Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? 4 dưỡng chất cần bổ sung ngay

Đôi chân thon dài, mịn màng luôn là niềm mơ ước của mọi người. Thế nhưng, vào mùa khô, nhiều người lại phải đối mặt với tình trạng nứt gót chân gây mất thẩm mỹ và khó chịu, thậm chí gây ra cảm giác đau rát khi bạn di chuyển. Nứt gót chân không chỉ là vấn đề về da liễu đơn thuần mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng. Vậy, bị nứt gót chân là thiếu chất gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tìm hiểu chi tiết về thông tin dưới đây!

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Hãy cùng chuyên gia tại Ngọc Dung Beauty tìm hiểu ngay
Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Hãy cùng chuyên gia tại Ngọc Dung Beauty tìm hiểu ngay

Nứt gót chân là gì?

Trước khi giải đáp “bị nứt gót chân là thiếu chất gì” hãy cùng chuyên gia nhà Ngọc Dung tìm hiểu kỹ lưỡng về tình trạng nứt gót chân.  Theo đó, nứt gót chân xảy ra do lớp da vùng gót ngày càng trở nên dày và thô ráp, sần sùi. Đây là kết quả của quá trình các tế bào ở lớp sâu nhất của da phát triển và di chuyển lên phía trên để có thể chừa không gian cho các tế bào da mới được hình thành.

Lúc này, các tế bào da lão hóa sẽ ngày càng tích tụ, sau đó bắt đầu bong tróc, tạo thành các lớp tế bào chết, còn được gọi là tế bào sừng. Có nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan, có thể khiến cho lớp tế bào sừng không được loại bỏ mà thay vào đó chúng lại kết dính với nhau và phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự hình thành của các vết nứt đặc trưng ở khu vực gót chân. 

Nứt gót chân là gì? Nứt gót chân là hiện tượng các tế bào sừng không tự bong tróc mà kết dính và phát triển với nhau
Nứt gót chân là gì? Nứt gót chân là hiện tượng các tế bào sừng không tự bong tróc mà kết dính và phát triển với nhau

Nguyên nhân gây nứt gót chân thường gặp

Trước khi lý giải về vấn đề bị nứt gót chân là thiếu chất gì, hãy cùng nhau khám phá một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng này:

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, sẽ làm giảm sự trao đổi chất trong cơ thể, khi tình trạng này kết hợp cùng thời tiết hanh khô, sẽ làm nói chân bị thô ráp và nứt nẻ. Ngoài ra nếu bạn phải thưởng xuyên đứng quá lâu trên bề mặt cứng, cũng có thể gây áp lực cho gót chân, làm gót chân bj tì đè, mở rộng ra để nâng đỡ cơ thể, từ đó hình thành các vết nứt.

Đi giày sai kích cỡ cũng là nguyên nhân gây nứt gót chân khá phổ biến. Ngoài ra, việc mang dép xỏ ngón hoặc giày cao gót với phần hở gót có thể khiến cho lớp mỡ dưới da ở gót chân phải giãn rộng ra để phân phối trọng lượng cơ thể.

Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh thường có xu hướng phát triển chứng dày sừng quang hóa keratoderma, làm cho da trên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả gót chân, trở nên nứt nẻ.

Đi chân trần thường xuyên có  thể khiến chân của bạn tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn. Dần dần, bụi bẩn tích tụ trên da chân và thâm nhập vào lớp tế bào chết ngoài cùng, dẫn đến tình trạng nứt nẻ ở chân và gót chân nếu không được làm sạch đúng cách.

Nhiễm trùng nấm ở chân cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng bong tróc và nứt nẻ da. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bạn nên thăm một bác sĩ chuyên khoa da liễu. 

Ngoài ra khi cơ thể bị thiếu các dưỡng chất quan trọng cũng sẽ gây ra tình trạng gói chân bị nứt. Để tìm hiểu chi tiết hơn các dưỡng chất này là gì, bạn hãy theo dõi tiếp nhé!

thăm khám tình trạng nứt gót chân với bác sĩ
Nên tiến hành thăm khám với bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân khiến da chân bị nứt nẻ

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?

Trong một vài trường hợp, tình trạng nứt nẻ ở gót chân có thể báo hiệu sự thiếu hụt các vitamin quan trọng cho sức khỏe da. Vậy cụ thể bị nứt gót chân là thiếu chất gì? 

Thiếu vitamin B3

Khi cơ thể không có đủ vitamin B3, còn được biết đến với tên gọi niacin, một số triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm tiêu chảy, suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ, và viêm da. Thêm vào đó, việc thiếu hụt vitamin B3 cũng có thể dẫn đến tình trạng da đỏ và khô ở các khu vực thường xuyên tiếp xúc nhiều với ánh sáng, như mặt, ngực, cổ, và các phần của bàn tay và bàn chân.

Vậy bị nứt gót chân là thiếu chất gì và tại sao chúng ta lại cần bổ sung vitamin B3 cho cơ thể? Sự thiếu hụt vitamin B3 trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh pellagra, biểu hiện qua da khô và nứt nẻ ở gót chân. Viêm da do Pellagra thường gặp ở phần bàn chân và trong một số trường hợp cụ thể, cũng có thể ảnh hưởng đến mặt, cổ, môi, và bàn tay.

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Phần lớn nguyên nhân gây nứt gót chân là do thiếu vitamin B3
Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Phần lớn nguyên nhân gây nứt gót chân là do thiếu vitamin B3

>>Xem thêm: Vitamin B3 có tác dụng gì với da? 7 lợi ích không ngờ

Thiếu vitamin C

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Tình trạng thiếu hụt các vitamin, đặc biệt là vitamin C, có thể gây ra da khô và nứt gót chân. Vì vitamin C đóng vai trò quan trọng hỗ trợ tổng hợp collagen để duy trì độ đàn hồi cho da. Khi thiếu hụt chất này, cơ thể sẽ không thể tổng hợp đủ lượng collagen, khiến da gót chân dễ bị khô cứng và nứt nẻ.

Một số triệu chứng thường gặp khác của thiếu vitamin C bao gồm chảy máu nướu răng và chảy máu quanh các nang lông đặc biệt là trên vùng cẳng chân. Bạn cũng có thể bị rụng tóc, kéo dài thời gian hồi phục vết thương, xuất hiện các đốm trên da do các mạch máu vỡ, cảm thấy mệt mỏi và trạng thái thiếu máu do thiếu hụt sắt.

Thiếu vitamin E

Vitamin E là một chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Nó cũng giúp ngăn chặn sự hình thành của cục máu đông trong các động mạch và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.  Khi cơ thể bị thiếu vitamin E, lớp hàng rào bảo vệ da cũng sẽ bị suy yếu, khiến da nhanh mất nước, từ đó dễ bị khô và nứt nẻ ở vùng gót chân. Bên cạnh đó thiếu hụt loại vitamin này cũng có thể làm da trở nên xỉn màu, khô ráp, lão hóa nhanh chóng và xuất hiện nếp nhăn.

Thiếu vitamin E có thể gây nứt gót chân, giảm thị lực và khiến làn da nhanh chóng lão hóa
Thiếu vitamin E có thể gây nứt gót chân, khiến làn da nhanh bị lão hóa

Thiếu nước

Thiếu hụt lượng nước cần thiết có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể, làm tăng tình trạng mệt mỏi và làm chậm quá trình trao đổi chất. Hơn nữa, khi thiếu nước kết hợp với điều kiện không khí lạnh, da ở chân trở nên dễ nứt nẻ và thô ráp hơn.

Một số phương pháp cải thiện tình trạng nứt gót chân

Để cải thiện tình trạng nứt gót chân, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Ngay khi bạn xác định được vấn đề bị nứt gót chân là thiếu chất gì, hãy nhanh chóng bổ sung vitamin B3, vitamin E, và vitamin C cho cơ thể để làm cho da vùng gót chân trở nên mềm mại hơn:

  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin B3: Hãy tăng cường tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều vitamin B3 như: gia cầm bao gồm ức gà và gà tây, thịt bò xay và gan bò, các loại hải sản như cá ngừ, cá hồi, và cá cơm, cùng với gạo lứt, bơ, và đậu lăng.
  • Thực phẩm có vitamin E: Trong chế độ ăn của bạn, hãy bổ sung các nguồn thực phẩm như: dầu mầm lúa mì, dầu hạt phỉ, dầu hạt hướng dương, và dầu hạnh nhân, cùng với các loại hạt như hạnh nhân và quả phỉ, cá hồi, bơ, và xoài.
  • Thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào: Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Thắc mắc này chắc hẳn bạn đã giải đáp được, vậy còn ngần ngại gì không thêm các loại thực phẩm dồi dào vitamin C vào thực đơn như ổi, bông cải xanh, ngò tây, đu đủ, chanh.
Hãy tăng cường tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều vitamin B3, vitamin E và vitamin C
Hãy tăng cường tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều vitamin B3, vitamin E và vitamin C

Ngâm chân 

Ngâm chân thường xuyên trong dung dịch từ các loại thảo dược tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng nứt gót chân. Sử dụng hỗn hợp nước đã pha loãng với Listerine giúp làm mềm lớp da chết ở gót chân, từ đó dễ dàng loại bỏ chúng. Listerine, với các thành phần phytochemical và thymol, hoạt động như một chất khử trùng an toàn cho da, mang tính chất tương tự như tinh dầu bạc hà. Sử dụng phương pháp này có thể giúp bạn khắc phục các nguyên nhân gây nứt nẻ da chân, đặc biệt là ở vùng gót chân.

Giống như Listerine, trong kem đánh răng cũng có chứa thymol giúp trị nẻ gót chân tương đối hiệu quả. Để biết cách thực hiện bạn có thể xem thêm hướng dẫn trị nứt gót chân bằng kem đánh răng.

Sử dụng baking soda

Baking soda không chỉ hỗ trợ loại bỏ tế bào chết một cách tự nhiên mà còn giúp dưỡng ẩm cho da. Nó cũng có khả năng tẩy tế bào chết tại vùng gót chân và làm cho da trở nên mềm mại hơn. Hãy lấy ba thìa baking soda hòa vào 4 lít nước nóng và ngâm chân trong dung dịch này trong khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó, nhẹ nhàng chà rửa chân và làm sạch chúng. Dùng khăn mềm thấm khô chân và áp dụng kem dưỡng ẩm lên chân và phần gót.

Sử dụng baking soda làm mềm da chân với các bước cực đơn giản
Sử dụng baking soda làm mềm da chân với các bước cực đơn giản

Sử dụng muối và chanh

Muối và chanh được biết đến với khả năng loại bỏ tế bào chết và giữ ẩm cho làn da. Vitamin C và amino acid có trong chanh giúp làn da hồi phục, tránh khô, nứt nẻ và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới trên da.

Hãy chuẩn bị một bát nước nóng pha trộn với ba thìa muối, ba thìa glycerin, vài giọt nước chanh cùng một ít nước hoa hồng. Ngâm chân trong dung dịch này từ 15 đến 20 phút. Sau đó, dùng bàn chải mềm chải nhẹ nhàng lên phần gót chân bị khô và nứt trong khoảng 2 đến 3 phút. Sau cùng, hãy rửa sạch chân bằng nước ấm và dùng khăn mềm để lau khô, tiếp theo là thoa kem dưỡng ẩm lên gót chân.

Thực tế cho thấy, muối và chanh là hai nguyên liệu làm đẹp giá siêu tiết kiệm mà chị em có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kì đâu. Tuy nhiên, trong chanh rất giàu axit, nó dễ khiến da bị kích ứng, tấy đỏ, thậm chí có thể gây ra tình trạng đau rát và khiến cho hiện tượng nứt da càng thêm nghiêm trọng hơn.

Sử dụng tinh dầu thiên nhiên

Các loại tinh dầu như tinh dầu dừa, tinh dầu oliu, và dầu hạnh nhân chứa lượng lớn vitamin E và khoáng chất. Các thành phần này là thiết yếu để giữ ẩm cho da, làm mềm da và giảm thiểu tình trạng nứt nẻ ở gót chân. Bạn có thể bôi một loại tinh dầu như tinh dầu dừa, oliu hoặc hạnh nhân, massage nhẹ nhàng lên gót chân nứt nẻ trong khoảng 10 phút. Tiếp theo, rửa sạch với nước ấm và dùng khăn mềm để lau khô, sau đó bôi một lớp kem dưỡng ẩm lên da.

Sử dụng tinh dầu dừa, tinh dầu oliu massage để giúp da thêm mềm mịn
Sử dụng tinh dầu dừa, tinh dầu oliu massage để giúp da thêm mềm mịn

Sử dụng chuối và bơ

Chuối chứa nhiều vitamin B và bơ giàu vitamin E, cả hai loại vitamin này đều rất có ích trong việc chữa trị gót chân nứt nẻ. Bạn có thể kết hợp 1 quả chuối và nửa quả bơ, sau đó xay nhuyễn chúng lại với nhau. Thoa đều hỗn hợp đã được xay mịn lên gót chân, sau đó dùng khăn để giữ chúng cố định trong vòng 30 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm.

Sử dụng bột gạo, mật ong và giấm

Bột gạo có khả năng loại bỏ tế bào chết, làm sạch và phục hồi làn da.Trong khi đó, mật ong có tính kháng viêm, hỗ trợ việc làm lành các vết thương do nứt nẻ gót chân gây ra. Đồng thời, giấm táo, giàu acid, có tác dụng làm mềm da và loại bỏ tế bào chết một cách hiệu quả.

bạn hãy trộn đều bột gạo, mật ong, và giấm táo để tạo thành hỗn hợp. Thoa đều hỗn hợp này lên gót chân sau khi đã làm sạch, giữ nguyên trong khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch với nước.

Bột gạo, mật ong và giấm có khả năng tẩy tế bào chết và làm mềm da hiệu quả
Bột gạo, mật ong và giấm có khả năng tẩy tế bào chết và làm mềm da hiệu quả

Sử dụng thuốc trị nứt gót chân

Sau khi làm sạch da chân, bạn có thể bôi các loại kem dành riêng cho chân, nhằm điều trị gót chân nứt nẻ, loại bỏ da chết, làm mềm và cung cấp độ ẩm cho gót chân, giúp tình trạng da nứt nẻ được cải thiện nhanh chóng. Nên tránh sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ mà không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Vệ sinh bàn chân và gót chân

Thường xuyên rửa chân giữ cho gót chân sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi gót chân bị nứt nẻ, tránh dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa vì chúng có thể làm cho da chân trở nên khô ráp, từ đó tình trạng nứt nẻ có thể trở nên tồi tệ hơn. Thay vì đó, nên sử dụng nước ngâm từ lá chè xanh hoặc nước muối loãng để làm sạch chân và gót chân.

Ngoài ra bạn cần chà gót chân để tẩy tế bào chết định kỳ, giúp loại bỏ đi lớp sừng trên khô cứng trên da, từ đó cải thiện tình trạng nứt nẻ.

Vệ sinh bàn chân và gót chân đúng cách sẽ giúp tránh tình trạng nhiễm trùng và nứt nẻ
Vệ sinh bàn chân và gót chân đúng cách sẽ giúp tránh tình trạng nhiễm trùng và nứt nẻ

Ngoài ra, các công thức trị nứt da gót chân trên đây cần được kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể thấy được kết quả. Vì vậy, để chăm sóc làn da hiệu quả hơn, nhiều chị em đã tìm đến phương pháp chăm sóc da chuyên sâu bằng công nghệ cao tại Ngọc Dung Beauty.

Không chỉ giúp làn da mềm mại, ẩm mượt từ bên ngoài, mà liệu trình chăm sóc da còn giúp kích thích sản sinh collagen nhằm nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Giúp chị em có thể “tạm biệt” lớp da sừng chai cứng mà bao năm phải gắn bó với nó. Đặt lịch hẹn với chuyên gia qua form dưới đây để biết thêm thông tin về dịch vụ.

07.08 TRE HOA LAM DA

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Cách phòng ngừa tình trạng nứt gót chân

      Việc lựa chọn giày dép đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh tình trạng này. Nếu bạn đã từng gặp phải vấn đề nứt gót chân, hãy chọn những đôi giày phù hợp, có khả năng bảo vệ và hỗ trợ gót chân một cách tốt nhất. Chọn giày với phần gót rộng và chắc để có thể hỗ trợ cho gót chân và giảm thiểu tác động từ các va chạm.

      Khi mang giày dép, bạn cần tránh những điều sau:

      • Phần gót chân bị khô nứt bạn nên tránh sử dụng dép lê hoặc dép xăng đan vì chúng có thể làm tăng nguy cơ nứt nẻ gót chân sâu hơn.
      • Không nên chọn giày thiếu phần lưng sau vì chúng thường không cung cấp đủ sự hỗ trợ cho gót chân.
      • Tránh sử dụng giày cao gót hay giày mũi nhọn vì chúng có thể làm lệch gót chân sang một bên.
      • Đảm bảo giày bạn mang vừa vặn; giày quá chật có thể làm tăng nguy cơ nứt da trên bàn chân.

      Để phòng ngừa gót chân nứt nẻ, bạn nên:

      • Hạn chế đứng yên một chỗ hoặc ngồi với tư thế chân chéo trong thời gian dài.
      • Bôi kem dưỡng ẩm cho chân mỗi tối trước khi đi ngủ và đeo tất để giữ ẩm.
      • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, đặc biệt là nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác làm tăng nguy cơ khô da.
      • Sử dụng đế lót giày được thiết kế riêng để hỗ trợ gót chân và phân phối đều trọng lượng trên toàn bộ bàn chân.
      • Đeo vớ có lớp đệm cao cấp để giúp nâng đỡ chân tốt hơn
      • Sử dụng miếng lót silicon cho gót chân để duy trì độ ẩm và giảm thiểu sưng đau ở gót chân.
      • Nên uống nhiều nước, để làn da phần gót duy trì được độ ẩm tự nhiên tốt hơn.
      • Dùng đá bọt để chăm sóc chân sau khi tắm giúp hạn chế da chân trở nên dày sừng.
      Các cách phòng tránh da chân bị nứt nẻ cực hiệu quả chị em nên áp dụng ngay
      Các cách phòng tránh da chân bị nứt nẻ cực hiệu quả chị em nên áp dụng ngay

      Lời kết

      Trên đây là những giải đáp chi tiết cho thắc mắc “bị nứt gót chân là thiếu chất gì“. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ trở nên hữu ích với bạn trong quá trình chăm sóc làn da “khó chiều” của mình. Thêm vào đó, thay vì chỉ tập trung dưỡng da bằng các nguyên liệu có sẵn, bạn nên kết hợp với các phương pháp chăm sóc da chuyên sâu tại Ngọc Dung Beauty để làn da luôn được cung cấp đủ ẩm, mềm mại và trắng sáng như da em bé. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ qua HOTLINE *3232.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232