Thói quen chăm sóc da của nhiều người là tập trung tìm kiếm các thành phần được PR mạnh mẽ từ nhiều chuyên gia hoặc các beauty blogger. Điều này đã vô tình bỏ sót lại những nhân tố tiềm năng cho làn da, trong đó có Allantoin.
Đây là một chất đa nhiệm trong mỹ phẩm, mang đến vô số lợi ích cho làn da như dưỡng ẩm, tẩy da chết, điều trị vết thương, sẹo và đặc biệt là có hiệu quả cho cả da nhạy cảm. Vậy chính xác Allantoin là gì? Nó còn có tác dụng gì cho da?
Ngọc Dung sẽ cung cấp chi tiết các thông tin liên quan đến Allantoin trong bài viết này. Hãy theo dõi để có thể biết và tận dụng tối đa lợi ích mà thành phần này có thể mang lại cho làn da của bạn nhé!
Allantoin là gì?
Allantoin, còn gọi là nhôm Dihydroxy Allantoinate, có công thức hóa học là C4H6N4O3, là một 5-Ureidohydantoin hoặc Glyoxyldiureide có nguồn gốc từ thực vật. Nó có thể chiết xuất từ cây comfrey (một loại thảo mộc có hoa màu tím) hoặc được tìm thấy trong hoa cúc, mầm lúa mì và củ cải đường.
Từ rất lâu, Allantoin trong cây comfrey đã được sử dụng để chữa bệnh, chữa lành các vết thương ngoài da và giảm các vết sưng tấy do côn trùng đốt. Hiện tại, Allantoin được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm khác nhau, hầu hết trong số đó đều sử dụng Allantoin được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Phiên bản này vẫn đảm bảo đặc tính sinh học, hiệu quả của thành phần này và nâng cao được tính ổn định, an toàn khi dùng trong mỹ phẩm dưỡng da.
Allantoin là một thành phần mỹ phẩm hứa hẹn sẽ mang đến cho làn da những thay đổi rất tuyệt vời. Nhưng vì sao nó lại được tin tưởng như thế thì hãy cùng Ngọc Dung tìm hiểu xem cơ chế hoạt động của Allantoin là gì và Allantoin có tác dụng gì trong mỹ phẩm trong hai phần tiếp theo đây.
Cơ chế hoạt động của Allantoin là gì?
Allantoin là một chất đa năng trong mỹ phẩm, chính vì thế, cơ chế hoạt động của nó cũng rất đặc biệt. Nhưng phổ biến và được nghiên cứu lâm sàng nhiều nhất chính là những cụm từ khóa “chữa vết thương, sẹo, bỏng, chống viêm, tiêu sừng, collagen và nguyên bào sợi”.
Cụ thể, khi bôi Allantoin lên vết thương, nó sẽ kiểm soát quá trình tăng sinh tế bào, cung cấp khả năng chống oxy hóa và chống viêm để thúc đẩy chữa lành vết thương. Đồng thời, nó sẽ ngăn ngừa xơ hóa màng cứng. Bằng cách này, Allantoin sẽ giúp vết thương mau lành nhưng không hình thành sẹo.
Một số nghiên cứu khác cũng đã cho thấy, Allantoin có mối liên hệ với sự tăng sinh tế bào, tổng hợp ECM – ma trận ngoại bào (cấu trúc nằm bên ngoài màng plasma của tế bào) và biệt hóa mô tế bào nhằm cho phép tái tạo và phục hồi các mô bị tổn thương.
Trên đó là cơ chế hoạt động chính của Allantoin khi thấm vào da. Nhưng để trở thành một thành phần tiềm năng trong chăm sóc da, Allantoin còn có thể hoạt động tương tự như một số hoạt chất phổ biến khác. Chúng ta sẽ làm rõ hơn về vấn đề này khi tìm hiểu kỹ hơn tác dụng của Allantoin là gì trong phần nội dung tiếp theo đây.
Allantoin có tác dụng gì trong mỹ phẩm chăm sóc da
Mặc dù Allantoin trong mỹ phẩm vẫn chưa được biết đến rộng rãi như các hoạt chất khác, nhưng nó vẫn có mặt trong rất nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Do đó, hãy thử lật xem bảng thành phần các mỹ phẩm dưỡng da đang dùng, thử xem có Allantoin ở trong đó không nhé.
Nếu có thì hãy tìm hiểu thử tác dụng của nó khi thêm vào sản phẩm đó là gì. Hoặc nếu muốn biết rõ hơn Allantoin có tác dụng gì trong mỹ phẩm thì hãy những chia sẻ của Ngọc Dung ngay sau đây:
Tăng cường Hydrat hóa làn da
“Hydrat” là một thuật ngữ phổ biến trong mỹ phẩm, nó liên quan đến vấn đề cấp nước cho da. Đa số các sản phẩm có đề cập đến khả năng hydrat đều rất tốt cho tình trạng da khô, mất nước và bong tróc.
Tác dụng của Allantoin trong mỹ phẩm cũng tương tự như thế. Nó có thể làm tăng lượng nước ở ngoại bào, hoạt động như một chất hút ẩm để kéo phân tử nước từ trong biểu bì lên thượng bì để duy trì độ ẩm cho hàng rào bảo vệ da.
Đồng thời, Allantoin cũng sẽ thu hút độ ẩm từ môi trường bên ngoài để tăng độ ẩm cho da. Nhờ đó, làn da chúng ta sẽ duy trì độ ẩm trong thời gian dài, tránh tình trạng khô sần và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại khác.
Thành phần dưỡng ẩm
Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa các thành phần hydrat và dưỡng ẩm cho da. Nhưng đây hoàn toàn là hai thái cực khác biệt. Như vừa nêu trên, hydrat có liên quan đến cấp nước. Còn dưỡng ẩm lại có sự liên hệ đến các chất như chất làm mềm, chất bao phủ và chất thúc đẩy tái tạo các loại protein (collagen, elastin và keratin).
Nhiệm vụ chính của các thành phần này chính là tạo ra một lớp màng lipid trên da để ngăn ngừa mất nước. Chúng sẽ giúp củng cố chức năng hàng rào bảo vệ da, tăng cường cải thiện cấu trúc và kết cấu bên ngoài của da.
Đó cũng chính là tác dụng tiếp theo của Allantoin trong mỹ phẩm. Như vậy, không chỉ có khả năng tăng cường hydrat hóa, Allantoin còn đảm nhiệm luôn cả việc dưỡng ẩm, ngăn ngừa mất nước qua da. Chính vì thế, nó rất tuyệt vời cho những ai có là da khô đến cực khô.
Ngoài hai khả năng tăng cường hydrat hóa và dưỡng ẩm thì Allantoin trong mỹ phẩm còn có tác dụng gì? Đáp án chính là:
Tẩy tế bào chết
Một phát hiện khác về Allantoin chính là tác dụng tiêu sừng. Nó có thể phá vỡ liên kết giữa các tế bào lớp sừng, làm bong các tế bào chế và đào thải chúng ra khỏi bề mặt da. Cơ chế này sẽ thúc đẩy tốc độ luân chuyển tế bào nhanh hơn, tạo điều kiện cho lớp biểu bì và lớp sừng tái tạo, trở nên mịn màng và tươi sáng hơn.
Mặc dù cơ chế hoạt động khá giống với Axit Salicylic hay Glycolic Acid, nhưng về bản chất, Allantoin không phải là một axit, nên nó rất nhẹ nhàng cho da. Đây chính là lựa chọn tuyệt vời cho những ai có làn da nhạy cảm với các thành phần axit tẩy tế bào chết.
Cải thiện làn da xỉn màu, làm sáng da
Quá trình luân chuyển tế bào có thể bị chậm lại do lão hóa hoặc chịu tác động từ các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự thay mới tế bào, làm da bị khô và xỉn màu theo thời gian.
Một lựa chọn phổ biến để giải quyết tình trạng này chính là các sản phẩm tẩy da chết hóa học. Tuy nhiên, tần suất sử dụng các sản phẩm này có hạn chế, nên bạn có thể xen kẽ và bổ sung vào routine của mình những sản phẩm chứa Allantoin. Vậy vai trò của Allantoin là gì trong trường hợp này?
Allantoin có tác dụng tiêu sừng, nó sẽ tăng cường tẩy tế bào chết nhằm thúc đẩy tăng sinh tế bào. Khi các tế bào chết bị loại bỏ khỏi bề mặt da, chúng sẽ nhường chỗ lại cho những tế bào mới khỏe mạnh hơn. Kết quả là sẽ cải thiện tình trạng da xỉn màu, không đều mà và dày sừng. Đây cũng là một tín hiệu tốt để giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa.
Allantoin hỗ trợ giảm mụn trứng cá
Allantoin không phải là thành phần trị mụn chuyên biệt. Nhưng Allantoin trị mụn bằng cách hỗ trợ hoạt động cho các thành phần khác có trong sản phẩm. Đặc biệt là với khả năng tăng cường hydrat hóa cho da, Allantoin sẽ giúp da thu hút ẩm, ngăn ngừa cơ thể tiết ra nhiều dầu hơn và tránh được tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
Làm dịu kích ứng
Allantoin trong mỹ phẩm còn được ứng để hỗ trợ chăm sóc da nhạy cảm, giúp giảm kích ứng, mẩn đỏ và phát ban. Nếu bạn có làn da nhạy cảm và gặp nhiều vấn đề khi sử dụng mỹ phẩm thì có thể lựa chọn những loại có chứa Allantoin. Thành phần này được công nhận là không làm da bị nóng rát và đỏ khi dùng. Trái lại, nó sẽ giúp làn da dễ thở hơn khi dung nạp các thành phần khác.
Chữa lành các vết thương ngoài da, trị sẹo
Trong phần đầu đã giới thiệu một phần công dụng của Allantoin là gì. Đó chính là khả năng chữa lành vết thương, đã được ứng dụng từ thời cổ đại. Ngày nay, thành phần này cũng đã được thêm vào nhiều loại kem chữa bỏng, kem trị sẹo để làm dịu những tổn thương trên da, thúc đẩy vết thương mau lành lại. Các sản phẩm này cũng sẽ có một phần công dụng chống viêm, kháng khuẩn từ Allantoin.
Allantoin giúp trẻ hóa làn da
Không chỉ có thể cải thiện tình trạng da xỉn màu, Allantoin còn có tiềm năng trong việc trẻ hóa tế bào da. Nó sẽ làm tăng hàm lượng nước trong da, thúc đẩy loại bỏ tế bào chết và quá trình trẻ hóa da tại chỗ. Đồng thời, Allantoin sẽ tăng cường hoạt động của quá trình sản xuất, tổng hợp collagen và sợi nguyên bào. Quá trình này sẽ giúp tái tạo ma trận ngoại bào, thay đổi kết cấu bề mặt da, giúp da trẻ trung và tươi sáng hơn.
Các dấu hiệu lão hóa như mất độ đàn hồi, nếp nhăn, da khô hay xỉn màu sẽ được cải thiện nhờ kiên trì sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần hydrat và dưỡng ẩm như Allantoin.
Những đối tượng nào nên sử dụng Allantoin?
Với những thông tin làm rõ công dụng allantoin là gì trong mỹ phẩm, chúng ta có thể thấy thành phần này có thể mang đến nhiều lợi ích và đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong rất nhiều sản phẩm. Allantoin công dụng của nó đi từ việc cấp nước, dưỡng ẩm làn da cho đến chống lão hóa và giảm viêm da. Với những công dụng này thì hầu hết trường hợp nào cũng có thể dùng Allantoin, nhưng cấp thiết nhất vẫn là:
- Người có da nhạy cảm: Allantoin công dụng là làm dịu và làm mềm da, nên sẽ giảm tình trạng da khô, kích ứng khi dùng mỹ phẩm. Nó là lựa chọn phù hợp cho những ai có xu hướng da nhạy cảm hoặc người mắc bệnh viêm da, chàm,…
- Da có vết thương nhỏ: Allantoin có khả năng kích thích hình thành và biệt hóa mô tế bào nên có thể giảm thời gian làm lành vết thương và một số tổn thương nhỏ trên da.
- Da khô, ngứa: Bổ sung Allantoin trong mỹ phẩm khi da có dấu hiệu mất nước, khô và bong tróc. Thành phần này sẽ giúp cải thiện lại kết cấu da, củng cố chức năng hàng rào bảo vệ và giúp ngăn ngừa tình trạng TEWL (mất nước qua da).
Cách sử dụng sản phẩm chứa Allantoin
Tác dụng của Allantoin là gì thì chúng ta đã có thể nắm rõ trong phần chia sẻ bên trên. Vậy thì nên thêm và sử dụng Allantoin như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho da?
Với sự lành tính và dịu nhẹ, Allantoin rất dễ để thêm vào thói quen skincare hàng ngày. Cách sử dụng Allantoin sẽ phụ thuộc vào loại sản phẩm được lựa chọn. Bạn có thể sử dụng Allantoin trong kem dưỡng ẩm, lotion, gel trị mụn, serum cấp nước, mặt nạ, sữa rửa mặt và toner cân bằng pH. Bạn có thể dựa trên hướng dẫn ở bao bì sản phẩm để sử dụng hoặc theo chỉ dẫn từ bác sĩ da liễu nếu cần.
Với những sản phẩm thường có nồng độ thành phần thấp như sữa rửa mặt thì có thể sử dụng hàng ngày. Nhưng trong các loại chiết xuất nồng độ cao thì hãy lưu ý đến tần suất sử dụng, tránh lạm dụng nhiều gây ra tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến quá trình chữa lành của da.
Nhìn chung, chăm sóc da bằng mỹ phẩm là một giải pháp dài hạn để duy trì và cải thiện sức khỏe của da. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần điều trị nhanh chóng và tác động chính xác lên từng mục tiêu cụ thể như mụn, sẹo mụn, nám, nếp nhăn hay trong lĩnh vực trẻ hóa da, căng da mặt thì cần áp dụng các phương pháp chuyên nghiệp hơn.
Để giải quyết các vấn đề này, chúng ta có nhiều cách, từ việc sử dụng hoạt chất nồng độ cao đến các phương pháp như laser, lăn kim, tiêm mesotherapy và điện di ion. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của da và nhu cầu của mỗi người; đòi hỏi có sự tư vấn của chuyên gia trong từng lĩnh vực.
Bạn có thể nhấn vào FORM bên dưới và lựa chọn dịch vụ quan tâm để nhận được sự hỗ trợ của chuyên gia. Chỉ cần cung cấp thông tin về vấn đề của bạn, sẽ nhận được ngay lời khuyên và đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất cho vấn đề da đang mắc phải.
Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM
tại TMV Ngọc Dung *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
Allantoin có hại không? Tác dụng phụ khi sử dụng của Allantoin là gì?
Theo đánh giá chung từ các chuyên gia da liễu, Allantoin là một thành phần an toàn và không gây hại cho da khi sử dụng trong mỹ phẩm. Nó phù hợp với nhiều loại da và có lợi cho nhiều trường hợp. Đặc biệt, Allantoin có thể hoạt động tốt với rất nhiều thành phần khác nhau để tạo ra một công thức dưỡng da siêu hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải công thức chứa Allantoin nào cũng sẽ an toàn cho da. Bạn nên xem kỹ bảng thành phần để loại trừ những nhân tố thường xuyên làm da bị kích ứng.
Tần suất sử dụng Allantoin phù hợp
Allantoin công dụng là tái tạo và làm dịu tổn thương trên da. Với tính chất nhẹ nhàng, nó đủ an toàn để sử dụng hàng ngày, từ một đến hai lần tùy theo mục đích sử dụng và tình trạng của da. Hoặc dựa theo công thức kết hợp với thành nào mà đưa ra tần suất sử dụng cho phù hợp.
Thông thường, các loại kem, serum hay lotion chứa Allantoin đều có thể sử dụng 2 lần ngày, cả sáng và tối. Nhưng nếu dùng Allantoin trong sản phẩm tẩy tế bào chết thì tần suất khuyến nghị là 2-3 lần/tuần. Đối với mặt nạ dưỡng da cũng như thế, chỉ nên sử dụng tối đa 3 lần mỗi tuần.
FAQs – Câu hỏi thường gặp
Allantoin có dùng được cho bà bầu không?
Mặc dù là thành phần lý tưởng cho da nhạy cảm và một số bệnh viêm da, nhưng Allantoin không được khuyến khích sử dụng khi mang thai và cho con bú. Tuy chưa có nhiều dữ liệu về tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Allantoin trong lúc mang thai, nhưng để an toàn cho sức khỏe người mẹ và tránh gây dị tật bẩm sinh thì không nên sử dụng.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai và cho con bú, nếu muốn sử dụng bất kỳ mỹ phẩm nào, bạn cũng nên nhờ chuyên gia da liễu tư vấn.
Allantoin nên kết hợp với hoạt chất nào?
Dùng Allantoin trị mụn, dưỡng sáng da hay tăng cường độ ẩm sẽ hiệu quả hơn nếu có sự kết hợp với các thành phần khác. Chẳng hạn như để tăng độ ẩm, giữ ẩm cho da, tránh mất nước và làm sáng da thì có thể kết hợp Allantoin với các thành phần như lô hội, Peptide, Hyaluronic Acid, Vitamin C, Retinol hoặc một số chiết xuất thực vật khác.
Allantoin không nên kết hợp với hoạt chất nào?
Để có những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi dùng Allantoin trong mỹ phẩm, bạn nên tránh các thành phần Paraben, Sunfat, dầu khoáng, Alumina, Formaldehyde,… Đặc biệt, hạn chế sử dụng Allantoin cùng lúc với Salicylic Acid, Benzoyl Peroxide, Mandelic Acid, Glycolic Acid,… Nếu sử dụng kết hợp nên dùng với chiết xuất nồng độ thấp.
KẾT
Allantoin là gì và tác dụng của Allantoin trong mỹ phẩm là gì đã được giải đáp chi tiết trong bài viết này. Hy vọng với những thông tin chia sẻ, Ngọc Dung đã giúp bạn có thêm kiến thức về một thành phần tuyệt vời trong mỹ phẩm. Hãy theo dõi website Thẩm mỹ viện Ngọc Dung để được cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác. Hoặc có thể nhấn phím *3232 để được hỗ trợ trực tiếp về những kiến thức làm đẹp mới nhất nhé!