Hướng dẫn 8 bước nặn mụn đầu đen an toàn, chuẩn y khoa

Mụn đầu đen là một tình trạng da liễu phổ biến, không có tính nghiêm trọng nhưng lại gây nhiều phiền toái cho làn da. Da trở nên bóng dầu, lỗ chân lông phình to và làn da sần sùi, sạm đen rất mất thẩm mỹ. Nặn mụn đầu đen là một trong những giải pháp mà nhiều người lựa chọn song song với việc dùng mỹ phẩm dưỡng da. Vậy việc nặn mụn này có tốt không? Có để lại thâm hay sẹo? Chuyên gia Ngọc Dung sẽ cùng bạn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Giải đáp thắc mắc: Có nên nặn mụn đầu đen tại nhà không? 
Giải đáp thắc mắc: Có nên nặn mụn đầu đen tại nhà không?

Có nên nặn mụn đầu đen tại nhà không?

Việc nặn tự nặn mụn đầu đen tại nhà là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Phần lớn trong số đó không ủng hộ việc tự ý nặn ngay tại nhà. Lý do vì sao thì hãy xem những phân tích bên dưới đây:

Không loại bỏ được mụn tận gốc

Có nên nặn mụn đầu đen tại nhà không thì câu trả lời là Không. Lý do đầu tiên được đưa ra là khi tự nặn, chúng ta chỉ loại bỏ được phần đầu mụn nằm trên bề mặt da. Phân chân mụn (nang mụn) vẫn còn nằm dưới da. Tức là chỉ loại bỏ được lớp dầu nhờn bị oxy hóa bên trên cùng. Còn nang mụn chứa tế bào chết, dầu và vi khuẩn vẫn còn mắc kẹt ở sâu bên trong.

Việc không loại bỏ hết nang mụn dễ dẫn đến mụn tái phát nhanh và liên tục, làm cho tình trạng mụn trở nên tệ hơn. Nang mụn còn sót lại sẽ tiếp tục chứa dầu nhờn và tế bào chết, làm tắc nghẽn lỗ chân lông thêm lần nữa. 

Nang mụn bị viêm nhiễm có thể dẫn đến các loại mụn khác như mụn viêm, mụn mủ, và thậm chí là mụn bọc.

>>> XEM THÊM: Mụn đầu đen có tự hết được không? Để lâu có sao không?

Có thể gây kích ứng, viêm vùng da mụn

Dù là nặn mụn đầu đen ở mũi, cằm hay trán thì cũng không nên tự nặn tại nhà. Kỹ thuật nặn không đúng hoặc sử dụng dụng cụ không vệ sinh có thể làm tổn thương mô da. Thậm chí, việc tay không trực tiếp nặn mụn cũng rất dễ gây nhiễm trùng da.

Kích ứng và viêm da có thể làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, phát triển thành mụn viêm, mụn bọc và có nguy cơ để lại sẹo lỗ trên da. Ngoài ra, viêm da do mụn kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm mãn tính.

Có nên nặn mụn đầu đen không?
Có nên nặn mụn đầu đen không?

Dầu và vi khuẩn sẽ gây nhiều mụn đầu đen hơn

Áp lực lớn tác động vào trong quá trình nặn mụn đầu đen trên mũi, má hay cằm, có thể vô tình làm vỡ các tuyến dầu dưới da. Điều này làm cho vi khuẩn và chất dịch bên trong lan ra vùng da xung quanh. Tình trạng này không chỉ gây ra nhiều mụn đầu đen hơn mà có thể dẫn đến các loại mụn khác như mụn mủ, mụn viêm. 

Nếu khi giải quyết dứt điểm tình trạng tắc nghẽn ở nang lông, kiểm soát tuyến dầu thì vòng luẩn quẩn này sẽ làm cho tình trạng mụn trên da khó kiểm soát và điều trị hơn. Mỗi lần tự nặn mụn, nhất là khi mụn chưa chính thì sẽ càng khiến da bị viêm và có khả năng để lại sẹo cao hơn.

Để tránh các hậu quả không mong muốn từ việc tự nặn mụn đầu đen tại nhà, bạn nên đến bác sĩ da liễu thăm khám trước khi lựa chọn phương pháp trị mụn hoặc nặn mụn nào. Chuyên gia da liễu sẽ giúp bạn xác định tình trạng da và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Để được tư vấn và điều trị mụn một cách chuyên nghiệp, bạn có thể điền form đăng ký dưới đây, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ tận tình từ chuyên gia da liễu tại TMV Ngọc Dung.

8 bước nặn mụn đầu đen đúng cách an toàn, không gây sẹo tại nhà

Tự nặn mụn là một trong những phương pháp phổ biến để làm sạch da, nhưng nếu không thực hiện đúng cách, bạn có thể đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm và để lại sẹo. Hiểu rõ cách nặn mụn đầu đen không để lại sẹo là điều quan trọng để đảm bảo da bạn được chăm sóc tốt nhất.

Dưới đây, chuyên gia Ngọc Dung sẽ hướng dẫn bạn cách nặn mụn đầu đen cứng đầu tại nhà qua 8 bước đơn giản và an toàn, giúp bạn loại bỏ mụn hiệu quả mà không gây tổn thương cho da.

Nhận diện, xác định đúng mụn đầu đen

Mụn đầu đen thường xuất hiện ở những vị trí đổ nhiều dầu và da dày sừng. Chúng bị oxy hóa sau khi dầu nhờn và tế bào chết tiếp xúc với không khí, đó là lý do mà chúng có màu đen ở đầu. Việc nhận điện đúng mụn đầu đen rất quan trọng, tránh việc nặn nhầm mụn viêm hoặc các mụn mủ khác, làm tăng tốc độ lây nhiễm hơn bình thường.

Nặn mụn đầu đen ở mũi như thế nào?
Nặn mụn đầu đen ở mũi như thế nào?

Chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn đầu đen

Một trong những cách nặn mụn đầu đen lâu ngày hiệu quả và an toàn chính là lựa chọn đúng và đủ dụng cụ. Bởi vì, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng giúp bạn lấy nhân mụn ra dễ dàng mà không tổn thương da so với việc nặn mụn bằng tay. Nhưng các dụng cụ này cần phải được khử trùng kỹ càng, giúp giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào da khi nặn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Một số dụng cụ cần thiết để nặn mụn đầu đen là:

  • Kim chích mụn
  • Tăm bông
  • Bông gòn
  • Gạc y tế
  • Dung dịch sát khuẩn
  • Serum trị mụn
  • Kem dưỡng ẩm
Cách nặn mụn đầu đen bằng cây nặn mụn
Cách nặn mụn đầu đen bằng cây nặn mụn

Làm sạch da, khử khuẩn dụng cụ

Để nặn mụn đầu đen an toàn và hiệu quả, không thể thiếu hai bước quan trọng là làm sạch da và khử trùng dụng cụ.

Đầu tiên, việc rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt phù hợp giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và tế bào chết trên da, chuẩn nền da thông thoáng giúp nặn mụn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhớ lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với loại da và có độ pH trung tính để không làm tăng độ nhạy cảm của da. 

Tiếp theo, khử trùng các dụng cụ nặn mụn bằng dung dịch chuyên dụng và hấp tiệt trùng trước khi sử dụng. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và bảo vệ da khỏi các vấn đề viêm sau khi nặn. 

Cách nặn mụn đầu đen không để lại sẹo
Cách nặn mụn đầu đen không để lại sẹo

Tẩy tế bào chết cho da

Nặn mụn đầu đen ở mũi đúng cách là không bỏ qua bước tẩy da chết. Bước này sẽ giúp làm sạch các tế bào da chết bám trên bề mặt da và trong lỗ chân lông. Điều này làm tăng khả năng mở rộng lỗ chân lông, giúp việc lấy nhân mụn đầu đen ra dễ dàng hơn và ít đau đớn hơn.

Khi da đã được tẩy sạch, các sản phẩm điều trị như kem trị mụn, serum hay các chất làm sáng da có thể thẩm thấu sâu vào da và hoạt động hiệu quả hơn, giúp điều trị và ngăn ngừa mụn hiệu quả hơn sau khi nặn.

Nới lỏng bít tắc nhân mụn

Mụn đầu đen thường bị bít tắc bởi tế bào da chết, dầu và bụi bẩn. Bước nới lỏng giúp làm mềm và nới rộng lỗ chân lông xung quanh mụn, để thao tác nặn mụn nhẹ nhàng và lấy sạch nhân hơn. Bước này cũng giúp giảm tình trạng nặn mụn đầu đen bị sưng và đỏ da sau đó.

Mụn đầu đen có nên nặn không?
Mụn đầu đen có nên nặn không?

Lấy nhân mụn đầu đen khỏi da

Sau khi thực hiện đủ các bước trên thì tiến hành nặn mụn đầu đen trên mũi, má, cằm và những vị trí khác. Nếu đầu mụn đầu đen khó lấy ra, bạn có thể sử dụng kim chích để tạo lỗ nhỏ trên da, tạo đường cho nhân mụn trồi ra ngoài. Chỉ nên tạo áp lực nhẹ nhàng giúp đẩy nhân mụn ra ngoài để không làm tổn thương da xung quanh. 

Làm sạch da sau khi nặn mụn đầu đen

Nặn mụn đầu đen xong nên làm gì? Chắc chắn là nên làm sạch da. Bởi vì, quá trình nặn mụn có thể đã làm tổn thương da và làm lỗ chân lông bị mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Da cũng còn sót lại dầu nhờn và bụi bẩn trên bề mặt, nên việc làm sạch sẽ giúp da thoáng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm và tái phát mụn.

  • Hãy sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý làm sạch da sau nặn mụn.
  • Sử dụng bông tẩy trang thấm nước sát khuẩn và lau nhẹ nhàng lên vùng da vừa nặn.
Làm sạch da sau khi nặn mụn đầu đen
Làm sạch da sau khi nặn mụn đầu đen

Làm dịu da và dưỡng ẩm

Dù nặn mụn đầu đen ở mũi đúng cách nhưng cũng khó tránh khỏi việc da bị kích ứng và nhạy cảm hơn, thậm chí là mất đi lượng dầu tự nhiên. Đó là lý do mà chúng ta nên bôi kem dưỡng ẩm giúp cân bằng độ ẩm cho da và tạo lớp màng tự nhiên ngăn không cho vi khuẩn tấn công. Nếu không dùng kem dưỡng ẩm thì có thể sử dụng xịt khoáng hoặc toner để chống khô da và làm dịu các kích ứng.

Nặn mụn đầu đen xong nên làm gì? Mách bạn cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

Biết cách nặn mụn đầu đen cứng đầu không chưa đủ, bạn cần phải biết cách chăm sóc da sau khi nặn để không để lại thâm sẹo, cũng để ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả hơn. Vậy nặn mụn xong nên làm gì và nên chăm sóc da như thế nào? Dưới đây là cách mà bạn có thể áp dụng:

  • Tẩy da chết định kỳ 1-2 lần mỗi tuần để loại bỏ tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng và da sáng hơn. Nên sử dụng loại tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, không chứa hạt massage quá thô để tránh làm xước da.
  • Phân loại da để chăm sóc đúng cách và lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Như da khô thì nên tăng cường các sản phẩm cấp ẩm, có kết cấu dày hơn để tăng độ ẩm cho da. Còn với da dầu thì dùng các loại kem dưỡng nhẹ, kết cấu lỏng và không chứa dầu.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa để tăng cường bảo vệ da trước sự tác động của môi trường.
  • Hạn chế đưa tay sờ mặt, nặn mụn để tránh đưa vi khuẩn vào các lỗ chân lông.
  • Thay chăn ga, gối nệm thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ và lây sang da. 
  • Nên rửa sạch các dụng cụ trang điểm và không dùng chung với người khác để giảm nguy cơ bị nổi mụn kích ứng.
  • Vệ sinh da mặt thật kỹ sau mỗi lần trang điểm để không làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Nặn mụn đầu đen xong nên làm gì? Hướng dẫn cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Nặn mụn đầu đen xong nên làm gì? Hướng dẫn cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

KẾT

Có nên nặn mụn đầu đen không? Câu trả lời phụ thuộc vào tình trạng mụn của từng người. Đặc biệt, nếu không biết cách nặn mụn đúng, bạn có thể gây tổn thương và làm da bị viêm nặng hơn. Do đó, hãy luôn cân nhắc và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia da liễu.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả và an toàn hơn, hãy khám phá dịch vụ chăm sóc da bằng công nghệ cao tại TMV Ngọc Dung. Chúng tôi cung cấp các liệu trình làm sạch da, trị mụn và điều trị thâm với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Để được tư vấn và đặt lịch hẹn, xin vui lòng liên hệ qua hotline *3232.

Không có từ khóa nào.

Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí
Gọi điện ngay
Hotline: *3232