Viêm nang tóc xảy ra khi nang lông trên da đầu bị vi khuẩn, nấm hoặc các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn tấn công, gây viêm, ngứa và rụng tóc. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe da đầu mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người lo lắng. Vậy viêm nang tóc có nguyên nhân từ đâu? Làm thế nào để điều trị hiệu quả? Hãy cùng TMV Ngọc Dung tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây viêm nang tóc
Viêm nang lông tóc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố bên ngoài như vệ sinh kém, sử dụng hóa chất, đến yếu tố bên trong như rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Nhiễm vi khuẩn hoặc nấm
Vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) là nguyên nhân chính gây viêm nang tóc, khiến da đầu xuất hiện mụn đỏ, sưng viêm, có thể chứa mủ.
Nấm Malassezia thường phát triển trên da đầu dầu, gây kích ứng và viêm nang lông.
Da dầu và bít tắc nang lông
Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây tắc nghẽn nang tóc, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Việc không gội đầu thường xuyên hoặc sử dụng dầu gội không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ viêm nang tóc.
Vệ sinh da đầu kém
Không làm sạch tóc đúng cách, để dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết tích tụ lâu ngày có thể gây viêm nang tóc.
Dùng chung lược, mũ, gối với người bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tác động cơ học và hóa chất
Gội đầu quá mạnh, cào gãi da đầu hoặc sử dụng các dụng cụ làm tóc nóng (máy sấy, máy uốn, duỗi) thường xuyên có thể làm tổn thương da đầu.
Sử dụng hóa chất nhuộm, uốn, duỗi tóc hoặc gel vuốt tóc chứa thành phần gây kích ứng cũng có thể làm da đầu nhạy cảm và dễ bị viêm.
Những người thường xuyên cạo tóc hoặc nhổ tóc có thể khiến nang lông bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
Hệ miễn dịch suy yếu
Những người có hệ miễn dịch yếu do bệnh lý (tiểu đường, HIV, suy giảm miễn dịch) dễ bị viêm nang tóc hơn do cơ thể không đủ sức chống lại vi khuẩn và nấm.
Căng thẳng, stress kéo dài làm suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến sự cân bằng của da đầu, khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển, gây viêm nang lông tóc.

Dấu hiệu nhận biết viêm nang tóc
Viêm nang tóc có thể dễ nhầm lẫn với các vấn đề da đầu khác như gàu, nấm da đầu hay viêm da tiết bã. Tuy nhiên, tình trạng này có những dấu hiệu đặc trưng sau:
Xuất hiện mụn đỏ hoặc mụn mủ trên da đầu: Ban đầu, viêm nang tóc thường xuất hiện dưới dạng mụn nhỏ đỏ quanh chân tóc, khi nhiễm trùng nặng hơn, các nốt mụn có thể chứa mủ, gây đau nhức hoặc ngứa rát.
Ngứa da đầu: Một trong những dấu hiệu phổ biến là cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng bị viêm, ngứa có thể dữ dội hơn khi da đầu tiết nhiều dầu hoặc sau khi đổ mồ hôi.
Da đầu bị sưng tấy, đau rát: Vùng da bị viêm có thể sưng đỏ, nóng và nhạy cảm khi chạm vào. Trong trường hợp nặng, viêm có thể lan rộng thành từng mảng lớn, gây khó chịu.
Rụng tóc tại vùng bị viêm: Khi nang tóc bị viêm kéo dài, sợi tóc ở khu vực đó có thể yếu và rụng nhiều hơn bình thường. Nếu không điều trị kịp thời, viêm nang tóc có thể gây sẹo và làm mất nang tóc vĩnh viễn, dẫn đến hói từng mảng.
Chảy mủ hoặc đóng vảy trên da đầu: Khi viêm nhiễm nặng, các mụn mủ có thể vỡ ra, chảy dịch hoặc tạo thành vảy cứng màu vàng, nếu không vệ sinh đúng cách, vùng viêm có thể lan rộng hơn.
Cảm giác nóng rát, khó chịu trên da đầu: Một số người bị viêm nang lông tóc nặng có thể cảm thấy nóng rát hoặc căng tức ở vùng bị viêm.
Nếu có một trong những dấu hiệu trên, tốt nhất bạn nên tìm đến các chuyên gia da liễu để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu tình trạng có thể trở nặng hơn, điều trị cũng khó khăn hơn
đặt lịch tư vấn cùng chuyên gia da liễu
Biến chứng khi viêm nang tóc không được điều trị
Nếu không điều trị kịp thời, viêm nang tóc có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe da đầu và thậm chí cả vùng tóc vĩnh viễn.
Viêm nang tóc có thể lan rộng từ những nốt nhỏ sang vùng da đầu lớn hơn. Nếu nhiễm khuẩn sâu, viêm có thể lan xuống lớp trung bì hoặc hạ bì, dẫn đến áp xe da đầu, gây sưng đau và chảy mủ.
Nang tóc bị tổn thương kéo dài có thể làm tóc yếu và dễ rụng, nếu viêm nặng dẫn đến sẹo xơ hóa, nang tóc sẽ không thể mọc lại, gây hói vĩnh viễn ở một số vùng da đầu.
Khi các nang lông bị viêm nghiêm trọng, chúng có thể để lại sẹo xơ cứng, làm da đầu mất tính đàn hồi, điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm giảm khả năng mọc lại của tóc.
Vi khuẩn từ vùng viêm nang tóc có thể xâm nhập sâu vào da và gây viêm mô tế bào, làm da đầu sưng đỏ, đau nhức. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, có thể lây lan sang các mô lân cận và cần được điều trị bằng kháng sinh mạnh.
Viêm nang tóc kéo dài có thể gây mất tự tin, stress và lo lắng do tóc rụng, sẹo hoặc hói. Việc gãi, chà xát do ngứa có thể làm tổn thương da đầu, khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.

Phương pháp chẩn đoán viêm nang lông tóc
Để xác định viêm nang tóc và tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ da liễu thường sử dụng các phương pháp chẩn đoán sau:
Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng da đầu bằng mắt thường để đánh giá các dấu hiệu như: Sưng tấy, đỏ rụng tóc, mụn mủ…Hỏi về lịch sử bệnh lý (các bệnh da liễu, miễn dịch, dị ứng) và thói quen chăm sóc tóc để tìm ra yếu tố nguy cơ.
Soi da đầu bằng kính hiển vi hoặc dermatoscope: Dụng cụ soi da giúp bác sĩ quan sát nang tóc ở mức độ sâu hơn, kiểm tra tổn thương và phân biệt với các bệnh da đầu khác như viêm da tiết bã, nấm da đầu.
Xét nghiệm vi khuẩn, nấm: Cấy vi khuẩn/nấm từ dịch mủ hoặc vảy trên da đầu để xác định tác nhân gây bệnh (tụ cầu vàng, nấm Malassezia, vi khuẩn Pseudomonas…), giúp bác sĩ lựa chọn đúng loại thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm phù hợp.
Phương pháp trị viêm nang tóc tại nhà
Nếu tình trạng viêm nang tóc ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà để hỗ trợ làm dịu da, giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Dùng nước muối ấm
Nước muối có tính sát khuẩn, giúp làm sạch da đầu và giảm viêm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Hòa tan 1 thìa cà phê muối vào 500ml nước ấm.
- Dùng bông gòn hoặc khăn mềm thấm nước muối và nhẹ nhàng lau vùng da bị viêm.
- Để khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày để vệ sinh, sát khuẩn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dùng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm sưng đỏ và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Cách thực hiện:
- Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà vào dầu gội hoặc dầu dừa, trộn đều.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da đầu bị viêm, massage nhẹ nhàng trong vài phút.
- Xả sạch với nước ấm.
- Thực hiện 2 – 3 lần/tuần để cải thiện tình trạng viêm nang tóc.

Điều trị viêm nang tóc bằng can thiệp y khoa
Khi tình trạng viêm nang tóc trở nên nghiêm trọng, tái phát liên tục hoặc không đáp ứng với các biện pháp tại nhà, can thiệp y khoa là giải pháp hiệu quả giúp kiểm soát viêm, loại bỏ vi khuẩn tận gốc và ngăn ngừa tái phát.
Sử dụng thuốc điều trị
Thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi: Được chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, giúp giảm sưng đỏ và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Thuốc chống viêm, giảm sưng: Thường được kê đơn để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, hạn chế cảm giác đau rát và khó chịu.
Thuốc chống nấm: Nếu viêm nang tóc do nhiễm nấm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng nấm dạng bôi hoặc uống.
Liệu pháp ánh sáng sinh học (LED Therapy)
LED Therapy sử dụng các bước sóng ánh sáng khác nhau để tác động trực tiếp lên vùng da bị viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng đỏ và thúc đẩy quá trình phục hồi da đầu. Loại ánh sáng thường được sử dụng:
- Ánh sáng xanh (Blue Light – 415nm):
- Tiêu diệt vi khuẩn P. acnes – tác nhân chính gây viêm nang lông.
- Kiểm soát dầu nhờn, giúp nang tóc thông thoáng hơn.
- Giảm viêm, làm dịu các nốt đỏ trên da đầu.
- Ánh sáng đỏ (Red Light – 633nm):
- Kích thích sản sinh collagen, hỗ trợ phục hồi vùng da tổn thương.
- Thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh hơn.
- Giảm thâm sạm, hỗ trợ quá trình tái tạo da.

Điều trị bằng phương pháp laser tại TMV Ngọc Dung
TMV Ngọc Dung ứng dụng công nghệ laser hiện đại trong điều trị viêm nang lông tóc, mang đến giải pháp tối ưu giúp loại bỏ vi khuẩn tận gốc, làm sạch sâu từng nang lông. Không chỉ vậy, nguồn năng lượng từ tia laser còn hỗ trợ phục hồi các vùng tổn thương, giảm viêm hiệu quả, cải thiện tình trạng ngứa ngáy hay rụng tóc.
Bên cạnh đó, liệu trình điều trị được kết hợp với các dưỡng chất chuyên biệt cho vùng da đầu giúp kháng viêm, phục hồi các tế bào ở nang lông tóc, kích thích mọc tóc.
Với bề dày hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm đẹp, hệ thống 18 chi nhánh trên toàn quốc cùng đội ngũ chuyên gia da liễu dày dặn kinh nghiệm, TMV Ngọc Dung cam kết mang đến dịch vụ chuẩn y khoa. Trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vô khuẩn, không chỉ giúp tối ưu hiệu quả điều trị mà còn mang lại cho quý khách hàng sự an tâm, thoải mái. Chính điều này đã tạo nên sự tin tưởng, giúp TMV Ngọc Dung trở thành địa chỉ làm đẹp uy tín, được đông đảo chị em phụ nữ trên cả nước lựa chọn để chăm sóc và thay đổi diện mạo.
Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
Những lưu ý khi bị viêm nang lông rụng tóc
Viêm nang lông trên da đầu không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến rụng tóc, khiến tóc yếu và thưa dần nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý để kiểm soát tình trạng này và ngăn ngừa tóc rụng nhiều hơn.
Tránh gãi, cào hoặc chà xát mạnh lên da đầu: Khi bị viêm nang lông, da đầu thường bị ngứa và kích ứng. Tuy nhiên, việc gãi mạnh có thể làm vỡ các nốt viêm, gây nhiễm trùng lan rộng và làm tổn thương nang tóc. Hãy massage nhẹ nhàng khi gội đầu thay vì dùng móng tay cào xát mạnh.
Giữ da đầu sạch sẽ, tránh dầu nhờn tích tụ: Viêm nang lông thường xảy ra do tuyến dầu hoạt động quá mức, gây bít tắc nang tóc và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.Hãy gội đầu đúng cách:
- Chọn dầu gội dịu nhẹ, không chứa sulfate, paraben.
- Tránh dùng dầu gội quá nhiều hóa chất làm khô da đầu.
- Không để dầu thừa, bụi bẩn tích tụ quá lâu.
Hạn chế sử dụng sản phẩm tạo kiểu: Gel vuốt tóc, keo xịt tóc hoặc các sản phẩm chứa cồn có thể gây kích ứng da đầu, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Nếu cần sử dụng, hãy đảm bảo làm sạch da đầu thật kỹ sau đó.
Không tự ý nặn hoặc chích các nốt viêm: Việc tự ý nặn mụn viêm trên da đầu có thể khiến vi khuẩn lan rộng, làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Nếu xuất hiện nhiều mụn mủ, hãy đến bác sĩ hay chuyên gia da liễu để được xử lý đúng cách.
Tránh đội nón, mũ bị hầm bí quá lâu: Đội mũ trong thời gian dài, đặc biệt là khi da đầu đổ nhiều mồ hôi, có thể khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Hãy chọn mũ thoáng khí, thường xuyên giặt sạch để tránh vi khuẩn tích tụ.
Hạn chế tóc ướt trong thời gian dài: Tóc ướt dễ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển. Sau khi gội đầu, hãy lau khô nhẹ nhàng và để tóc khô tự nhiên hoặc sấy bằng nhiệt độ thấp.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, C, E, B5, kẽm và omega-3, giúp tóc khỏe mạnh và hạn chế viêm nhiễm. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có cồn vì chúng có thể kích thích tuyến bã nhờn, làm tình trạng viêm nang lông nặng hơn.
Viêm nang tóc không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe da đầu. Hiểu rõ nguyên nhân giúp bạn có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Và với những thông tin từ bài viết trên TMV Ngọc Dung mong rằng bạn đã có cho mình lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giúp kiểm soát tình trạng viêm và phục hồi nang tóc tốt hơn.