Bạn yêu thích các sản phẩm tẩy tế bào chết BHA hay AHA, nhưng dùng thì lại bị kích ứng, khô da? Nếu đang rơi vào trường hợp này thì Ngọc Dung gợi ý bạn một thành phần tẩy da chết cũng hấp dẫn không kém BHA/AHA, đó chính là PHA. Vậy PHA là gì? Khả năng tẩy da chết như thế nào? So với BHA/AHA thì PHA có tốt và an toàn hơn không?
Mọi đáp án sẽ được Ngọc Dung bật mí ngay trong bài viết này, cùng theo dõi để có thêm bí quyết skincare an toàn cho làn da nhạy cảm của mình nhé!
PHA là gì trong mỹ phẩm?
PHA (Axit Polyhydroxy) là một AHA thế hệ mới, cũng mang đến tác dụng tẩy tế bào chết và chống lão hóa da. Dù sinh sau đẻ muộn, nhưng sự thật là PHA cũng đang dần có chỗ đứng riêng của mình trong thị trường mỹ phẩm, đặc biệt khi đưa vào bàn cân so sánh với BHA và AHA.
Những từ khóa tìm kiếm liên quan đến PHA mà bạn có thể thấy trong các bài chia sẻ về hoạt chất này chính là: axit tẩy tế bào chết, thành phần tăng cường tái tạo tế bào, chất chống lão hóa da, chất chống oxy hóa, hoạt chất giúp hydrat hóa da,…
PHA khác với AHA và BHA như thế nào?
Nếu có làn da khô thì tẩy tế bào chết AHA là lựa chọn hàng đầu. Trường hợp da dày sừng, mụn trứng cá và cần cải thiện từ bên trong thì BHA là chân ái. Vậy PHA là gì trong sân chơi này?
Như đã biết, AHA bao gồm Glycolic Acid, Lactic Acid, Malic Acid,… đều là các phân tử tan trong nước, thông qua quá trình Apoptosis để đào thải tế bào chết trên bề mặt da. Còn BHA là phân tử tan trong dầu, hoạt động tốt khi thẩm thấu sâu vào bên trong da. Chúng sẽ làm giảm bã nhờn, bong tróc tế bào chết trong từng lỗ chân lông và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn ở đây.
Nếu xét về cấu trúc hóa học, PHA có cấu trúc phân tử lớn hơn so với AHA và BHA, nên nó sẽ không thể xâm nhập vào tận bên trong, thay vào đó là hoạt động độc quyền trên bề mặt da. Trong khi đó, AHA và BHA có cấu trúc nhỏ hơn, nhanh chóng thẩm thấu vào da và có thể gây kích ứng, đặc biệt đối với những người có da nhạy cảm.
Xét về cơ chế tẩy tế bào chết, AHA sẽ tẩy tế bào chết bằng cách làm tan chất kết dính giữa các tế bào sừng. Còn BHA sẽ hoạt động bằng cách thâm nhập vào lỗ chân lông và làm tan chất dầu, loại bỏ bụi bẩn và cặn bã. PHA cũng tẩy tế bào chết nhưng theo cơ chế tương tự AHA và tác động tương đối nhẹ nhàng hơn.
Do cấu trúc phân tử lớn và tác động nhẹ nhàng, PHA ít gây kích ứng và thích hợp cho da nhạy cảm hơn so với AHA và BHA. Vì thế, nếu hỏi vai trò của PHA là gì trong mỹ phẩm thì có thể nói đó là biện pháp thay thế an toàn cho da khi gặp kích ứng với AHA và BHA.
Các loại PHA phổ biến hiện nay
PHA trong mỹ phẩm xuất hiện với nhiều dạng khác nhau. Nếu thường xuyên đọc nhãn sản phẩm, bạn sẽ phát hiện hầu hết các sản phẩm tẩy da chết PHA đều có mặt của 1 trong 3 thành phần sau đây:
Gluconolactone – loại PHA phổ biến nhất
Gluconolactone là một loại PHA có tính ổn định cao nên được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm. Nó có nguồn gốc từ tự nhiên, được phát hiện trong mật ong, rượu vang hay nước trái cây. Gluconolactone có khả năng tẩy tế bào chết, làm sạch da và cải thiện cấu trúc da. Cạnh đó, nó cũng có thể hoạt động để loại bỏ các gốc tự do thông qua đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào da khỏi bức xạ tia UV.
Lactobionic acid – Vừa tẩy tế bào chết vừa giữ ẩm
Lactobionic acid cũng là một loại PHA có khả năng tẩy tế bào chết và giữ ẩm cho da. Nó là dạng oxy hóa của đường trong sữa. Về mặt hóa học, nó khá giống với Glycolic Acid, nhưng hoạt động nhẹ nhàng hơn. Với tính chất làm mềm và làm dịu da, Lactobionic acid thích hợp cho da nhạy cảm và da khô.
Galactose có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng trên da
Galactose có nguồn gốc từ một loại đường trong sữa, cũng là một PHA có thể sử dụng để tẩy tế bào chết nhẹ nhàng trên da. Nó giúp làm sạch da, cải thiện bề mặt da và làm da trở nên mềm mịn. Trong mỹ phẩm, Galactose cũng được sử dụng như một chất chống viêm và dưỡng ẩm cho da.
PHA có tác dụng gì trong chăm sóc da?
PHA là gì và PHA có tác dụng gì trong chăm sóc da là vấn đề mà nhiều người quan tâm đến. Như đề cập, đây là một Axit Polyhydroxy thế hệ mới của AHA, nên về tác dụng nó cũng sẽ tương tự với nhóm chất này. Tuy nhiên, PHA vẫn có nhiều điểm khác biệt so với những người anh em của mình, cụ thể là:
Thay thế BHA/AHA tẩy tế bào chết nhẹ nhàng
Từ chia sẻ PHA là gì, chúng ta đã biết đây là thành phần có cấu trúc phân tử to hơn AHA và BHA. Chính vì thế mà PHA trong mỹ phẩm được sử dụng như một lựa chọn an toàn và hiệu quả để thay thế AHA và BHA trong quá trình tẩy tế bào chết. Với tính chất nhẹ nhàng và ít gây kích ứng, PHA giúp loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da mà không gây tác động mạnh đến làn da nhạy cảm.
Chống oxy hóa, giảm tác động của tia UV lên da
Không chỉ có thể làm bong tróc tế bào da chết bên ngoài, PHA còn có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi sự tổn hại của các gốc tự do và tác động của tia UV. Khả năng này sẽ giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa da do tác động của môi trường và ánh sáng mặt trời.
Giúp da ngậm nước, giữ ẩm trong thời gian dài
Khác với BHA/AHA khi tẩy da chết có thể gây khô da, PHA lại có khả năng giữ ẩm cho da bằng cách tạo ra một lớp màng bảo vệ trên bề mặt da. Lớp màng này giúp hạn chế sự mất nước từ da và duy trì độ ẩm tự nhiên, giúp da mềm mịn trong thời gian dài. Đó là lý do sau khi dùng PHA để tẩy tế bào chết, ít khi nào da bị khô sần như lúc dùng BHA.
PHA có công dụng hỗ trợ điều trị mụn trứng cá
Nhờ khả năng làm sạch da trên bề mặt, PHA vẫn có thể làm giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, ngăn tích tụ bã nhờn và vi khuẩn gây mụn. Từ đó giảm nguy cơ hình thành mụn trứng cá hay mụn viêm. Ngoài ra, với tính chất kháng vi khuẩn của PHA cũng giúp giảm vi khuẩn gây viêm và mụn trên da.
PHA giúp ức chế glycation, chống lão hóa da
Glycation là quá trình đường hóa, phân hủy collagen và sợi elastin, từ đó dẫn đến da mất độ đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn và các vấn đề lão hóa khác. Nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lão hóa nhanh tương tự như phản ứng viêm hãy stress oxy hóa trong da. Vậy vai trò của PHA là gì trong giai đoạn này?
PHA chính là một trong các hoạt chất có thể ức chế glycation, làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da săn chắc và mềm mịn hơn.
PHA ít khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời
Bởi tác động nhẹ nhàng, không động đến lớp da non bên dưới da và thẩm thấu vào da khá chậm nên so với AHA và BHA, PHA ít gây kích ứng và làm da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm chứa PHA vẫn cần kết hợp với việc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV tốt hơn.
Có thể thấy được, PHA là axit tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, mang đến nhiều lợi ích cho da, bao gồm cả da nhạy cảm. Tuy hiệu quả, nhưng không phải tình trạng da nào cũng có thể hưởng lợi và cải thiện bằng cách sử dụng PHA.
Trong trường hợp gặp kích ứng da hoặc sau một thời gian dài sử dụng PHA mà tình trạng da sẫm màu và tăng sắc tố không được cải thiện, hãy lựa chọn một phương pháp khác.
Một trong những phương pháp hiện đại được sử dụng trong việc điều trị và chăm sóc da là công nghệ Laser. Các loại Laser tiên tiến như Laser CO2 hay Laser PicoSure đều là những phương án thay thế lý tưởng. Chúng đều có thể giúp tăng khả năng tái tạo tế bào da, làm mờ các vết thâm, nám, tàn nhang, giúp làm mịn bề mặt, cải thiện nếp nhăn, da khô ráp hay sẹo.
Nhưng để lựa chọn phương pháp chăm sóc da phù hợp bạn nên tìm gặp chuyên gia làm đẹp hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu. Họ sẽ đánh giá tình trạng da, gợi ý phương pháp điều trị và tư vấn chi tiết cho bạn. Hãy điền vào FORM dưới đây để có lịch hẹn cùng chuyên gia trong lĩnh vực này:
Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM
tại TMV Ngọc Dung *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
Tác dụng phụ khi sử dụng PHA là gì?
Thực tế, tác dụng phụ của PHA không được ghi nhận quá nhiều. Nó vẫn được đánh giá là thành phần lành tính và nhẹ nhàng cho cả da nhạy cảm, da khô mụn. Tuy nhiên, PHA vẫn mang tính chất của axit, có thể tăng độ nhạy cảm cho da và gây ra một số tác dụng phụ nếu như dùng sai cách hoặc do công thức pha trộn với các thành phần khác. Vậy tác dụng phụ khi dùng PHA là gì?
Theo ghi nhận thì khi dùng PHA để tẩy da chết, có một số tác dụng phụ có thể gặp phải là:
- Mặc dù PHA ít gây kích ứng hơn so với AHA và BHA, nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng đỏ, ngứa hoặc kích ứng da đối với những người có da nhạy cảm hoặc bị dị ứng với PHA.
- Nếu dùng ở nồng độ cao hoặc công thức mạnh thì PHA có thể làm da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
- Một số người có thể gặp các tác dụng phụ khác như khô da, bong tróc, hoặc da mẩn đỏ sau khi sử dụng PHA.
Nếu gặp phải những tác dụng phụ này, bạn nên giảm tần suất sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có được cách skincare phù hợp hơn cùng với PHA.
Sử dụng PHA như thế nào cho an toàn?
Tuy PHA là một loại axit nhẹ nhưng vẫn mang lại hiệu quả trong việc làm sạch da và thường phù hợp cho da nhạy cảm. Nhưng để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra, khi sử dụng PHA cũng cần tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý nhằm đảm bảo an toàn và tối ưu hiệu quả.
Không lạm dụng PHA tẩy da chết
Mặc dù khả năng chính của PHA là tẩy tế bào chết và có tính chất nhẹ nhàng, nhưng đừng nên lạm dụng quá nhiều vào các sản phẩm chứa PHA. Bởi nó có thể làm hàng rào bảo vệ mỏng dần theo thời gian và không kịp phục hồi để chống lại sự tấn công của tia UV.
Tùy vào sản phẩm được chọn, bạn nên có tần suất và liều lượng sử dụng sao cho hợp lý. Chẳng hạn nếu dùng PHA trong các sản phẩm tẩy tế bào chết thì chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần. Hoặc có thể sử dụng PHA theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ tần suất sử dụng được bác sĩ da liễu đề xuất.
Đọc kỹ bảng thành phần trên nhãn sản phẩm
Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa PHA hay dược mỹ phẩm nào, hãy đọc kỹ bảng thành phần để kiểm tra xem có thành phần nào khác có thể gây dị ứng hoặc tương tác không mong muốn với da của bạn. Bởi PHA có thể lành tính và không gây hại cho da, nhưng không chắc 100% các thành phần trong sản phẩm bạn chọn cũng như thế. Đặc biệt là một số sản phẩm có sự kết hợp giữa PHA với BHA hoặc AHA.
Sử dụng sản phẩm PHA có chứa thành phần cấp ẩm
Theo như phần chia sẻ về tác dụng của PHA là gì, PHA cũng được biết đến là một chất giữ ẩm cho da. Điều này đồng nghĩa nó khô gia tăng độ ẩm cho da, nên bạn cần phải bổ sung thêm một số thành phần cấp ẩm khác trong quá trình này để tránh da bị thiếu ẩm, dẫn đến hoạt động của các tế bào bị đình trệ. Nếu không biết bổ sung chất cấp ẩm nào thì Glycerin sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.
Test trước khi sử dụng
Da có thể bài xích với bất kỳ mỹ phẩm hay thành phần hoạt tính nào kể cả PHA. Vì vậy, để đảm bảo rằng da của bạn không bị kích ứng hoặc dị ứng với sản phẩm chứa PHA, hãy test sản phẩm trên một vùng nhỏ của da trước khi sử dụng lên toàn bộ khuôn mặt. Nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng không mong muốn nào, ngừng sử dụng ngay lập tức.
Sử dụng PHA sau khi rửa mặt và trước khi dưỡng ẩm
Nếu không sử dụng PHA trong sữa rửa mặt, thì hãy sử dụng PHA sau bước làm sạch da và trước bước dưỡng ẩm. Cách này sẽ giúp PHA có cơ hội hoạt động tốt trên da, đồng thời cũng giúp da cân bằng ẩm và ngậm nước tốt hơn.
Sử dụng với tần suất và liều lượng phù hợp
Người mới bắt đầu sử dụng PHA có thể bắt đầu với sản phẩm làm sạch da như SRM. Có thể dùng hàng ngày trên nền da khỏe hoặc cách ngày sử dụng. Còn trường hợp dùng PHA dạng toner tẩy da chết thì nên bắt đầu với tần suất 2 lần/tuần để da làm quen trước.
Bạn không nên sử dụng quá nhiều sản phẩm chứa PHA cùng lúc hoặc sử dụng quá thường xuyên, vì điều này có thể gây tác động tiêu cực lên da, làm da nhạy cảm và dễ bùng phát mụn.
Cân nhắc khi kết hợp PHA với AHA hoặc BHA
Việc kết hợp quá nhiều loại axit có thể làm gia tăng nguy cơ kích ứng và tác dụng phụ lên da. Vì thế, nếu bạn đang sử dụng sản phẩm chứa PHA kết hợp với AHA hoặc BHA thì hãy cân nhắc lại. Bởi theo tính chất thì cả ba đều là thành phần tẩy da chết, việc kết hợp trong sản phẩm riêng lẻ không thực sự cần thiết. Nếu bạn đã có làn da khỏe thì hãy ưu tiên BHA hoặc AHA. Còn trường hợp da yếu thì PHA là lựa chọn tốt hơn.
Hướng dẫn sử dụng PHA tẩy tế bào chết an toàn và hiệu quả
Dù chỉ hoạt động trên bề mặt, nhưng PHA vẫn có thể giúp loại bỏ các tế bào chết và kích thích tái tạo da. Nhưng để tăng hiệu quả thì bạn phải lưu ý đến cách sử dụng thành phần này. Dưới đây là một số gợi ý và lưu ý quan trọng cần ghi nhớ:
Quy trình skincare cùng với PHA
Để xây dựng quy trình skincare cùng với PHA có một số quy tắc quan trọng cần phải nắm rõ để mang lại hiệu quả tối ưu. Các quy tắc đó bao gồm:
- Quy tắc về độ pH: PHA hoạt động tốt nhất ở môi trường có độ pH hợp lý, thường từ 3.5 đến 4.5. Do đó, nó thường được sử dụng trong các bước đầu của quy trình skincare.
- Kết cấu sản phẩm: Sản phẩm chứa PHA có thể có dạng SRM, toner, serum hoặc kem dưỡng, mỗi loại sẽ có kết cấu khác nhau. Để giúp các thành phần đều thấm đều vào da hãy sử dụng sản phẩm lỏng trước, đặc sau.
Từ các quy tắc trên, bạn có thể áp dụng trình tự skincare sau:
- Tẩy trang: Sử dụng một sản phẩm tẩy trang nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, lớp trang điểm và dầu thừa trên da.
- Sữa rửa mặt: Chọn sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ hoặc có thể chọn luôn SRM chứa PHA để sử dụng.
- Toner: Sử dụng một sản phẩm toner chứa PHA để cân bằng độ pH của da và loại bỏ các tạp chất còn sót lại. Bước toner cũng giúp làm dịu da và tăng cường hiệu quả của các bước dưỡng da tiếp theo.
- Serum: Sau khi dùng PHA thì hãy bôi một lớp serum cấp ẩm lên để giúp da ngậm nước và giảm kích ứng. Hoặc bạn có thể sử dụng serum chứa thành phần làm sáng da nếu như đang gặp tình trạng da không đều màu, sạm nám.
- Kem dưỡng: Nếu da khô, bong tróc thì hãy bổ sung thêm một dòng kem dưỡng phục hồi để tăng số lượng lipid trên bề mặt da.
- Chống nắng: Cuối cùng, đừng quên sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng SPF phù hợp để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
Lưu ý, không nhất thiết phải sử dụng cả serum và kem dưỡng trong cùng một quy trình, hãy cân nhắc theo tình trạng da để dùng cho phù hợp.
Cách dùng PHA để tẩy da chết
Dùng PHA để tẩy da chết thường nằm trong 2 loại sản phẩm là SRM và toner, nhưng nồng độ PHA trong SRM thường thấp hơn toner nên bạn có thể dựa vào đó để chọn sản phẩm và xây dựng quy trình chăm sóc da sao cho hợp lý nhất.
Nếu dùng SRM có chứa PHA thì hãy cho một lượng vừa đủ vào lòng bàn tay, xoa đều rồi áp lên da. Massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong khoảng 1-2 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Nếu dùng toner PHA thì hãy lấy dung dịch cho vào bông tẩy trang rồi thoa lên da mặt và cổ. Vỗ đều lên da để hoạt chất thấm nhanh hơn. Nhớ là thoa toner PHA lên nền da ẩm, sau đó đợi da khô 5-10 phút rồi mới tiếp tục skincare nhé.
Lưu ý khi sử dụng PHA tẩy da chết
Để việc chăm sóc da dễ dàng hơn và da không bị kích ứng trong lúc dùng PHA, có một số điều cần lưu ý mà Ngọc Dung xin nhận mạnh lần nữa với bạn:
- Hãy kiểm tra thành phần sản phẩm để đảm bảo không có thành phần gây kích ứng da khác.
- Tránh sử dụng PHA trên da bị tổn thương hoặc viêm nhiễm.
- Nếu có da nhạy cảm, hãy thử bôi PHA trên vùng da khác như dưới cổ, khuỷu tay và theo dõi phản ứng của da sau 24 tiếng.
- Bắt đầu sử dụng PHA một cách từ từ và tăng dần liều lượng nếu da không gặp phản ứng phụ.
- Sử dụng kem chống nắng hàng ngày khi sử dụng PHA để tránh tia UV tấn công, gia tăng gốc tự do.
- Đừng lạm dụng tẩy da chết PHA và bỏ quên bước dưỡng ẩm da.
- Nếu da có phản ứng dị ứng, nổi mụn bất thường thì nên ngừng sử dụng và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ da liễu.
FAQs – Câu hỏi thường gặp
PHA có tốt cho da nhạy cảm hơn so với AHA và BHA không?
Theo thông tin chia sẻ trong phần đầu “PHA là gì”, thì chúng ta đã được biết PHA (Axit polyhydroxy) là một loại axit hữu cơ có khả năng làm mịn da và làm sáng da thông qua cơ chế tẩy tế bào chết. Nó thuộc vào nhóm các axit hydroxy có cấu trúc tương tự như AHA, nhưng vẫn mang nhiều đặc tính riêng.
Đặc biệt là PHA trong mỹ phẩm có phân tử lớn hơn và không thẩm thấu sâu vào da như AHA và BHA, điều này làm giảm nguy cơ kích ứng da trong quá trình sử dụng.
Vì khả năng làm dịu da, không làm mấy nước qua da nên PHA thường được xem là phù hợp cho da nhạy cảm và da khô hơn BHA/AHA. Nó có khả năng làm sạch da, tẩy tế bào chết và kích thích tái tạo da một cách nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, PHA không phải là thành phần an toàn cho mọi làn da. Việc kiểm tra thành phần và sản phẩm trước khi sử dụng luôn cần thiết. Dù sản phẩm được chỉ định cho cả da nhạy cảm thì bạn cũng không nên bỏ qua bước này.
PHA có thể được kết hợp với các thành phần khác không?
Có, PHA có thể được kết hợp với các thành phần khác trong quy trình chăm sóc da, chẳng hạn như Peptide, Vitamin C, Hyaluronic acid, và Niacinamide. Mỗi sự kết hợp sẽ mang đến lợi ích khác nhau cho da, nên cần được xem xét kỹ về nhu cầu của da trước khi trộn lẫn các thành phần với nhau.
Khi kết hợp sản phẩm, hãy đọc hướng dẫn sử dụng và kiểm tra xem có sự tương thích giữa các thành phần hay không. Chẳng hạn so sánh về độ pH và kết cấu sản phẩm. Đừng vội vàng dùng PHA với các thành phần có độ pH trung tính và quá cao. Sự kết hợp này có thể làm da nổi nhiều mẩn đỏ hoặc châm chích.
PHA có đẩy mụn không?
Với câu hỏi PHA có đẩy mụn không thì câu trả lời là PHA ít đẩy mụn hơn so với BHA và AHA. PHA sẽ là một lựa chọn tốt cho da nhạy cảm, da khô dễ bị mụn vì không chỉ có tính năng tẩy da chết, thành phần này còn có thể cung cấp khả năng kháng viêm và giữ ẩm cho da. Dùng PHA sẽ ít bị đẩy mụn hơn BHA và AHA, nhưng do phản ứng khác nhau nên có thể có vài trường hợp ngoại lệ với thành phần này.
KẾT
Từ những thông tin chia sẻ, chúng ta có thể đúc kết được PHA là gì và PHA có tác dụng gì trong chăm sóc da. Đây chắc chắn là thành phần đáng tin cậy cho làn da khô, nhạy cảm và có thể thay thế BHA/AHA để làm sạch da. Tuy nhiên, hãy kiên trì sử dụng để nhận được lợi ích lớn nhất, đừng vội vã tăng tần suất hay liều lượng để tránh da bị mất nước và bong tróc.
Nếu bạn quan tâm đến việc chăm sóc da bằng các biện pháp khoa học, thì hãy theo dõi website của Thẩm mỹ viện Ngọc Dung, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều bài đọc hữu ích khác. Hoặc có thể liên hệ với chuyên gia Ngọc Dung qua Hotline *3232 để được hỗ trợ tư vấn tận tình về các phương pháp chăm sóc da bằng công nghệ cao.