AHA và BHA có tác dụng gì? Kết hợp dùng chung được không?

Trong thế giới skincare, AHA và BHA được nhắc đến như một người đồng hành không thể thiếu khi muốn có một làn da đẹp, không tì vết. Tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng thực chất cả 2 đều có ưu điểm riêng của mình. Vì tính chất hóa học khác nhau nên lợi ích mang lại cũng có phần khác. Nhưng để biết khác ở đâu thì bạn có thể cùng Ngọc Dung khám phá trong bài viết này.

Ngoài việc phân biệt AHA với BHA, chúng ta cũng sẽ cùng tìm kiếm cách kết hợp chúng lại với nhau để nâng cao hiệu quả làm đẹp. Nhưng làm sao để kiểm soát được tính axit của chúng thì bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.

So sánh AHA và BHA - Cách kết hợp BHA, AHA trong skincare
So sánh AHA và BHA – Cách kết hợp BHA, AHA trong skincare

Thành phần AHA và BHA là gì trong mỹ phẩm?

Có thể bạn đã nắm được một chút thông tin và biết được AHA BHA là gì trong mỹ phẩm. Nhưng nếu vẫn chưa rõ thì có thể xem qua thông tin cơ bản sau đây:

  • AHA hay Alpha Hydroxy Acid là một axit hữu cơ có nguồn gốc từ sữa, lê, táo, cam và nhiều loại thực vật tự nhiên khác.
  • BHA hay Beta Hydroxy Acid cũng là axit hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, nhưng chủ yếu được chiết xuất từ vỏ cây liễu.
  • Cả 2 thành phần này đều là chất tẩy tế bào chết hóa học trong mỹ phẩm.
  • Chúng hoạt động theo cơ chế là làm mềm tế bào lớp sừng, nới lỏng liên kết tế bào để tách chúng ra khỏi bề mặt da. Kết quả sẽ cải thiện được nhiều vấn đề trên da từ mụn đến lão hóa ảnh.
  • Dù chiết xuất tự nhiên nhưng AHA, BHA đều có tính axit, hoạt tính mạnh nên vẫn có thể gây kích ứng cho da.

Vậy BHA và AHA là một? Nếu bạn cũng đang nghĩ AHA là BHA và ngược lại thì sau khi tìm hiểu tác dụng trên da của chúng, Ngọc Dung sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn về 2 thành phần này để biết cách sử dụng sao cho đúng và phù hợp với tình trạng da của mình.

Thành phần AHA và BHA là gì trong mỹ phẩm? aha khác bha như thế nào?
Thành phần AHA và BHA là gì trong mỹ phẩm? aha khác bha như thế nào?

AHA và BHA có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Dựa vào thông tin giới thiệu AHA và BHA là gì bên trên, chúng ta có thể thấy cả 2 thành phần này đều có tác dụng quan trọng trong chăm sóc da. 

Tác dụng của BHA và AHA được biết đến nhiều nhất chính là khả năng tẩy tế bào chết ở lớp sừng, giúp làm sạch da và kích thích quá trình tái tạo tế bào mới. Hơn nữa, cả BHA và AHA có khả năng cải thiện kết cấu da bằng cách tăng cường độ đàn hồi và làm mờ nếp nhăn, giúp da trở nên mềm mịn hơn và tươi trẻ hơn thông qua cơ chế kích thích tăng sinh collagen.

Ngoài ra, BHA và AHA cũng có tác dụng trong việc giảm mụn và kiểm soát dầu nhờn trên da. BHA có khả năng thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông, làm sạch tắc nghẽn và giảm viêm nhiễm, giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả. Đồng thời, thông qua hoạt động tiêu sừng, cả 2 sẽ kích thích tái tạo tế bào mới, làm da trở nên tươi sáng và đều màu hơn.

Tuy nhiên, xét kỹ hơn thì AHA khác với BHA, nên khi hoạt động trên da sẽ có nhiều điểm khác biệt. Để phân biệt AHA và BHA trong skincare, cũng như biết cách tận dụng lợi ích của chúng để dưỡng da thì hãy xem tiếp phần chia sẻ bên dưới.

AHA và BHA có tác dụng gì trong chăm sóc da
AHA và BHA có tác dụng gì trong chăm sóc da

BHA và AHA có giống nhau không? Cách phân biệt AHA và BHA đơn giản

Nếu xét về nhóm chất, thì BHA và AHA đều là hoạt chất có tính axit, chung nhóm hydroxyl. Trong lĩnh vực chăm sóc da, chúng đều là chất tẩy tế bào chết hóa học được ưa chuộng, có khả năng mang đến nhiều lợi ích cho da. Nhưng thực chất AHA hay BHA đều không hoàn toàn như nhau.

Nếu so sánh AHA và BHA về cấu trúc phân tử, phân loại, tính chất và cấp độ hoạt động thì chúng ta sẽ có được sự khác biệt như sau:

AHA khác BHA như thế nào?Cách phân biệt AHA và BHA trong mỹ phẩm
AHA khác BHA như thế nào?Cách phân biệt AHA và BHA trong mỹ phẩm

Từ bảng so sánh AHA và BHA bên trên có thể thấy cả 2 thành phần này đều axit hữu cơ chiết xuất tự nhiên, là axit gốc hydroxyl. Nhưng cấu trúc phân tử của AHA là một nhóm hydroxyl gắn với một carbon ngay tại vị trí alpha. Còn cấu trúc BHA bao gồm một nhóm hydroxyl gắn với cacbon tại vị trí beta và một nhóm axit cacboxylic.

Về tính chất, AHA là axit tan trong nước nên sẽ hoạt động tốt trên bề mặt da. Còn BHA là chất tan trong dầu nên có khả năng thẩm thấu sâu vào trong lỗ chân lông để hoàn tan dầu dư thừa, loại bỏ cặn bã. Với đặc tính này thì AHA hợp với da khô, BHA sẽ tốt hơn cho da dầu.

Bảng so sánh AHA và BHA về hiệu quả sử dụng
Bảng so sánh AHA và BHA về hiệu quả sử dụng

Ngoài các yếu tố về cấu trúc hay cơ chế hoạt động, chúng ta có thể phân biệt AHA với BHA thông qua tác dụng và hiệu quả sử dụng các thành phần này trên da. Do cấu trúc, trọng lượng phân tử cũng như cơ chế hoạt động có điểm khác biệt nên tác dụng của BHA và AHA trên da cũng khác nhau.

Có thể thấy, AHA chỉ tác động đến bề mặt da, nên chỉ thay đổi diện mạo bên ngoài da. Còn BHA đi sâu vào lớp trong cùng nên có thể thay đổi từ trong ra ngoài, tác động đến quá trình tăng trưởng của tế bào.

Nếu xét về mục tiêu tác động, AHA sẽ xếp vào hàng ngũ các chất có lợi cho da lão hóa. Còn BHA sẽ phù hợp để đi chung với các thành phần trị mụn trứng cá.

Cuối cùng, sự khác nhau giữa BHA và AHA còn nằm ở nồng độ cho phép sử dụng trong skincare. Vì là hoạt chất hoạt động tầm nông nên nồng độ AHA thường cao hơn so với BHA. Nhưng không có nghĩa BHA sẽ mạnh hơn AHA. Thực chất, Axit Glycolic (AHA mạnh nhất), trong nhiều trường hợp còn mạnh hơn cả Salicylic Acid.

Nên bắt đầu dùng AHA và BHA nồng độ thấp để da tập làm quen
Nên bắt đầu dùng AHA và BHA nồng độ thấp để da tập làm quen

Lưu ý, nồng độ cao chỉ nên thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia da liễu. Nếu bạn chỉ đang cần một công thức nhẹ nhàng để đưa vào thói quen chăm sóc da lâu dài thì hãy chọn nồng độ thấp nhất.

Cách kết hợp AHA và BHA cải thiện rối loạn sừng hóa

Tẩy da chết hóa học bằng AHA BHA là một cách làm sạch da phổ biến, cải thiện tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và da không đều màu. Nhưng việc kết hợp cả 2 cùng lúc thực sự cũng không giúp bạn da tốt hơn tí nào cả. 

Mặc dù cả 2 đều có độ pH xấp xỉ nhau, không phải là yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nhưng do đề có tính tiêu sừng nên dùng cùng lúc là cách thừa thãi, trừ khi bạn sử dụng sản phẩm tẩy da chết có cả BHA và AHA trong đó. Các công thức này cũng được điều chế sao cho giảm độ kích ứng của cả BHA và AHA nên cũng sẽ an toàn hơn cho da so với việc bạn dùng chúng trong 2 sản phẩm riêng biệt.

Vì vậy, cách dùng kết hợp AHA và BHA có thể mang đến hiệu quả cao và an toàn cho da mà bạn có thể tham khảo chính là:

Tách buổi sử dụng AHA và BHA

Có nên dùng AHA và BHA cùng lúc hay không thì câu trả lời là KHÔNG, trừ khi chúng nằm trong cùng sản phẩm. Về bản chất, cách dùng kết hợp BHA và AHA sẽ có hiệu quả, vì cả 2 thành phần này để nhắm đến mục tiêu khác nhau nên sẽ tạo ra lợi ích kép khi sử dụng chung. Nhưng không nhất thiết phải là cùng thời điểm, nếu bạn có làn da nhạy cảm thì việc tách buổi sử dụng là lựa chọn hợp lý hơn.

Vậy nên dùng AHA hay BHA trước? Nếu tách buổi sử dụng thì dùng BHA vào buổi sáng, AHA vào buổi tối hoặc ngược lại đều được. Sự tráo đổi này cũng không ảnh hưởng đến cách mà chúng hoạt động trên da của bạn.

Dưới đây là một gợi ý về cách kết hợp AHA và BHA trong chế độ chăm sóc da hàng ngày:

Buổi sáng sử dụng AHA:

  • Bắt đầu bằng việc làm sạch da kỹ càng với sữa rửa mặt chứa AHA phù hợp với loại da của bạn.
  • Sau khi làm sạch, hãy thoa một lớp toner lên da để cân bằng lại độ pH.
  • Bôi thêm serum dưỡng ẩm lên da và đợi sản phẩm thẩm thấu trong khoảng 10 -15 phút.
  • Bạn có thể kết thúc bước dưỡng bằng một kem dưỡng ẩm kết cấu nhẹ.
  • Cuối cùng đừng quên thoa kem chống nắng chỉ số SPF cao. Nếu da bạn đang bị mụn thì nên chọn kem chống nắng vật lý.

Buổi tối sử dụng BHA:

  • Da bạn cần một sản phẩm tẩy trang chất lượng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn.
  • Sau bước tẩy trang nên chọn một sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ để không làm da bị khô quá mức nhưng vẫn được sạch sẽ.
  • Dùng toner BHA thấm vào bông tẩy trang rồi thoa đều lên da.
  • Để BHA thấm vào da từ 15-20 phút rồi tiếp tục với serum và kem khóa ẩm.
  • Bạn có thể sử dụng Niacinamide hoặc Hyaluronic Acid sau BHA để giúp da tăng cường độ ẩm, tránh bong tróc.

Nếu không sử dụng toner BHA thì có thể sử dụng serum hoặc gel BHA để loại bỏ tế bào chết, se khít lỗ chân lông và giảm mụn ẩn trên da.

Cách dùng kết hợp AHA và BHA an toàn là tách buổi sử dụng
Cách dùng kết hợp AHA và BHA an toàn là tách buổi sử dụng

Cách dùng xen kẽ ngày AHA và BHA 

Trường hợp da nhạy cảm, không thể dung nạp một lần cả 2 thành phần này hoặc dễ bị bắt nắng thì hãy dùng xen kẽ AHA và BHA mỗi tối. Bạn có thể bắt đầu với AHA cho đêm thứ nhất, BHA cho đêm thứ hai hoặc có khoảng trống một ngày giữa BHA và AHA. Cứ gối đầu sử dụng như thế, sau khoảng 4-6 tuần bạn sẽ thấy được tình trạng dày sừng, mụn trứng cá thuyên giảm rõ. Làn da cũng sẽ sáng và đều màu hơn trước đó.

Tuy nhiên, để da không bị khô quá mức, không châm chích hay bong tróc thì hãy dùng thêm thành phần dưỡng ẩm. Đắp mặt nạ cấp nước 2-3 lần trong tuần.

Nếu sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học bằng AHA BHA thì chỉ nên dùng 1 lần/tuần để hàng rào bảo vệ da không bị suy yếu. Việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tế bào quá mức cũng không hẳn là tốt cho da mụn, nhạy cảm. Nếu lạm dụng thì sẽ khiến AHA BHA đẩy mụn không kiểm soát, sẽ khó điều trị hơn và nguy cơ để lại thâm sẹo cao.

Dùng AHA BHA đẩy mụn nên chú ý đến việc tăng cường độ ẩm cho da
Dùng AHA BHA đẩy mụn nên chú ý đến việc tăng cường độ ẩm cho da

Khi kết hợp AHA và BHA trong quá trình chăm sóc da, có thể xảy ra kích ứng da đối với một số người. Có thể xuất hiện các phản ứng như đỏ, sưng, khó chịu hoặc bong tróc da. Điều này đặc biệt đúng đối với những người có làn da nhạy cảm. Cách kết hợp này cũng không quá lý tưởng cho những ai không rành về skincare.

Vì thế, để tránh các rủi ro này hoặc để đẩy nhanh quá trình tái tạo da an toàn, bạn có thể xem xét các phương pháp hiệu đại như dùng laser trị mụn, chữa thâm nám hoặc laser trẻ hóa da.

Công nghệ laser đã trở thành một phương pháp tiên tiến và hiệu quả trong việc điều trị mụn, giúp làm sạch lỗ chân lông và giảm vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra, laser cũng có thể giúp làm mờ các vết thâm nám, đồng thời kích thích quá trình tái tạo da, làm da trở nên trẻ trung và rạng rỡ hơn.

Với sự phát triển của công nghệ laser, các liệu pháp trẻ hóa da cũng đã trở nên phổ biến hơn. Bởi laser có thể giúp cải thiện nếp nhăn, làm săn chắc da và tăng cường sự sản xuất collagen. Điều này giúp da trở nên mịn màng, tươi trẻ hơn và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa.

Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp chăm sóc da phù hợp vẫn cần được trao đổi và tư vấn từ chuyên gia da liễu. Mỗi người có tình trạng da và mục tiêu điều trị khác nhau, do đó, tìm hiểu kỹ về các phương pháp điều trị là điều quan trọng để có hiệu quả và an toàn cho da.

Để biết thêm chi tiết về vấn đề này hoặc muốn trao đổi trực tiếp với chuyên gia, bạn có thể để lại cách liên lạc trong FORM dưới đây:

07.08 TRE HOA LAM DA

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      BHA và AHA phù hợp với làn da nào?

      Mặc dù là chất tiêu sừng, giúp làm sạch da và cải thiện nhiều vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có thể sử dụng 2 thành phần này trên da. Việc nên dùng AHA hay BHA, có nên kết hợp BHA và AHA hay không còn phụ thuộc vào tình trạng da của bạn. 

      Da dầu nên dùng BHA hay AHA?

      Dựa vào những phân tích so sánh về AHA và BHA bên trên, nếu bạn có da dầu dễ nổi mụn thì sử dụng BHA sẽ là lựa chọn hợp lý hơn AHA. Bởi tính tan trong dầu, BHA sẽ giúp hòa tan lượng dầu dư thừa bên trong lỗ chân lông, đào thải cặn bã ra khỏi da để giảm sự hoạt động của mụn, cũng như kiểm soát hoạt động của tuyến dầu.

      Da dầu nên dùng BHA hay AHA để làm sạch lỗ chân lông, giúp da thông thông?
      Da dầu nên dùng BHA hay AHA để làm sạch lỗ chân lông, giúp da thông thông?

      Da khô nên dùng AHA hay BHA?

      Da khô thường kém độ ẩm và có tình trạng bong tróc nên nếu dùng BHA sẽ làm mọi thứ trở nên tệ hơn. AHA như Glycolic Acid hoặc Lactic Acid là lựa chọn phù hợp cho da khô, vì nó có khả năng tẩy tế bào chết trên bề mặt da, giúp da mềm mịn hơn. AHA cũng giúp cải thiện sự thâm sạm và nếp nhăn, tạo ra làn da tươi sáng hơn.

      Da khô nên dùng AHA hay BHA để không bị kích ứng?
      Da khô nên dùng AHA hay BHA để không bị kích ứng?

      Da hỗn hợp nên dùng AHA hay BHA?

      Da hỗn hợp có vùng chữ T đổ nhiều dầu nhưng các vị trí khác thì lại khô. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng cả AHA và BHA. Bạn có thể sử dụng BHA ngay các khu vực xung quanh mũi và trán, để kiểm soát dầu nhờn và ngăn ngừa mụn trứng cá. Còn AHA có thể được sử dụng trên vùng da khô, như má và cằm, để loại bỏ tế bào chết và cải thiện độ mềm mịn của da.

      Da hỗn hợp nên dùng AHA hay BHA sẽ tốt hơn?
      Da hỗn hợp nên dùng AHA hay BHA sẽ tốt hơn?

      Da hỗn hợp thiên dầu nên dùng AHA hay BHA?

      Da hỗn hợp thiên dầu có diện tích dầu nhờn lớn hơn so với vùng da khô. Các khu vực đổ dầu thường có nhiều mụn ẩn, mụn đầu đen. Trong trường hợp này, BHA là lựa chọn tốt hơn AHA. BHA sẽ giúp kiểm soát dầu nhờn và ngăn ngừa mụn phát triển trên vùng da dầu. Sau thời gian bôi BHA, các nốt mụn sẽ khô lại và trồi lên bề mặt da theo cơ chế tiêu sừng của BHA. Khi này bạn chỉ việc đến cơ sở nặn mụn uy tín để lấy sạch nhân mụn là được. 

      Sau khi đã lấy nhân mụn thì bạn có thể kết hợp dùng cả AHA và BHA để chăm sóc và cải thiện các vết thâm trên da. Kết quả của sự kết hợp này sẽ là giúp da mờ thâm, sáng và khỏe mạnh hơn.

      Da hỗn hợp thiên dầu nên dùng AHA hay BHA để trị mụn đầu đen
      Da hỗn hợp thiên dầu nên dùng AHA hay BHA để trị mụn đầu đen

      Da nhạy cảm nên dùng AHA hay BHA?

      Đối với da nhạy cảm có nên dùng AHA BHA hay không vẫn cần phải cân nhắc thật kỹ. Vì da nhạy cảm vẫn chia ra thành da khô nhạy cảm hoặc da dầu nhạy cảm. Nếu trường hợp là da khô thì có thể xem xét dùng AHA nhưng là AHA nhẹ như Citric Acid, Mandelic Acid. Còn nếu da dầu thì có thể cân nhắc sử dụng BHA nồng độ thấp nhất. 

      Tuy nhiên, da có thể sẽ bị đẩy mụn khi dùng AHA, BHA liên tục. Vì thế, chỉ nên sử dụng với tần suất thưa thớt 2 – 3 lần/tuần và thoa một lớp mỏng trên da thôi.

      Da nhạy cảm có nên dùng AHA BHA hay không?
      Da nhạy cảm có nên dùng AHA BHA hay không?

      Những lưu ý khi sử dụng AHA/BHA

      Việc hiểu rõ AHA và BHA là gì trong mỹ phẩm, công dụng như thế nào, cơ chế hoạt động ra sao sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa lợi ích của cả 2 thành phần này và tránh gây tổn thương cho da. 

      Như AHA, đây là axit hòa tan trong nước nên có thể phá vỡ các liên kết tế bào lớp sừng, để lộ lớp da bên dưới, sáng và khỏe mạnh hơn. Còn BHA do tan trong dầu nên sẽ đi sâu vào trong lỗ chân lông, đẩy toàn bộ tạp chất ra khỏi da. Nếu dùng AHA trước BHA sẽ giúp BHA thấm nhanh vào da hơn, mang đến hiệu quả vượt trội. Nhưng khi kết hợp 2 thành phần này, bạn cũng cần phải lưu ý đến các vấn đề sau:

      • Da mới bắt đầu dùng hoạt chất axit như BHA, AHA thì chỉ nên dùng nồng độ thấp nhất.
      • Cần test trước ở vùng da khác để chắc chắn da không có phản ứng quá khích với BHA và AHA.
      • Hãy chú ý đến bảng thành phần sản phẩm sử dụng, có thể da bạn không kích ứng với AHA, BHA nhưng lại gặp tác dụng phụ từ một thành phần hoạt tính khác.
      • Chú ý đến độ pH của sản phẩm, ưu tiên dùng sản phẩm có độ pH thấp trước.
      • Kết cấu sản phẩm cũng rất quan trọng, vì thế hãy áp dụng quy tắc lỏng trước đặc sau để giúp các hoạt chất có thể thâm nhập sâu vào bên trong các lớp trong cùng.
      • Khoảng cách an toàn của BHA và AHA với các thành phần khác là từ 15-20 phút hoặc hơn 30 phút nếu đó là hoạt chất có tính kiềm.
      • Khi dùng AHA với BHA chung routine da dễ bị mất nước và nhạy cảm với ánh nắng nên hãy chú ý đến các sản phẩm dưỡng da chuyên sâu cũng như dùng kem chống nắng có màng lọc bảo vệ tốt.
      • Dùng serum AHA BHA pha bị nổi mụn là chuyện thường xảy ra, để không nhầm lẫn với việc bị kích ứng thì bạn nên chú đến thời gian đẩy mụn và diện tích da bị nổi mụn như thế nào. Nếu bị đẩy mụn chỉ sau vài lần sử dụng và có ở khắp các khu vực trên da thì có thể là biểu hiện của break out. 
      • Nếu bị break out khi kết hợp AHA và BHA chung routine thì hãy ngừng ngay và phục hồi da bằng các sản phẩm dịu nhẹ khác. 
      • Trường hợp da không thuyên giảm thì hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
      • Còn nếu bạn thắc mắc nếu mang thai hoặc đang cho con bú có nên dùng AHA BHA không thì đáp án là không. Giai đoạn này cơ thể rất nhạy cảm nên việc dùng cả 2 thành phần này sẽ dễ gặp tác dụng phụ. Đặc biệt, các chuyên gia cũng không khuyến khích sử dụng AHA, BHA cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
      Những lưu ý khi sử dụng AHA/BHA tránh kích ứng da
      Những lưu ý khi sử dụng AHA/BHA tránh kích ứng da

      Các hoạt chất khác có thể kết hợp AHA và BHA

      Ngoài việc kết hợp AHA với BHA, để tăng khả năng làm sáng da, mờ nếp nhăn, giảm mụn và cải thiện sức khỏe da, bạn còn có thể kết hợp chúng với các hoạt chất khác. Bằng cách kết hợp này, bạn có thể tận dụng nhiều lợi ích từ chúng, thậm chí có thể tối ưu tác dụng của từng thành phần. 

      Dưới đây là 3 hoạt chất có thể kết hợp với AHA, BHA để tăng hiệu quả sử dụng mà bạn có thể đã nghe nhắc đến:

      Kết hợp BHA và Niacinamide

      Cả AHA và BHA đều có thể kết hợp với Niacinamide trong chăm sóc da. Sự kết hợp này sẽ giúp làm sạch lỗ chân lông, kiểm soát dầu và cải thiện tình trạng lỗ chân lông to. Da bị thâm do mụn hay kết cấu sần sùi cũng sẽ trở nên sáng và mịn màng hơn với sự kết hợp này.

      Tuy nhiên, do AHA, BHA và Niacinamide có sự chênh lệch độ pH nên bạn cần giãn cách thời gian sử dụng các thành phần này. Có thể tách buổi, dùng xen kẽ hoặc gối đầu tùy vào sản phẩm được chọn.

      >>> XEM THÊM: Kết hợp BHA và Niacinamide – Chống lão hóa, se khít nang lông

      Có thể kết hợp BHA và Niacinamide để cải thiện tình trạng lỗ chân lông to
      Có thể kết hợp BHA và Niacinamide để cải thiện tình trạng lỗ chân lông to

      Kết hợp AHA và Vitamin C

      Vitamin C là một thành phần làm sáng da, chống oxy hóa phổ biến, có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da khác nhau. Nếu dùng Vitamin C chung với AHA và BHA có thể cải thiện tình trạng thâm sạm, nám và các vấn đề liên quan đến sắc tố. 

      Tuy nhiên, do độ pH của vitamin C thấp hơn so với BHA, AHA nên nó thường được dùng trước. Nhưng cả 3 đều là hoạt chất mạnh, nếu dùng cùng lúc thì khả năng cao da sẽ bị kích ứng. Nên cách tốt nhất là tác buổi sử dụng.

      Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa, có thể trung hòa gốc tự do và ức chế sản sinh melanin. Vì vậy, hãy dùng vitamin C cho buổi sáng để tăng cường hiệu quả của kem chống nắng. Dùng BHA hoặc AHA cho buổi tối để cải thiện kết cấu da.

      Nên dùng vitamin C vào buổi sáng, AHA vào buổi tối
      Nên dùng vitamin C vào buổi sáng, AHA vào buổi tối

      Kết hợp AHA/BHA và Hyaluronic Acid

      Hyaluronic Acid là một axit tự nhiên trong cơ thể, có khả năng thu hút nước và giữ ẩm cho da. Bổ sung Hyaluronic Acid vào routine AHA và BHA sẽ giúp da cân bằng độ ẩm cho da, giúp da mềm mại và khỏe mạnh hơn.

      Nhưng do Hyaluronic Acid có tính hút ẩm ngược, nếu không có thêm thành phần dưỡng ẩm thì việc làm da mất nước và bong tróc sẽ dễ xảy ra.

      Dùng Hyaluronic Acid để tăng cường giữ ẩm cho da, giúp da luôn ngậm nước
      Dùng Hyaluronic Acid để tăng cường giữ ẩm cho da, giúp da luôn ngậm nước

      KẾT

      Việc sử dụng AHA và BHA trong chăm sóc da là lựa chọn cá nhấn và phụ thuộc vào tình trạng da của từng người. Mặc dù có thể giúp da lấy lại diện mạo trẻ trung, nhưng cũng đồng thời chúng mang theo những rủi ro kích ứng da. Vì thế, khi muốn kết hợp AHA với BHA, bạn nên tuân theo hướng dẫn của chuyên gia da liễu hoặc chỉ định trên sản phẩm.

      Ngoài ra, đừng quên rằng việc chăm sóc da hiệu quả không chỉ dựa trên việc sử dụng hoạt chất mạnh, mà còn phụ thuộc vào việc duy trì một chế độ chăm sóc da toàn diện từ trong ra ngoài. Điều này bao gồm việc bảo vệ da khỏi tác động môi trường, kiểm soát lượng dầu nhờn, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ nước cho cơ thể.

      Hãy lắng nghe cơ thể và làn da của bạn để biết được chúng cần gì. Nếu khó khăn và muốn và tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia da liễu bạn có thể nhấn phím *3232, Ngọc Dung sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232