Bạn đã bao giờ gặp phải các biểu hiện như đỏ da, nóng rát và ngứa râm ran sau khi dùng kem chống nắng? Nếu có thì rất có thể đã bị dị ứng kem chống nắng. Thật không may nếu làn da bạn gặp phải vấn đề này, nhưng đừng quá lo lắng vì chúng ta có nhiều cách để xử lý mà không làm tổn thương đến gia.
Hãy cùng Ngọc Dung theo dõi hết bài viết này để biết được dấu hiệu, nguyên nhân và nên làm gì khi bị dị ứng kem chống nắng nhé!
Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng thường gặp
Dùng kem chống nắng cũng sẽ có trường hợp bị dị ứng như khi sử dụng mỹ phẩm. Có những làn da sẽ biểu hiện ngay tức khắc sau khi thoa kem chống nắng, nhưng cũng có nhiều trường hợp cần một khoảng thời gian để thấy rõ triệu chứng. Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng cũng tương tự với khi dị ứng mỹ phẩm, bao gồm các dấu hiệu sau:
- Ngứa rát và sưng tấy
- Da nổi mẩn đỏ, các đốm nhỏ, mụn hoặc phát triển thành mảng lớn
- Nổi mề đay ở mặt, tay và chân
- Dị ứng nổi mụn nước nhỏ li ti, chứa dịch trong suốt
- Da bị khô, đỏ và bong tróc
Những ai có làn da nhạy cảm, bị viêm da sẽ dễ bị dị ứng hơn những làn da bình thường. Đó là lý do trước khi sử dụng kem chống nắng bạn nên kiểm tra kỹ tình trạng da, loại da và lựa chọn kỹ sản phẩm chứa thành phần lành tính.
3 dạng dị ứng kem chống nắng thường gặp
Kem chống nắng là sản phẩm cần thiết và nên sử dụng để bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, không phải làn da nào và thời điểm nào cũng phù hợp để sử dụng các sản phẩm này.
Dựa vào dấu hiệu dị ứng kem chống nắng, chúng ta có thể phân ra được 3 phản ứng phổ biến của da khi tương tác với các sản phẩm chống nắng như sau:
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Đây là dạng dị ứng do phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại một hoặc nhiều thành phần trong kem chống nắng. Các thành phần đó thường là Oxybenzone, Avobenzone, Octinoxate, Octocrylene,… Ngoài ra còn có các chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu, dầu khoáng,…
Biểu hiện viêm da tiếp xúc dị ứng do sử dụng kem chống nắng thường xuất hiện sau vài ngày. Các dấu hiệu thường gặp là da đỏ, ngứa, rát, sưng tấy, nổi mẩn đỏ,… Nếu không để ý và xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn đến phồng rộp da, mụn nước mọc lan sang các vùng da khác.
Viêm da tiếp xúc kích thích
Dạng dị ứng này thường xảy ra ở những người mắc các bệnh viêm da như bệnh chàm, vẩy nến hoặc da nhạy cảm. Viêm da tiếp xúc kích thích với kem chống nắng thường khởi phát nhanh hơn, chỉ trong vài giờ sử dụng. Vì thế, những người mắc phải các tình trạng da này thường phải cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm thoa ngoài không riêng kem chống nắng, ưu tiên sản phẩm có ghi nhãn “không gây kích ứng” hoặc “không gây dị ứng”.
Viêm da tiếp xúc quang hóa
Trong số các phản ứng dị ứng kem chống nắng thì viêm da tiếp xúc quang hóa là một loại dị ứng hiếm gặp. Đây là triệu chứng thường xảy ra khi chịu tác động đồng thời giữa tia UV và các thành phần trong kem chống nắng. Tia UV chính là nguyên nhân chính kích hoạt phản ứng dị ứng này.
Khi các thành phần trong kem chống nắng tiếp xúc với tia UV, nhất là UVA thì chúng sẽ giải phóng các gốc tự do, tấn công tế bào da và dẫn đến phản ứng viêm. Các phản ứng này thường biểu hiện rõ ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đó là lý do mà ngay cả khi có bôi kem chống nắng bạn vẫn nên che phủ thêm bằng nón, khẩu trang, áo khoác mỗi khi ra ngoài.
Nguyên nhân gây dị ứng kem chống nắng
Dù là sản phẩm được sử dụng phổ biến để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, kem chống nắng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng khó chịu cho người dùng. Dưới đây là một số nguyên nhân bôi kem chống nắng bị ngứa, nổi mẩn đỏ thường gặp nhất:
Dị ứng với thành phần có trong kem
Dị ứng với các thành phần trong kem chống nắng là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt là với làn da nhạy cảm và bị viêm da. Một số thành phần trong kem chống nắng có thể khiến da có phản ứng quá khích chính là:
- Chất chống nắng hóa học như Octisalate, Octocrylene, Oxybenzone, Avobenzone
- Hương liệu tạo mùi trong sản phẩm
- Các chất bảo quản như Paraben, Methylisothiazolinone, Methylchloroisothiazolinone,…
- Chất tạo màu
- Dầu khoáng
- Sulfate
Dùng kem chống nắng chất lượng kém
Bôi kem chống nắng bị ngứa có thể xuất phát từ sản phẩm kém chất lượng, chứa nhiều thành phần gây dị ứng, lẫn tạp chất và hàm lượng thành phần không an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thương da. Do vậy, việc lựa chọn kem chống nắng không chỉ cần lưu ý đến bảng thành phần mà còn cần quan tâm đến thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ để tránh dị ứng và ảnh hưởng sức khỏe làn da.
Dùng kem chống nắng không hợp với da
Mỗi người đều có làn da khác nhau, mỗi loại da sẽ có đặc điểm riêng. Vì thế, cần lựa chọn kem chống nắng phù hợp với loại da để tránh dị ứng. Để tìm được sản phẩm tương thích với da, bạn cần phải hiểu rõ da cần gì và sẽ khó chịu với thành phần này. Chẳng hạn như:
- Da nhạy cảm nên chọn kem có thành phần dịu nhẹ, lành tính, công thức đơn giản và lớp finish mỏng nhẹ,
- Da dầu nên chọn kem chống nắng có kết cấu mỏng để thẩm thấu nhanh. Đặc biệt không chọn sản phẩm có chứa dầu khoáng.
- Da khô nên chọn sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm cao để chống bong tróc và nứt nẻ.
Để chọn được loại kem chống nắng phù hợp với làn da, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Cách chọn kem chống nắng.
Thoa kem chống nắng không đúng cách
Không chỉ lưu ý chọn lựa sản phẩm, cách sử dụng cũng là một yếu tố quan trọng có thể dẫn đến dị ứng kem chống nắng. Sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi thoa kem chống nắng chính là phủ lớp dày trên da. Thói quen này sẽ không làm tăng tác dụng bảo vệ da mà chỉ làm da bị bí, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn.
Trên đó là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến da dị ứng với kem chống nắng. Trường hợp bạn không thể xác định chính xác nguyên nhân dị ứng đến từ đâu thì có thể liên hệ với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán. Điền vào FORM dưới đây, Ngọc Dung sẽ giúp bạn kết nối với bác sĩ da liễu trong thời gian sớm nhất:
Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM
tại TMV Ngọc Dung *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
Làm gì khi bị dị ứng kem chống nắng?
Cũng giống với dị ứng mỹ phẩm, nếu bôi kem chống nắng bị ngứa hay nổi mẩn đỏ thì hãy áp dụng cách chữa cháy sau đây:
Ngưng sử dụng kem chống nắng
Khi sử dụng có dấu hiệu bất thường nào thì nên ngừng sử dụng sản phẩm đó ngay và tránh tái sử dụng trong tương lai nếu chưa làm rõ nguyên nhân là gì. Thay vào đó, hãy lựa chọn các loại kem chống nắng dành cho da nhạy cảm để dùng.
Làm sạch kem chống nắng trên da
Nếu sau khi bôi kem chống nắng vài giờ, da có dấu hiệu ngứa và đỏ thì hãy rửa mặt thật kỹ với nước ấm. Bằng cách này có thể làm sạch lớp kem chống nắng trên da. Để yên tâm hơn, bạn có thể sử dụng dầu tẩy trang dịu nhẹ để loại bỏ. Tuy nhiên, đừng chà xát da quá mạnh
Dưỡng ẩm để làm dịu da kích ứng
Cách chữa trị dị ứng kem chống nắng ở mức độ nhẹ thường được áp dụng là tăng cường dưỡng ẩm và phục hồi da. Do trong giai đoạn này, hàng rào bảo vệ da đang bị tổn thương, rất dễ bị các tác nhân từ môi trường tấn công. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm có thể giúp tái tạo tế bào tốt hơn, củng cố lại hàng rào bảo vệ và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong. Lưu ý, hãy chọn các dòng dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn.
Dùng thuốc kê đơn
Nếu các bước trên không giúp xoa dịu sự khó chịu của làn da thì tốt nhất nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị bằng biện pháp y tế. Một trong số các cách chữa trị dị ứng kem chống nắng mà bác sĩ thường dùng là thuốc kháng histamine đường uống hoặc thuốc bôi steroid. Hai loại này có thể giảm viêm, giảm sưng và đỏ da hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu, không tự ý thêm hoặc bớt thành phần này trong quá trình này.
Cách phòng ngừa dị ứng kem chống nắng
Từ cách nhận biết dị ứng kem chống nắng, bạn có thể rút ra được nguyên nhân dẫn đến, sau cùng là đưa ra một số biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho làn da của mình. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng:
- Nên chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của bạn, xem kỹ bảng thành phần để tránh những chất gây dị ứng cho da.
- Nên chọn sản phẩm có thành phần khoáng chất như titanium dioxide, zinc oxide thay vì các dòng kem chống nắng hóa học. Bởi vì những dòng kem chống nắng vật lý ít gây dị ứng hơn kem chống nắng hóa học.
- Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để có khả năng chống phổ rộng tia UVA và UVB
- Nên thoa thử kem chống nắng trên vùng da nhỏ trước khi thoa đều trên diện rộng. Bên cạnh đó bạn cũng nên thao khảo thêm cách thoa kem chống nắng đúng chuẩn để bảo vệ da, hạn chế tối đa tình trạng di ứng.
Cách bảo vệ da khỏi tia UV khi da đang bị dị ứng kem chống nắng
Bị dị ứng có nên bôi kem chống nắng tiếp không thì câu trả lời là tạm thời không nên. Việc cố bôi kem lên da chỉ làm cho tình trạng kích ứng trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, bạn có thể thử các biện pháp sau:
- Hạn chế ra ngoài trời nắng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì nên che chắn cẩn thận cho da bằng quần áo dài tay, mũ rộng vành, kính râm, khẩu trang.
- Da đang bị dị ứng dễ bị khô nên hãy sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ để giúp da phục hồi và cung cấp độ ẩm cần thiết.
Sau khi biểu hiện dị ứng đã thuyên giảm, bạn có thể bắt đầu sử dụng lại kem chống nắng. Trường hợp bị dị ứng khi sử dụng kem chống nắng hóa học thì có thể thay bằng dòng kem chống nắng vật lý có chỉ số SPF 30 trở lên.
Lời kết
Dị ứng kem chống nắng là tình trạng không mong muốn có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhất là những làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng ngừa tình trạng này bằng cách lựa chọn sản phẩm phù hợp, dùng đúng cách và chăm sóc da đúng quy trình.
Trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng thì nên gặp bác sĩ da liễu để xử lý và hạ nhiệt làn da ngay. Nếu thâm và sẹo xuất hiện sau giai đoạn dị ứng thì hãy liên hệ với TMV Ngọc Dung để đề xuất phương pháp trị thâm, chăm sóc da hiệu quả và an toàn.
Bấm hotline *3232 hoặc điền vào FORM đăng ký trong bài để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất!