Niacinamide là gì? Có tác dụng gì cho da? Dùng như thế nào?

Bạn thích skincare khoa học nhưng vẫn chưa nắm rõ về các hoạt chất? Bạn muốn dùng hoạt chất hoạt tính mạnh nhưng lại sợ kích ứng da? Thế thì đừng bỏ qua Niacinamide – người anh hùng thầm lặng trong các routine chăm da khoa học, thành phần được nhiều bác sĩ da liễu ưu ái sử dụng. Vậy Niacinamide là gì? Có tác dụng gì trên da? Người mới bắt đầu sử dụng như thế nào? Ngọc Dung sẽ giúp bạn có câu trả lời ngay trong bài viết này, cùng đón đọc nhé!

Niacinamide là gì trong mỹ phẩm?
Niacinamide là gì trong mỹ phẩm?

Niacinamide là gì?

Nếu bạn đang thắc mắc hoạt chất niacinamide là gì và liệu nó có phải là niacin hay không thì hãy xem câu trả lời dưới đây:

Niacinamide là một dạng isotype amid tan trong nước của vitamin B3, có công thức hóa học là C6H6N2O và khối lượng phân tử là 122.13 g/mol. Nó không phải là niacin và cũng không có sẵn trong cơ thể. Nhưng niacinamide lại là thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và làn da.

Nó là một thành phần phổ biến trong tự nhiên và có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, ngũ cốc, rau xanh và cũng có thể được tìm thấy trong các chất bổ sung vitamin B3 như acid folic và biotin. Vậy còn trong mỹ phẩm, niacinamide là gì?

Niacinamide trong mỹ phẩm được tìm thấy trong nhiều sản phẩm như kem chống nắng, serum, kem dưỡng da và huyết thanh. Nó rất lành tính và không gây kích ứng da như acid nicotinic (dạng khác của vitamin B3)

Nó có khả năng giảm kích ứng da và có tác dụng chống oxy hóa, làm củng cố lớp màng bảo vệ cho da. Do cơ thể không tự tổng hợp niacinamide, nên việc bổ sung từ bên ngoài thông qua các sản phẩm mỹ phẩm là cần thiết.

Niacinamide là chất gì? Độ pH là bao nhiêu?
Niacinamide là chất gì? Độ pH là bao nhiêu?

Niacinamide có tác dụng gì cho da làn da của bạn?

Niacinamide là gì và tác dụng của nó trong lĩnh vực mỹ phẩm đã thu hút sự chú ý của nhiều tín đồ skincare. Với khả năng làm sáng da, giảm sắc tố và cải thiện sức khỏe của da, niacinamide đã trở thành thành phần quan trọng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da hiện nay. 

Trước khi bắt đầu sử dụng, hãy cùng Ngọc Dung tìm hiểu rõ hơn về các công dụng của niacinamide ngay bên dưới đây nhé:

Làm mờ các đốm sắc tố trên da

Niacinamide có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của da. Đặc biệt, tác dụng của niacinamide trong việc hỗ trợ điều trị nám, tăng sắc tố sau viêm là một trong những điểm nổi bật nhất của hoạt chất này. 

Niacinamide có khả năng giảm sản xuất PDGE2 từ các tế bào sừng và ức chế di chuyển của melanosome từ melanocytes đến keratinocytes. Không những thế, tinh chất niacinamide còn kìm hãm quá trình sản xuất melanin. Nó giúp các melanin phân tán đều ở trong lớp thượng bì. Nhờ đó, các vấn đề về sắc tố như nám, sạm, tàn nhang và đồi mồi có thể được giảm thiểu sau một thời gian sử dụng niacinamide đều đặn.

Niacinamide cũng thúc đẩy chuyển hóa năng lượng và hoạt động của tế bào, giúp sản sinh collagen và cung cấp protein có lợi cho lớp biểu bì của da. Quá trình này sẽ thúc đẩy loại bỏ tế bào sừng già, sắc tố tối màu và giúp làn da sáng tự nhiên.

Hoạt chất niacinamide có tác dụng gì?
Hoạt chất niacinamide có tác dụng gì?

Bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời

Niacinamide có cấu trúc gồm nhân pyridine và nhóm chức carboxamide, cho phép nó có tính khử mạnh. Cấu trúc này cho phép niacinamide hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả, bảo vệ da khỏi tổn thương do tác động của tia UV. Đồng thời, nhờ vào tính khử mạnh mà niacinamide có thể giảm thiểu tác động gây hại của các gốc tự do được hình thành dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, niacinamide còn có khả năng đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da. Điều này giúp xây dựng một lớp màn bảo vệ vững chắc trên da, tăng cường khả năng chịu đựng trước các tác nhân bên ngoài, bao gồm cả ánh nắng mặt trời. Quá trình tái tạo tế bào cũng giúp sửa chữa các vết thương tổn trên da nhanh chóng và xây dựng lại cấu trúc da cơ bản với các liên kết tế bào chặt chẽ hơn.

Vì thế, sử dụng niacinamide vào ban ngày có thể giúp da chống nắng hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo bảo vệ da tối ưu, việc sử dụng kem chống nắng là điều vô cùng quan trọng. Kem chống nắng sẽ là lớp cuối cùng để tạo một hàng rào bảo vệ trên da, bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và tia UV.

Hỗ trợ trị mụn trứng cá, giảm thâm

Tác dụng của niacinamide trong điều trị mụn trứng cá, mụn viêm giống như một chất kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, từ đó giảm sưng và giảm kích thước các nốt mụn.

Một chức năng quan trọng của niacinamide là tăng cường tổng hợp lipid tự nhiên trên da, giúp bảo vệ da khỏi tác động xấu từ môi trường bên ngoài và giảm nguy cơ hình thành mụn. Điều này làm cho niacinamide không chỉ có tác dụng trong việc điều trị mụn, mà còn giúp ngăn ngừa sự tái phát của mụn.

Niacinamide có tác dụng gì cho da mụn?
Niacinamide có tác dụng gì cho da mụn?

Duy trì độ ẩm cho làn da

Tinh chất niacinamide còn đóng vai trò trong việc duy trì độ ẩm của da thông qua các tác động tích cực lên màng ceramide. Lớp màng này vừa thực hiện chức năng bảo vệ da khỏi các tác nhân từ môi trường, vừa giữ cho da không bị mất nước. 

Cạnh đó, niacinamide cũng trực tiếp ngăn cản sự thất thoát nước qua da, giúp giảm tình trạng khô da trong quá trình điều trị mụn hoặc nám. 

Tác dụng của niacinamide là gì đối với việc duy trì độ ẩm cho da?
Tác dụng của niacinamide là gì đối với việc duy trì độ ẩm cho da?

Thu nhỏ lỗ chân lông, điều tiết bã nhờn

Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi tế bào chết và bã nhờn, chúng sẽ bị phình to và gây khó khăn cho việc đào thải độc tố. Điều này sẽ dẫn đến mụn và tạo điều kiện thuận lợi cho các nguyên nhân gây bệnh cho da.

Tác dụng của niacinamide trong thời điểm này chính là bình thường hóa niêm mạc lỗ chân lông, giúp chúng thu nhỏ kích thước. Bằng cách thẩm thấu vào từng lỗ chân lông, niacinamide sẽ hấp thụ bã nhờn dư thừa, kéo theo tế bào chết, bụi bẩn và vi khuẩn ra khỏi da. Điều này giúp giữ cho lỗ chân lông sạch sẽ và thoáng, khử đi môi trường sống của vi khuẩn gây mụn. 

Ngoài ra, để thu nhỏ lỗ chân lông, niacinamide còn kích thích hình thành liên kết tế bào mới và tăng sinh collagen. Cơ chế này sẽ giúp lỗ chân lông thu nhỏ lại, điều tiết bã nhờn và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập ngược lại vào da. Kết quả là da trở nên mềm mại và mịn màng hơn.

Cuối cùng, nhờ vào khả năng duy trì độ ẩm tự nhiên, niacinamide sẽ tạo ra được hàng rào bảo vệ vững chắc, giúp da luôn đủ độ ẩm để không làm kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn.

Niacinamide giúp se khít lỗ chân lông, kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn
Niacinamide giúp se khít lỗ chân lông, kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn

Tác dụng của Niacinamide là gì? – Chống lão hóa da

Tuổi tác càng cao thì khả năng tổng hợp collagen tự nhiên càng kém. Đồng thời, hàm lượng ceramides cũng sẽ sụt giảm khi rơi vào quá trình lão hóa. Điều này sẽ làm cho da bị mỏng, hàng rào bảo vệ yếu, da bị chảy xệ, sần sùi và xuất hiện nhiều nếp nhăn.

Lúc này, công dụng của niacinamide sẽ là hoạt chất kích sinh collagen và ceramides, ổn định sừng hóa. Khi các collagen tăng sinh sẽ tăng liên kết tế bào, lấp đầy các khoảng trống trong da, nâng cơ mặt một cách tự nhiên. 

Đồng thời, khi tế bào mới được hình thành cũng sẽ thay thế vị trí các tế bào cũ, cải thiện sắc tố, kết cấu da và củng cố chức năng hàng rào bảo vệ. Điều này sẽ làm chậm quá trình lão hóa và làm mờ đi các dấu hiệu lão hóa ảnh đang diễn ra.

Tác dụng phụ khi sử dụng niacinamide là gì?

Ngoài quan tâm tìm hiểu hoạt chất niacinamide là gì, tác dụng của niacinamide là gì đối với tăng sắc tố da, lão hóa da và mụn thì người ta còn chú ý đến tác dụng phụ khi dùng thành phần này. Bởi gần như các hoạt chất dưỡng da dù mạnh hay nhẹ đều sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi sử dụng.

Tuy nhiên, hiện tại không có nhiều bằng chứng cho thấy niacinamide trong mỹ phẩm mang đến tác dụng phụ nguy hiểm nào. Ghi nhận về tác dụng phụ của niacinamide khi dùng trên da cũng rất ít. 

Hầu hết các trường hợp gặp phản ứng phụ khi dùng niacinamide chỉ ở cấp độ nhẹ và mang tính tạm thời. Tuy nhiên, mỗi người, mỗi làn da có thể sẽ có phản ứng khác nhau với hoạt chất này. Một số tác dụng phụ liên quan đến niacinamide có thể xảy ra là:

  • Kích ứng da: Đỏ, ngứa và rát khi thoa tinh chất niacinamide.
  • Phản ứng dị ứng: Ngứa, sưng và nổi mẩn đỏ.
  • Tương tác với một số thành phần trong mỹ phẩm, gây bong tróc, nổi mụn li ti.
Tác dụng phụ khi dùng niacinamide là gì?
Tác dụng phụ khi dùng niacinamide là gì?

Niacinamide là gì? Dựa vào các thông tin trong bài, chúng ta có thể đúc kết được niacinamide là một trong những hoạt chất an toàn và thân thiện nhất cho làn da. Với khả năng kết hợp tuyệt vời với các thành phần khác, niacinamide không chỉ làm cho da bạn trông khỏe mạnh hơn, mà còn giúp cải thiện nhiều vấn đề như nám, tăng sắc tố sau viêm và mụn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng niacinamide không phải lúc nào cũng có tác dụng hiệu quả trong việc trị nám và dứt điểm mụn trứng cá. 

Để đạt được kết quả tối ưu trong việc trị liệu nám hay mụn, bạn có thể cần sử dụng các phương pháp khác như peel hóa chất, hydroquinone, tretinoin hoặc sử dụng các liệu pháp ánh sáng/laser. Những phương pháp này có thể giúp loại bỏ sắc tố thâm và làm giảm mụn một cách triệt để. Sau đó, để duy trì kết quả và tránh tái phát, bạn có thể thêm niacinamide vào trong thói quen chăm sóc da của mình.

Bạn có thể liên hệ với chuyên gia qua FORM dưới đây để biết rõ hơn về các thông tin này nhé:

07.08 TRE HOA LAM DA

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Cách sử dụng Niacinamide cho người mới bắt đầu

      Qua những chia sẻ trên, chúng ta đã biết được niacinamide là gì và tác dụng của nó đối với làn da. So với các hoạt chất nổi tiếng khác trong làng skincare, niacinamide có vẻ khá khiêm tốn. Mặc dù hoạt động thầm lặng, không mang đến kết quả tức thì, nhưng trong hầu hết các routine chăm da khoa học lại không thể thiếu thành phần này. 

      Nó là một hoạt chất lành tính và thích hợp cho mọi loại da, nhưng để không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn thì bạn nên lưu ý cách dùng niacinamide sau đây:

      Niacinamide nên dùng sáng hay tối?

      Một trong những cách sử dụng niacinamide tốt nhất chính là dùng vào ban đêm. Tuy nhiên, với đặc tính chống oxy hóa, niacinamide vẫn có thể đóng vai trò là một rào chắn kiên cố, bảo vệ da khỏi tia cực tím và ô nhiễm. 

      Thêm vào đó, nó có thể hoạt động tốt với rất nhiều thành phần chăm sóc da khác nhau, kể cả những hoạt chất có tính axit mạnh. Vì thế, chỉ cần bằng biết cách dùng niacinamide thì dù sáng hay tối, da đều có thể nhận được lợi ích.

      Cách sử dụng niacinamide như thế nào là tốt nhất?
      Cách sử dụng niacinamide như thế nào là tốt nhất?

      Quy trình chăm sóc da với Niacinamide

      Có 2 quy tắc trong quy trình/cách dùng niacinamide kết hợp với các hoạt chất dưỡng da khác mà bạn cần phải nắm rõ chính là:

      • Độ pH của sản phẩm: 

      Mỗi thành phần, sản phẩm sẽ có độ pH khác nhau. Nếu không chú ý sẽ làm ảnh hướng đến môi trường hoạt động của các hoạt chất khi thấm vào da. 

      Như thành phần niacinamide chỉ hoạt động tốt trong môi trường kiềm, nếu bạn thoa một lớp hoạt chất tính axit lên trước và áp niacinamide ngay sau đó thì đương nhiên da sẽ bị châm chích. Quan trọng hơn là các hoạt chất sẽ không thể hoạt động tối đa, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng trên da.

      • Kết cấu của sản phẩm: 

      Theo nguyên tắc chăm sóc da, sản phẩm có kết cấu lỏng sẽ dùng trước đặc. Đương nhiên là phải ưu tiên nguyên tắc độ pH trước. 

      Ví dụ, niacinamide và hyaluronic acid đều có độ pH tương đương nhau, nên khi kết hợp chỉ cần sử dụng sản phẩm có kết cấu lỏng trước là được. 

      Serum (huyết thanh) là sản phẩm có kết cấu lỏng nên sẽ dùng trước, trong khi kem dưỡng có kết cấu đặc sẽ sử dụng sau. Trong trường hợp này thì sẽ là serum HA và kem dưỡng niacinamide. 

      Dựa vào 2 nguyên tắc trên chúng ta sẽ có quy trình skincare cơ bản cùng với niacinamide như sau:

      Sáng Sữa rửa mặt – Toner – Serum/kem dưỡng niacinamide – Chống nắng
      Tối Tẩy trang – Sữa rửa mặt – (Tẩy tế bào chết) – Toner – (Mặt nạ niacinamide) – Serum HA – Kem dưỡng niacinamide

      Lưu ý:

      • Quy trình này có thể thay đổi dựa vào sản phẩm, thành phần được lựa chọn. 
      • Tẩy tế bào chết và mặt nạ niacinamide cũng chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần.

      Niacinamide có thể kết hợp với nhiều thành phần khác trong skincare để hỗ trợ làm sáng da, trị mụn, trị nám hay các vấn đề liên quan đến lão hóa. Để biết niacinamide kết hợp với gì là hoàn hảo thì hãy theo dõi tiếp nội dung chia sẻ bên dưới đây.

      Sử dụng Niacinamide kết hợp với các hoạt chất khác

      Niacinamide trong mỹ phẩm là lựa chọn tuyệt vời cho mọi làn da, kể cả da nhạy cảm. Bạn có thể thêm niacinamide vào thói quen chăm sóc da lâu dài để làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên. Nhưng để niacinamide mang lại kết quả điều trị tốt hơn cho các vấn đề về lão hóa, nám, thâm hay mụn thì đòi hỏi phải kết hợp với một số hoạt chất khác. 

      Vậy niacinamide kết hợp với gì vừa mang lại hiệu quả dưỡng da cao, vừa an toàn? Dưới đây là một vài gợi ý hấp dẫn mà Ngọc Dung muốn dành cho bạn:

      • Peptide: Peptide là hoạt chất có thể kích thích sản sinh collagen, elastin để tái sinh lớp biểu bì, xây dựng cấu trúc da khỏe mạnh. Nó sẽ hoạt động tốt hơn nếu như có sự hỗ trợ của niacinamide. Sự kết hợp này sẽ giúp da căng bóng, tăng độ đàn hồi và cải thiện tình trạng lỗ chân lông to.
      • Hyaluronic acid: Cả hyaluronic acid và niacinamide đều là thành phần ổn định hydrat hóa, sẽ giúp cải thiện tình trạng da khô, bong tróc. Chúng sẽ giúp da duy trì độ ẩm, giảm thiểu nếp nhăn và cho da căng mọng.
      • Vitamin B5: Nếu da dễ bị kích ứng thì việc kết hợp B5 và niacinamide có thể giảm bớt tình trạng này. Sự kết hợp này sẽ giúp giảm viêm, giảm kích thước các nốt mụn. Đồng thời chúng sẽ hoạt động như một hàng rào giữ ẩm, giúp da đầy đặn và có sức sống hơn.
      • Retinol: Da dày sừng, lão hóa hoặc lỗ chân lông to thì dùng niacinamide kết hợp với retinol là một gợi ý hay. Lợi ích mang lại sẽ là giảm rối loạn sắc tố, giúp da đều màu và giảm thâm hiệu quả. Đồng thời, retinol sẽ thúc đẩy luân chuyển tế bào, tái tạo cấu trúc da và giúp da trắng sáng, mịn màng hơn.
      • BHA: Tuy còn nhiều tranh cãi cho sự kết hợp này nhưng không thể phủ nhận việc dùng BHA chung routine với tinh chất niacinamide sẽ giúp da được nuôi dưỡng sâu và phục hồi tốt hơn. Do BHA sẽ phá vỡ liên kết sừng, kích thích tái tạo da từ bên trong và mở đường cho niacinamide đi sâu vào trong da phát huy tối đa công dụng của nó.
      Niacinamide kết hợp với gì để trị nám, làm sáng da?
      Niacinamide kết hợp với gì để trị nám, làm sáng da?

      Lựa chọn nồng độ Niacinamide phù hợp

      Khi thêm các sản phẩm chứa niacinamide vào trong routine chăm sóc da bạn cần lựa chọn đúng nồng độ sử dụng. Để lựa chọn chính xác bạn cần phải hiệu loại da của mình cho phép sử dụng những gì và có thể dung nạp được bao nhiêu. 

      Tuy thành phần niacinamide khác với niacin, không làm da bị nóng rát khi sử dụng nhưng nó vẫn có tác dụng phụ riêng. Vì thế, nếu chỉ mới bắt đầu sử dụng bạn nên ưu tiên đi từ thấp lên cao hoặc lựa chọn nồng độ sử dụng phù hợp với tình trạng da và mục tiêu chăm sóc da của mình. 

      Nồng độ niacinamide khuyến nghị cho từng trường hợp là:

      • Nồng độ 1% – 5%: Nồng độ an toàn nhất cho những ai mới bắt đầu dùng niacinamide trong mỹ phẩm. Với nồng độ này da sẽ tập thích nghi dần với tinh chất niacinamide trước khi bước vào giai đoạn chăm sóc chuyên sâu. Hoặc nếu bạn muốn có sản phẩm sử dụng lâu dài thì hãy dừng lại ở nồng độ 1% – 2%.
      • Nồng độ 10%: Nếu da có vấn đề về thâm, mụn ở mức độ nhẹ đến trung bình thì nồng độ này sẽ là gợi ý. Khi sử dụng, có thể sẽ có cảm giác châm chích, đỏ da nhưng không quá nghiêm trọng, mọi thứ sẽ nhanh hết sau vài tuần sử dụng. Để da có thể quen với nồng độ này, bạn có thể giãn cách thời gian sử dụng và tăng lên khi đã hoàn toàn hấp thụ tốt.
      • Nồng độ 20%: Đây là ngưỡng rất cao, thường được khuyến nghị cho trường hợp tăng sắc tố da nghiêm trọng, mụn cứng đầu. Nhưng với nồng độ cao như vậy, bạn cần lưu ý theo dõi các phản ứng của da để đảm bảo xử lý kịp thời khi có kích ứng xảy ra.

      Lưu ý, các nồng độ này có thể thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm và nhu cầu chăm sóc da của mỗi người. Trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm chứa niacinamide nồng độ cao nào, bạn cũng nên tham khảo qua ý kiến của người có chuyên môn trong lĩnh vực này để đảm bảo sử dụng đúng sản phẩm, đúng cách và có kết quả tốt nhất.

      FAQs – Câu hỏi thường gặp

      Tại sao dùng niacinamide bị lên mụn?

      Dùng niacinamide bị lên mụn không phải là tình trạng hiếm gặp. Trường hợp này có thể được phân tích ở 2 góc độ:

      • Quá trình thanh lọc da: Quá trình này thường diễn ra trong 4-6 tuần đầu tiên sau khi dùng tinh chất niacinamide. Da sẽ có dấu hiệu đào thải độc tố lên bề mặt, thể hiện qua các nốt sần đỏ.
      • Bị kích ứng khi dùng các sản phẩm chứa niacinamide: Tuy niacinamide không trực tiếp gây ra mụn trứng cá, nhưng trong công thức sản phẩm còn chứa nhiều thành phần khác nên khả năng cao cũng sẽ khiến da gặp phải các kích ứng không mong muốn. Đặc biệt, khi dùng sản phẩm chứa niacinamide có nồng độ axit nicotinic cao sẽ gây ra các tác dụng phụ như mẩn đỏ và làm mụn trứng cá trầm trọng hơn.

      Nếu dùng niacinamide bị lên mụn, nhất là ở những vị trí chưa từng nổi mụn bao giờ thì nên ngừng sử dụng ngay lập tức. Hãy liên hệ với bác sĩ da liễu để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây nổi mụn thực sự.

      Dùng tinh chất niacinamide bị lên mụn phải làm sao?
      Dùng tinh chất niacinamide bị lên mụn phải làm sao?

      Niacinamide kỵ với gì?

      Niacinamide trong mỹ phẩm thường có độ pH 5,5 – 6,5, tương thích với độ pH của da. Điều này có nghĩa ở môi trường pH tự nhiên của da, niacinamide sẽ hoạt động tốt nhất. Vì thế, nếu bạn sử dụng một thành phần có độ pH thấp hoặc cao hơn nhiều lần so với niacinamide sẽ gây bất hoạt tác dụng của thành phần này và có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

      Các chuyên gia khuyến cáo không nên trộn niacinamide cùng với vitamin C trị nám. Bởi độ pH của vitamin C là 3,5 nên chỉ hoạt động tốt trong môi trường axit. Nếu dùng vitamin C đè lên niacinamide thì độ pH sẽ bị trung hòa và vitamin C khó thẩm thấu vào da. Đặc biệt, sự kết hợp không đúng lúc này sẽ làm da bị ngứa, châm chích và nổi mẩn đỏ. 

      Vì thế, khoảng cách an toàn cho cả 2 khi nằm chung routine chăm da chính là cách buổi sử dụng. Bạn có thể ưu tiên dùng vitamin C vào buổi sáng để tăng khả năng chống oxy hóa cho da. Dùng niacinamide vào ban đêm để duy trì độ ẩm cho da.

      Niacinamide có trị mụn tốt không?

      Như phần giải thích niacinamide là gì, chúng ta đã biết thành phần niacinamide trong mỹ phẩm có khả năng giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá cũng như các triệu chứng của mụn. Nó có thể làm giảm hoạt động của tuyến dầu, điều tiết sản xuất bã nhờn. Đồng thời, tinh chất niacinamide còn giúp se khít lỗ chân lông, cải thiện kết cấu da. 

      Đặc biệt, niacinamide trong mỹ phẩm có tính kháng viêm, giảm sưng đỏ và làm xẹp các nốt mụn. Tuy nó không thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn như benzoyl peroxide, nhưng vẫn đóng vai trò không nhỏ trong quá trình điều trị mụn viêm, mụn trứng cá hoặc mụn mủ.

      Niacinamide là gì? Trị mụn có tốt không?
      Niacinamide là gì? Trị mụn có tốt không?

      KẾT  

      Với những thông tin được chia sẻ trong bài, hy vọng Ngọc Dung đã giúp bạn biết được niacinamide là gì, các tác dụng của niacinamide đối với da và cách sử dụng thành phần này một cách hiệu quả nhất.

      Dù không phải là phương pháp điều trị độc lập, nhưng bạn vẫn có thể kết hợp niacinamide với các thành phần hoạt tính khác để chăm sóc da hoặc bổ sung vào quy trình skincare sau khi điều trị nám và mụn bằng laser. 

      Theo dõi website của TMV Ngọc Dung để biết thêm các thông tin hữu ích về làm đẹp và chăm sóc da. Hoặc bấm phím *3232 để được tư vấn cụ thể hơn về các dịch vụ điều trị nám và mụn bằng công nghệ hiện đại.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232