Da chân bị đốm nâu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đốm nâu trên da là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của tình trạng tăng sắc tố da. Những đốm này có thể có kích thước và hình dạng khác nhau, thường gặp nhất là các đốm phẳng, sẫm màu, có đường viền rõ ràng, thường xuất hiện ở mặt, tay, cổ và chân. Vậy da chân bị đốm nâu thường xuất hiện do những nguyên nhân nào? Làm cách nào để điều trị dứt điểm tình trạng này? Hãy cùng Ngọc Dung Beauty theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm chi tiết về vấn đề này!

Nguyên nhân và cách điều trị da chân bị đốm nâu hiệu quả
Nguyên nhân và cách điều trị da chân bị đốm nâu hiệu quả

Xuất hiện đốm nâu trên da chân là bệnh gì?

Da chân bị đốm nâu là tình trạng tăng sắc tố tại một hoặc nhiều vị trí trên bề mặt da. Có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng hoạt động sản xuất melanin của tế bào melanocyte (tế bào sắc tố) tại các khu vực da bị ảnh hưởng.

Đốm nâu có thể được tìm thấy ở nhiều vị trí, nhưng chúng thường tập trung ở vùng da hở. Những vùng thường tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và tia UV. Tình trạng tăng sắc tố này không phân biệt giới tính hay độ tuổi, có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.

Da chân bị đốm nâu là tình trạng gia tăng hắc sắc tố 
Da chân bị đốm nâu là tình trạng gia tăng hắc sắc tố

Dấu hiệu, triệu chứng da chân bị nổi đốm nâu

Một số dấu hiệu thường gặp để nhận diện tình trạng da bị đốm nâu: 

  • Màu sắc: Đốm nâu có thể có màu nâu vàng, nâu nhạt, nâu đậm hoặc thậm chí nâu đen.
  • Kích thước: Kích thước của đốm nâu có thể thay đổi từ nhỏ như hạt đậu đến lớn bằng đồng xu. Theo thời gian, các đốm nâu có xu hướng tăng dần kích thước và mở rộng phạm vi.
  • Mật độ: Số lượng đốm nâu có thể xuất hiện ngày càng nhiều, khiến da trở nên dày đặc các mảng sẫm màu.
  • Màu sắc không đồng nhất: Một đặc điểm phổ biến của đốm nâu là màu sắc không đồng nhất. Trên cùng một đốm, có thể xuất hiện các nốt đậm và nốt nhạt đan xen nhau.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng da chân bị đốm nâu
Dấu hiệu nhận biết tình trạng da chân bị đốm nâu

Nguyên nhân da chân bị nổi đốm nâu

Tình trạng xuất hiện đốm nâu trên da chân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Tác động xấu từ tia cực tím

Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng da chân bị đốm nâu là do tác động tiêu cực từ tia cực tím. Việc tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với tia cực tím mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ da đầy đủ là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn sắc tố da, từ đó hình thành các đốm nâu trên da. 

Tia cực tím là một trong những nguyên nhân khiến da chân bị đốm nâu
Tia cực tím là một trong những nguyên nhân khiến da chân bị đốm nâu

Tác dụng phụ của thuốc

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến như ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết bên trong cơ thể, một số loại thuốc cũng có thể góp phần gây ra tình trạng da chân bị đốm nâu, đặc biệt khi sử dụng quá liều hoặc trong thời gian dài.

Nhóm thuốc đáng chú ý nhất là thuốc chống loạn thần và thuốc chống viêm không chứa steroid. Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là tăng sắc tố da, khiến da xuất hiện các đốm nâu không chỉ ở chân mà còn ở các vùng khác trên cơ thể.

Suy giảm, thay đổi nội tiết tố nữ Estrogen

Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, đặc biệt trong các giai đoạn nhạy cảm như mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh và mãn kinh, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da xuất hiện các đốm nâu. Cụ thể, sự biến động nội tiết tố trong các giai đoạn này có thể tác động tiêu cực đến chức năng của tế bào sắc tố (melanocyte), khiến chúng hoạt động mạnh mẽ hơn.

Hậu quả là lượng melanin được sản sinh dư thừa, dẫn đến hình thành các đốm nâu không ngứa trên da.

Sự thay đổi nội tiết tố ở nữ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da xuất hiện các đốm nâu
Sự thay đổi nội tiết tố ở nữ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da xuất hiện các đốm nâu

Gia tăng các gốc tự do

Gốc tự do là những phân tử không ổn định, mang điện tích dương, được tạo ra trong cơ thể do các quá trình chuyển hóa bình thường hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài như tia UV, ô nhiễm không khí, căng thẳng,…

Khi cơ thể tích tụ quá nhiều gốc tự do, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào melanocyte, khiến chúng sản sinh melanin vượt quá mức bình thường. Melanin dư thừa tích tụ dưới da, dẫn đến hình thành các đốm nâu. Ngoài ra, gốc tự do còn khiến da bị chùng nhão và chảy xệ bởi lượng collagen và elastin đã bị phá hủy. 

Tình trạng viêm và dị ứng

Trong trường hợp da đang phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm, mẩn ngứa do các bệnh lý như chàm, vẩy nến hoặc do những yếu tố có hại bên ngoài môi trường như phấn hoa, mỹ phẩm trôi nổi, độc tố, khói bụi, thì tình trạng da chân bị đốm nâu có thể sẽ xuất hiện. Đốm nâu do viêm da thường có màu nâu sẫm, khó mờ hơn so với các loại đốm nâu khác.

Viêm da dị ứng do chàm hoặc vảy nến có thể khiến da hình thành đốm nâu
Viêm da dị ứng do chàm hoặc vảy nến có thể khiến da hình thành đốm nâu

Do đó, việc điều trị triệt để tình trạng này cũng vô cùng phức tạp, chỉ bôi thoa, và ứng dụng các phương pháp điều trị tại nhà e rằng khó có thể khiến các đốm nâu mờ đi và biến mất.

Trong trường hợp này, chị em nên tiến hành thăm khám ý kiến với chuyên gia da liễu để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu cần thiết, các chuyên gia sẽ kết hợp điều trị công nghệ cao cùng với việc bôi thoa mỗi ngày để đẩy nhanh hiệu quả điều trị, giúp bạn không còn cảm thấy tự ti vì những đốm nâu “đáng ghét” nữa. Đặt lịch thăm khám với chuyên gia tại Ngọc Dung Beauty để “tạm biệt” đốm nâu ngay hôm nay: 

21.11 FIX TEXT TRE HOA LAM DA

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 26 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    09.04 TRE HOA DA 390K

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Bệnh tiểu đường

      Bên cạnh những nguyên nhân như tia cực tím, tác dụng phụ của thuốc, thay đổi nội tiết,… thì bị bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân hiếm gặp có thể gây ra tình trạng da chân bị đốm nâu. Người tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do hệ miễn dịch suy yếu.

      Tình trạng này kéo dài hoặc lặp lại thường xuyên có thể dẫn đến tăng sắc tố da sau khi lành sẹo, khiến các đốm nâu trở nên sẫm màu và khó mờ hơn. Ngoài ra, Ttểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào sắc tố (melanocyte), khiến chúng sản sinh melanin quá mức. Melanin dư thừa tích tụ dưới da, dẫn đến hình thành các đốm nâu.

      Cách can thiệp, điều trị da chân bị đốm nâu hiệu quả, an toàn

      Sự xuất hiện của đốm nâu trên da đặc biệt là đốm nâu trên da tay và chân được xem một hiện tượng khá phổ biến và thường vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đốm nâu có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một vài vấn đề nghiêm trọng. Do đó, để tốt nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có giải pháp điều trị phù hợp.

      Khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các đốm nâu trên da chân, bao gồm màu sắc, kích thước, hình dạng, vị trí, mức độ sẫm màu,… Sau đó, sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh lý, đồng thời làm xét nghiệm lâm sàng để xác định rõ nguyên nhân hình thành. Khi bệnh nhân muốn xử lý tận gốc đốm nâu, dưới đây là một trong những biện pháp phổ biến thường xuyên được ứng dụng trong giai đoạn điều trị: 

      • Sản phẩm bôi thoa là một trong những phương pháp phổ biến để làm mờ đốm nâu và ức chế sự hình thành hắc sắc tố. Các sản phẩm này thường chứa các thành phần như hydroquinone – Đây là thành phần có hiệu quả cao trong việc làm mờ đốm nâu. Tuy nhiên, hydroquinone có thể gây kích ứng da, do đó bác sĩ sẽ chỉ sử dụng sản phẩm có chứa hydroquinone với nồng độ phù hợp, thường là 2%. 
      • Bổ sung vitamin là phương pháp hữu hiệu giúp bạn đánh bay những đốm nâu cứng đầu trên da chân. Vitamin C và E, với đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sắc tố da. Hơn nữa, Vitamin C còn có khả năng làm sáng da vượt trội, giúp da đều màu và rạng rỡ hơn. Trong khi đó, vitamin E tạo lớp màng ẩm mịn, nuôi dưỡng da căng mọng và khỏe khoắn. Sự kết hợp này thúc đẩy quá trình tái tạo da, đồng thời củng cố hàng rào bảo vệ tự nhiên, giúp da chống lại tác hại từ môi trường bên ngoài.
      • Peel da hóa học là phương pháp thẩm mỹ được tin dùng bởi hiệu quả cao trong việc loại bỏ đốm nâu, giúp da sáng mịn và đều màu. Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng các dung dịch hóa học có nồng độ phù hợp để loại bỏ lớp da sần sùi, lão hóa bên ngoài, kích thích sản sinh tế bào da mới tươi sáng. Quá trình peel da hóa học diễn ra như sau: Dung dịch hóa học được thoa lên da, thẩm thấu vào da và phá vỡ liên kết giữa các tế bào da chết. Lớp da cũ, sạm nám, chứa nhiều đốm nâu sẽ bong tróc dần, nhường chỗ cho lớp da non trẻ, mịn màng ẩn sâu bên trong. Nhờ đó, các đốm nâu được loại bỏ triệt để, trả lại cho bạn làn da sáng khỏe, đều màu.
      • Công nghệ laser hiện đại được xem là “vũ khí” đắc lực trong lĩnh vực thẩm mỹ, mang đến giải pháp hiệu quả cho các vấn đề về sắc tố da như nám, tàn nhang, đốm nâu, đồi mồi, bớt hori,… Tia laser với cường độ cao sẽ được bác sĩ chuyên khoa điều chỉnh phù hợp, len lỏi vào lớp biểu bì da, tác động trực tiếp và đánh bật vào các hắc sắc tố melanin.
      Bôi sản phẩm đặc trị đốm nâu có thành phần vitamin C giúp đẩy lùi đốm nâu nhanh chóng
      Bôi sản phẩm đặc trị đốm nâu có thành phần vitamin C giúp đẩy lùi đốm nâu nhanh chóng

      Ngăn ngừa đốm nâu trên da chân bằng cách nào?

      Để sở hữu đôi chân sáng mịn, không tì vết, hãy ghi nhớ những bí quyết sau đây để phòng tránh sự xuất hiện của đốm nâu:

      • Thoa kem chống nắng phổ rộng có SPF tối thiểu 30 và PA +++ trở lên trước khi ra ngoài 15-20 phút.
      • Tránh các phương pháp làm trắng da lột tẩy mạnh, khiến da yếu đi và dễ hình thành đốm nâu.
      • Chỉ sử dụng các sản phẩm dược mỹ phẩm phù hợp với loại da, có tác dụng dưỡng sáng, đều màu da.
      • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
      • Hạn chế căng thẳng, stress để nội tiết tố cân bằng, tránh rối loạn sắc tố da.
      • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng dinh dưỡng, ưu tiên trái cây, rau xanh và các thực phẩm tốt cho da.
      Nên bổ sung rau xanh và các loại thực phẩm có chứa vitamin C
      Nên bổ sung rau xanh và các loại thực phẩm có chứa vitamin C

      FAQs – Câu hỏi thường gặp

      Da chân bị đốm nâu có tự hết không?

      Da chân có khả năng tự tái tạo, loại bỏ các tế bào da tổn thương chứa melanin theo chu kỳ tự nhiên. Trong một số trường hợp, đốm nâu có thể mờ dần và tự hết sau một thời gian mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp đều cần được điều trị và thăm khám với bác sĩ da liễu. 

      Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị đốm nâu như sử dụng kem dưỡng da, laser, lột da hóa học,… Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất.

      Các đốm nâu sẽ mờ dần và tự biến mất đối với một số trường hợp nhất định
      Các đốm nâu sẽ mờ dần và tự biến mất đối với một số trường hợp nhất định

      Xuất hiện đốm nâu trên da chân có nguy hiểm không?

      Da chân bị đốm nâu không phải là tình trạng sức khỏe đáng lo ngại nhưng sự xuất hiện của nó có thể khiến người mắc phải cảm thấy ngại ngùng, e dè khi diện váy ngắn, quần short, hạn chế tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi ngoài trời. 

      Tuy nhiên, nếu chân xuất hiện đốm nâu kèm theo tình trạng sưng, loét, chảy mủ vàng thì có khả năng người bệnh đang mắc phải tình trạng nhiễm trùng hoặc ung thư da. Trong trường hợp này, người bệnh nên tiến hành kiểm tra với bác sĩ để có thể kịp thời điều trị và tránh các biến chứng nguy hiểm.

      KẾT

      Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng da chân bị đốm nâu. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ trở nên hữu ích với bạn. Trong trường hợp đốm nâu cứng đầu vẫn không mờ đi dù đã thử qua nhiều cách, chị em hãy liên hệ thăm khám và soi da MIỄN PHÍ với chuyên gia tại Ngọc Dung Beauty qua HOTLINE *3232 để được đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất, giúp bạn nhanh chóng sở hữu làn da trắng sáng, không tì vết.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232