Steroid là gì? Chức năng và tác dụng phụ cần lưu ý của Steroid

Có lẽ bạn đã nghe nói đến việc sử dụng corticosteroid trong các sản phẩm chăm sóc da hoặc trong điều trị mụn. Nhưng liệu bạn đã biết rõ Steroid là gì, cơ chế hoạt động như thế nào? Nếu chưa biết rõ các đặc tính của steroid thì việc sử dụng nó để điều trị mụn là một việc rất mạo hiểm. Vì sao Ngọc Dung lại nói như thế? Cùng đọc qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về steroid/corticosteroid và biết đáp án của các câu hỏi này nhé.

Steroid là gì? Trị mụn được không? Tác dụng phụ là gì?
Steroid là gì? Trị mụn được không? Tác dụng phụ là gì?

Steroid là gì? 

Steroid là gì? Đây một loại hợp chất hóa học tự nhiên, có cấu trúc gồm bốn vòng carbon được nối với nhau. Chúng có vai trò quan trọng trong cơ thể và có thể được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau trong y học.

Steroid có 2 loại là steroid đồng hóa và corticosteroid. Trong đó, steroid đồng hóa là thành phần được biết đến với tác dụng tăng cơ, ứng dụng nhiều trong thi đấu thể thao. Còn corticosteroid mới chính là thành phần có sự liên hệ với điều trị mụn mà Ngọc Dung sẽ đề cập với chúng ta trong bài viết này.

Steroid có 2 loại là steroid đồng hóa và corticosteroid
Steroid có 2 loại là steroid đồng hóa và corticosteroid

Corticosteroid là gì?

Corticosteroid hay corticoid là một hormone steroid tự nhiên được sản xuất trong tuyến thượng thận của cơ thể. Chúng có thể điều chỉnh và tác động đến các chức năng/hệ thống trong cơ thể, bao gồm cả quá trình chuyển hóa, cân bằng điện giải, ức chế viêm và kiểm soát các phản ứng miễn dịch.

Có 2 loại corticosteroid cơ bản là: glucocorticoid (cortisol) và mineralocorticoid (aldosterone). 

  • Glucocorticoid có tác dụng ức chế viêm, miễn dịch và tham gia điều chỉnh quá trình chuyển hóa.
  • Mineralocorticoid có vai trò quan trọng trong việc cân bằng nước và muối trong cơ thể.

Corticosteroid có thể được tổng hợp nhân tạo và ứng dụng trong y học để điều trị nhiều bệnh lý. Đây là các thành phần thay thế các corticosteroid tự nhiên khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng cần thiết. 

Tìm hiểu corticosteroid là thuốc gì?
Tìm hiểu corticosteroid là thuốc gì?

Chức năng của steroid/corticosteroid là gì?

Corticosteroid có thể tác động đến cơ thể theo nhiều hướng khác nhau. Thông thường chúng sẽ được điều chế dưới dạng các loại thuốc kháng viêm mạnh để điều trị các vấn đề liên quan đến miễn dịch và một số bệnh lý như:

  • Điều trị các bệnh viêm khớp dạng thấp
  • Điều trị viêm đại tràng, bệnh Crohn
  • Điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, phát ban
  • Điều trị bệnh lupus, vẩy nến, bệnh bạch cầu, u lympho
  • Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (một dạng của rối loạn miễn dịch, liên quan đến đông máu)
  • Điều trị bệnh tan máu tự miễn
  • Điều trị bệnh Addison
Chức năng của steroid/corticosteroid
Chức năng của steroid/corticosteroid

Mối liên hệ giữa mụn trứng cá và corticosteroid là gì?

Để làm rõ mối liên hệ giữa mụn trứng cá và corticosteroid là gì, Ngọc Dung sẽ giúp bạn tiếp cận ở hai góc độ sau:

Mặt tích cực

Theo phần định nghĩa corticosteroid là gì ở trên thì chúng ta đã biết đây là một chất kháng viêm cực mạnh. Nó được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó có cả da liễu. Chính nhờ tác dụng kháng viêm mà corticosteroid cũng được kỳ vọng sẽ là một trong những thành phần trị mụn hiệu quả. 

Cơ chế hoạt động của corticosteroid trong trường hợp này sẽ là:

  • Giảm lưu thông máu và oxy qua các vị trí bị viêm do mụn. Nhờ đó mà các nốt mụn sẽ không thể phát triển, nhanh chóng giảm kích thước.
  • Các corticosteroid sẽ cắt đứt đường truyền tín hiệu đến các tế bào bạch cầu, khi các tế bào bạch cầu không di chuyển tới các nốt mụn sẽ giảm viêm và ít hình thành mủ hơn.

Nhờ vào cơ chế trên mà khi sử dụng corticosteroid trực tiếp lên các nốt mụn có thể ức chế viêm nhanh chỉ trong vài giờ. Sau khi dùng corticosteroid thì các nốt mụn cũng được kiểm soát, không còn sưng to và gây đau nhức nữa.

Mặt tiêu cực

Mặc dù có khả năng kháng viêm và ức chế sự phát triển của mụn nhưng bản thân corticosteroid cũng là nguyên nhân gây ra mụn. Điển hình là khi sử dụng corticosteroid liều cao sẽ xuất hiện các nổi mẩn đỏ, sần cứng, mụn trứng cá thông thường và các nang trứng malassezia. 

Thông thường, mụn trứng cá do dùng corticosteroid sẽ xuất hiện ở vùng lưng, cổ, cằm và ngực. Mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào liều lượng sử dụng, nhất là khi dùng prednisone (một dạng phổ biến của corticosteroid)

Corticosteroid có thể cản trở quá trình di chuyển của bạch cầu để giảm viêm ở các nốt mụn
Corticosteroid có thể cản trở quá trình di chuyển của bạch cầu để giảm viêm ở các nốt mụn

Phân loại corticosteroid theo cấp độ 

Không chỉ nên biết rõ đặc tính của corticosteroid là gì và mối liên hệ của nó với mụn, chúng ta cần phải phân biệt được các loại corticosteroid để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Thông thường, corticosteroid sẽ được phân loại theo cấp độ hoạt động từ nhẹ đến mạnh. Mỗi loại sẽ có tác dụng kháng viêm và tác dụng phụ khác nhau. 

Dưới đây là bảng phân loại các corticosteroid phổ biến:

Phân loại nhóm thuốc kháng viêm steroid theo cấp độ từ nhẹ đến mạnh
Phân loại nhóm thuốc kháng viêm steroid theo cấp độ từ nhẹ đến mạnh

Cách sử dụng corticosteroid trong điều trị mụn viêm

Từ các thông tin trên đã chỉ rõ mối liên hệ giữa mụn và corticosteroid là gì. Nhưng làm sao để sử dụng corticosteroid trị mụn hiệu quả thì Ngọc Dung sẽ cung cấp thông tin cho bạn ngay bên dưới đây. 

Nhưng trước hết, Ngọc Dung xin nhấn mạnh rằng việc sử dụng corticosteroid trong điều trị mụn viêm không phải là phương pháp điều trị chính thức và chỉ nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ. Các chuyên gia da liễu cũng đã khuyến cáo không nên lạm dụng thành phần này trong bất kỳ hình thức nào.

Có 2 cách dùng corticosteroid để giảm viêm do mụn gây ra mà bạn có thể tham khảo qua, nhưng tuyệt đối đừng tự ý sử dụng khi chưa có bất kỳ chẩn đoán nào từ bác sĩ da liễu. 

Corticosteroid tại chỗ

Corticosteroid tại chỗ thường được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ, kem, gel hoặc dung dịch. Các sản phẩm này thường được chỉ định cho các trường hợp viêm da tiếp xúc, bệnh lupus ban đỏ, vảy nến và cả mụn viêm. Tùy vào từng trường hợp và loại thuốc sử dụng, bác sĩ da liễu sẽ hướng dẫn cách dùng và liều lượng cụ thể.

Thường thì chỉ nên bôi corticosteroid mỗi ngày 1-2 lần. Sau khi da đã hấp thụ thì việc bạn bôi thêm vài lần trong ngày cũng sẽ không có tác dụng gì. 

Liều lượng sử dụng corticosteroid thường được tính bằng đơn vị đầu ngón tay. Cụ thể là:

Liều lượng sử dụng corticosteroid dạng bôi

Đối tượng Liều lượng
Nam giới trưởng thành 1 đầu ngón tay ≈ 0,5g
Nữ giới trưởng thành 1 đầu ngón tay ≈ 0,4g
Trẻ em từ 4 tuổi trở lên 1/3 so với người lớn
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi 1/4 so với người lớn

Đối với các trường hợp mụn viêm, chỉ nên chấm một lượng nhỏ lên các nốt mụn, không thoa đều khắp mặt. Bôi mỗi ngày trong thời gian khoảng 5-7 ngày hoặc nhiều hơn vài tuần. Sau khi tình trạng viêm đã được kiểm soát, nốt mụn đã co lại thì giảm cường độ và tần suất sử dụng rồi ngừng hẳn.

Lưu ý, corticosteroid tại chỗ chỉ được dùng trong thời gian ngắn để ức chế viêm, giảm sưng tấy và ngứa. Việc sử dụng lâu dài hoặc trên diện rộng có thể gây ra các tác dụng phụ không muốn cho da và sức khỏe.

Corticosteroid tại chỗ thường được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ, kem, gel hoặc dung dịch
Corticosteroid tại chỗ thường được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ, kem, gel hoặc dung dịch

Corticosteroid dạng tiêm

Ngoài dùng corticosteroid để bôi ngoài da, ở các trường hợp mụn viêm nặng, đau nhức dữ dội thì thường các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticosteroid để điều trị nội tổng thương do các nang trứng cá gây ra. Các corticosteroid thường được chỉ định trong trường hợp này là:

  • Triamcinolone acetonide
  • Methylprednisolone acetate
  • Dexamethasone
  • Betamethasone

Các nghiên cứu và dữ liệu lâm sàng về việc tiêm corticosteroid vẫn còn rất hạn chế. Vì thế, các khuyến cáo về nồng độ và lượng corticosteroid an toàn cho từng ca nội tổn thương trứng cá vẫn chưa được rõ ràng. Hầu hết các chuyên gia đều khuyến nghị mức dưới 5mg/ml. Nhưng để đạt kết quả cho từng ca mụn thì vẫn chưa có con số cụ thể nhất.

Tiêm corticosteroid qua da có thể giảm viêm cục bộ, giảm sưng và đau nhức trong thời gian ngắn
Tiêm corticosteroid qua da có thể giảm viêm cục bộ, giảm sưng và đau nhức trong thời gian ngắn

Chính vì còn thiếu nhiều dữ liệu lâm sàng chứng minh tính hiệu quả và an toàn của corticosteroid, nên phương pháp này không phải là lựa chọn đầu tiên cho các trường hợp mụn trứng cá hay mụn viêm. 

Hiện tại, để điều trị mụn và giải quyết dứt điểm các nguyên nhân gây mụn, bác sĩ da liễu thường ưu tiên sử dụng kem đặc trị, thuốc kháng sinh, dược mỹ phẩm hoặc các công nghệ tiên tiến như laser và ánh sáng xung cường độ cao. Tùy vào tình trạng mụn và cơ địa mỗi người, bác sĩ da liễu sẽ đề xuất phương án phù hợp để mang lại kết quả tốt nhất.

Nếu bạn cũng đang đau đầu với mụn thì hãy liên hệ với bác sĩ da liễu ngay để được tư vấn phương pháp điều trị hữu hiệu, thay vì tự ý sử dụng corticosteroid trong khi chưa hiểu rõ các đặc tính của corticosteroid là gì. 

Nhấn vào FORM và điền thông tin để đặt hẹn tư vấn cùng bác sĩ da liễu:

07.08 TRE HOA LAM DA

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    Đội ngũ nhân viên của Ngọc Dung luôn tận tâm, lắng nghe và phục vụ khách hàng bằng thái độ chuyên nghiệp nhất

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung




      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng corticosteroid là gì?

      Trong quá trình sử dụng corticosteroid, không thể tránh khỏi những tác dụng phụ tiềm ẩn. Việc hiểu rõ và nhận thức về những tác dụng phụ này là quan trọng để chúng ta có thể dùng đúng cách và kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra.

      Tác dụng phụ đối với sức khỏe

      Corticosteroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng cho sức khỏe. Sử dụng liều lượng càng cao và dùng càng lâu thì các tác hại của steroid sẽ rõ và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. 

      Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng steroid/corticosteroid không kiểm soát:

      Bảng thống kê các tác dụng phụ của steroid/corticosteroid

      Các vấn đề liên quan Tác dụng phụ
      Chất điện giải Tích nước và muối, gây tăng cân và sưng phù tay chân

      Tăng huyết áp

      Hạ kali máu

      Gây đau nửa đầu

      Cơ bắp và da Suy yếu cơ

      Kích thích tăng trưởng lông trên mặt

      Làm mỏng da, xung huyết

      Làm chậm quá trình chữa lành vết thương

      Hệ miễn dịch và sức khỏe thần kinh Làm chậm phát triển ở trẻ

      Co giật, rối loạn tâm thần (trầm cảm, mất ngủ,…)

      Tăng nguy cơ nhiễm trùng, giảm hiệu quả của vắc xin, kháng sinh

      Hệ thống khác Gây tăng nhãn áp

      Viêm loét dạ dày và tá tràng

      Mất kiểm soát đường huyết

      Kinh nguyệt không đều

      Hội chứng Cushing (bướu trâu)

      Gây suy tuyến thượng thận

      Gây loãng xương và nguy cơ gãy xương cao

      Tổn thương da do dùng steroid tại chỗ

      Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khi dùng corticosteroid tại chỗ bằng các loại như thuốc mỡ, kem bôi hoặc dung dịch còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho da. Đặc biệt, khi bôi corticosteroid trong thời gian dài sẽ xuất hiện tình trạng nghiện corticosteroid, nếu bạn dừng sử dụng thì da càng bị tổn thương hơn nữa.

      Dưới đây là các tác dụng phụ khi dùng steroid tại chỗ trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng:

      • Có cảm giác châm chích và nóng rát trong những lần đầu sử dụng.
      • Dùng liều lượng cao có thể gây mỏng da.
      • Dùng thời gian dài da dễ bị rạn, xuất hiện nhiều vết bầm tím, bị giãn mao mạch.
      • Da có thể bị biến đổi màu, tối màu hơn trước khi sử dụng.
      • Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng da.
      • Viêm da mạn tính – mụn trứng cá đỏ Rosacea.
      • Bị vảy nến
      • Viêm da tiếp xúc
      Tác hại của steroid liều lượng cao là có thể gây xuất huyết dưới da
      Tác hại của steroid liều lượng cao là có thể gây xuất huyết dưới da

      Biến chứng do tiêm steroid là gì?

      Tương tự với việc dùng corticosteroids tại chỗ, tiêm corticosteroid nội tổn thương cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ từ nhẹ đến nguy hiểm. Điển hình nhất là tình trạng tăng sắc tố và teo da sau khi tiêm. Các trường hợp này thường sẽ hết sau một vài tuần. Tuy nhiên, nếu tiêm liều lượng cao thì tình trạng teo da, rối loạn sắc tố có thể tồn tại vĩnh viễn.  

      Lời khuyên của chuyên gia da liễu khi sử dụng corticosteroid

      Trong các hội thảo liên quan đến chủ đề corticosteroid là gì và cách sử dụng trong điều trị các bệnh da liễu, các chuyên gia luôn đưa ra những khuyến cáo sau:

      • Chỉ nên sử dụng corticosteroid theo chỉ định của bác sĩ cho từng tình trạng bệnh lý về da cụ thể. Việc tự ý sử dụng corticosteroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.
      • Cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng corticosteroid theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tránh sử dụng liên tục corticosteroid liều cao trong vòng 2-3 tuần.
      • Khi muốn dừng sử dụng corticosteroid nên giảm tần suất lại rồi mới ngưng hoàn toàn.
      • Trong quá trình sử dụng corticosteroid nên theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, để sớm phát hiện các biến chứng có thể xảy ra.
      • Dùng corticosteroid dạng bôi có thể gây ra các tác dụng phụ như rạn da, mỏng da, giãn mạch máu, xuất huyết dưới da,… Để kiểm soát các tác dụng phụ này bạn nên thay đổi sang corticosteroid dạng nhẹ hơn và giảm liều lượng sử dụng.
      Corticosteroid có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác trong quá trình sử dụng
      Corticosteroid có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác trong quá trình sử dụng

      FAQs – Câu hỏi thường gặp

      Có nên tiêm corticosteroid trị mụn trứng cá không?

      Tiêm corticosteroid là giải pháp điều trị nội tổn thương, giúp giảm viêm đáng kể trên các nốt mụn viêm, mụn nang đang hoạt động. Đây là giải pháp điều trị sưng viêm cấp tốc được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp mụn viêm nặng. 

      Mặc dù tiêm corticosteroid không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây mụn trứng cá, nhưng nó có thể giảm tình trạng viêm trên các nốt mụn. Chỉ sau khoảng 8 giờ tiêm corticosteroid thì các nốt mụn có dấu hiệu co lại và giảm viêm đáng kể. 

      Tuy có hiệu quả ức chế viêm trong 48 – 72 giờ nhưng hương pháp này chưa có những kiểm chứng lâm sàng cụ thể. Vì thế, bạn chỉ NÊN tiêm corticosteroid dưới sự cho phép của bác sĩ da liễu.

      Corticosteroid là chất gì? Có nên tiêm corticosteroid trị mụn trứng cá không?
      Corticosteroid là chất gì? Có nên tiêm corticosteroid trị mụn trứng cá không?

      Trường hợp nào không nên bôi thuốc bôi Corticosteroid ngoài da?

      Từ những thông tin trong bài, chúng ta cũng đã biết được corticosteroid là gì. Chính vì là một loại thuốc chống viêm và có tác dụng ức chế phản ứng miễn dịch trong cơ thể nên corticosteroid thường được chỉ định để điều trị viêm da, dị ứng da, hoặc các vấn đề da liên quan khác. Tuy nhiên, việc bôi corticosteroid ngoài da trên vết thương hở có thể không phù hợp, đặc biệt nếu vết thương đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men.

      Trong trường hợp vết thương nhiễm trùng, việc áp dụng corticosteroid ngoài da có thể ức chế phản ứng miễn dịch cần thiết để đánh bại các vi khuẩn gây nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành vết thương. Thay vào đó, việc sử dụng các chất kháng vi khuẩn hoặc chống nấm sẽ thích hợp hơn là dùng corticosteroid.

      Lạm dụng corticosteroids sẽ như thế nào?

      Corticosteroid hay corticoid là chất có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, dùng lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đã có nhiều trường hợp ghi nhận việc lạm dụng corticosteroid gây suy tuyến thượng thận, làm mục xương, tắc nghẽn mạch máu, làm tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng,…

      Việc lạm dụng mỹ phẩm chứa corticoid hay còn có cách gọi khác là kem trộn đang ở mức báo động. Tuy các dòng kem này có khả năng làm trắng da cấp tốc, nhưng lại khiến da bị bào mòn, mỏng và bị teo lại. Sử dụng trong thời gian dài không chỉ khiến da bị tăng sắc tố nhanh hơn mà còn mang lại nhiều nguy cơ sức khỏe như vừa liệt kê bên trên. 

      Lạm dụng corticosteroid có thể gây suy thận, mục xương
      Lạm dụng corticosteroid có thể gây suy thận, mục xương

      Điều trị da nhiễm corticoid như thế nào?

      Dấu hiệu nhận biết da bị nhiễm corticoid là da bị mỏng, có dấu hiệu xung huyết và bị viêm da mãn tính. Để có thể thoát khỏi tình trạng này, bạn cần giúp da “cai nghiện” corticosteroid một cách từ từ. Tuyệt đối không dừng đột ngột, vì rất có thể mụn sẽ bùng phát dữ dội hơn.

      Da bị nhiễm corticosteroid rất nhạy cảm nên hãy chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa các thành phần có thể gây kích ứng cho da bao gồm paraben, hương liệu, chất tạo màu, sulfate,… Ngoài ra, hãy đến bác sĩ da liễu thăm khám da để được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng viêm ngoài da để điều trị, tránh nhiễm trùng da trong quá trình kiêng cữ corticoid.

      KẾT  

      Hy vọng qua những gì đã chia sẻ, Ngọc Dung đã giúp bạn biết được steroid là gì, đặc biệt là mối quan hệ giữa Corticosteroid và mụn. Mặc dù, corticosteroid có thể ức chế mụn viêm nhanh nhưng tác dụng phụ của nó là điều đáng lo ngại. Vì thế, trước khi tìm đến phương án này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để điều trị mụn bằng các giải pháp khả thi và an toàn hơn như dược mỹ phẩm hoặc laser. 

      Bấm *3232 để nhận thêm nhiều thông tin liên quan đến điều trị mụn.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232