mì.
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống: Để ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn khoai mì, hãy đảm bảo chế độ ăn uống của bạn đa dạng và cân bằng. Kết hợp khoai mì với các loại rau củ, trái cây, và các nguồn dinh dưỡng khác giúp cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn.

Tạm kết

Trong bài viết này, TMV Ngọc Dung đã cùng bạn khám phá sâu hơn về khoai mì bao nhiêu calo, khoai mì có giảm cân không, Với những thông tin được trình bày, hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về thành phần dinh dưỡng của khoai mì và cách nó ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ đó kết hợp vào chế độ ăn hàng ngày một cách thông minh và hiệu quả.

Không có từ khóa nào.

Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí
Gọi điện ngay
Hotline: *3232