Gluconolactone là gì trong mỹ phẩm? Công dụng và cách dùng

Salicylic Acid hay Glycolic Acid là các thành phần tẩy tế bào chết rất được yêu thích. Nhưng đối với làn da nhạy cảm thì hai thành phần này lại trở thành nỗi ám ảnh khi làm da bị khô và bong tróc. Vậy còn sự lựa chọn nào an toàn hơn cho da nhạy cảm hay không? Đáp án chính là Gluconolactone – một phiên bản dịu dàng trong làng làm sạch da chết mà bạn đừng vội bỏ qua.

Vậy Gluconolactone là gì? Gluconolactone có tác dụng gì đối với làn da? Hãy cùng Ngọc Dung khám phá chi tiết về Gluconolactone ngay trong bài viết này nhé!

Gluconolactone là gì? Công dụng tuyệt vời của Gluconolactone
Gluconolactone là gì? Công dụng tuyệt vời của Gluconolactone

Gluconolactone là gì trong mỹ phẩm?

Gluconolactone là một Polyhydroxy Acid (PHA) tự nhiên, là sản phẩm được tạo ra từ quá trình oxy hóa enzymatic của D-glucose. Nó có cấu trúc vòng lactone, ở dạng chất rắn không màu và có thể hòa tan trong nước.

Trong mỹ phẩm, Gluconolactone được biết là thành phần có tính tẩy tế bào tương tự như BHA và AHA. Nó thuộc thế hệ thứ 2 của AHA nên có tính chất nhẹ nhàng hơn với da, kể cả da nhạy cảm.

Bạn có thể tìm thấy Gluconolactone trong nhiều sản phẩm chăm sóc da hiện nay như sữa rửa mặt, toner, serum hay kem dưỡng. Mỗi sản phẩm sẽ chứa nồng độ Gluconolactone khác nhau, cũng như có công thức kết hợp độc quyền, nên cần dựa vào tình trạng da và nhu cầu sử dụng để chọn ra sản phẩm phù hợp.

Vậy vì sao Gluconolactone lại là lựa chọn nhẹ nhàng hơn BHA và AHA? Bởi vì dù là chất tẩy tế bào hóa học, mang tính axit, nhưng Gluconolactone lại có kích thước phân tử lớn, khó thấm vào các lớp bên trong da, khiến nó chỉ hoạt động hiệu quả trên bề mặt của da.

Nhờ đó mà khả năng gây kích ứng da của Gluconolactone cũng sẽ được kiểm soát. Nếu thế thì hiệu quả sử dụng Gluconolactone sẽ kém hơn BHA và AHA? Để trả lời được câu hỏi này hãy xem tiếp chia sẻ bên dưới.

Tìm hiểu Gluconolactone là gì?
Tìm hiểu Gluconolactone là gì?

Gluconolactone có tác dụng gì đối với làn da?

Với tính chất là một axit, được xếp vào phân loại các hoạt chất lành tính, Gluconolactone được ghi nhận mang lại nhiều cải thiện tích cực cho làn da. Vậy trong mỹ phẩm, tác dụng của Gluconolactone là gì? Đó chính là:

Tẩy tế bào chết cho da

Tác dụng phổ biến của Gluconolactone trong mỹ phẩm chính là tẩy tế bào chết, làm sạch lỗ chân lông và kiểm soát bã nhờn. Nó sẽ hòa tan và làm bong các tế bào chết trên lớp sừng, giúp cải thiện diện mạo và kết cấu da. 

Với cách thức hoạt động gần giống với BHA và AHA, nên Gluconolactone vẫn được tin dùng trong các vấn đề cải thiện lỗ chân lông to, da không đều màu, da thâm mụn, sạm đen và nhiều vấn đề liên quan đến sắc tố da.

Tuy nhiên, vì chỉ hoạt động trên bề mặt da nên Gluconolactone không thể có tác dụng với các vấn đề cụ thể như nếp nhăn hay độ đàn hồi. Nhưng chắc chắn nó sẽ ít làm da bị kích ứng và nổi mẩn đỏ hơn các axit khác, do đó, da nhạy cảm vẫn có thể hưởng lợi nhiều từ hoạt chất này.

Hydrat hóa, dưỡng ẩm cho làn da

Như đã giới thiệu trong phần Gluconolactone là gì trong mỹ phẩm, thì đây là thành phần mang tính axit và có cơ chế là tẩy tế bào chết, nhưng Gluconolactone cũng hoạt động như một chất giữ ẩm cho da.

Khả năng của nó chính là tăng cường thu hút độ ẩm từ bên ngoài, phân bố đều các phân tử nước trên bề mặt để duy trì quá trình hydrat hóa cho da. Nhờ đó mà khi dùng Gluconolactone có thể tránh được tình trạng da mất nước, bị khô và bong tróc.

Tác dụng của Gluconolactone là gì?
Tác dụng của Gluconolactone là gì?

Tăng khả năng chống nắng cho da

Khi nhắc đến khả năng chống nắng của Gluconolactone trong mỹ phẩm, nhiều người sẽ làm tưởng nó có đặc tính chống oxy hóa tương tự như Vitamin C. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ da khỏi tổn thương từ tia UV của Gluconolactone đến từ việc nó chính là một chelate. 

Chính bởi là một chelate nên Gluconolactone có thể liên kết về các kim loại độc hại có trong da và đẩy chúng ra khỏi bề mặt da, từ đó ngăn chặn phản ứng oxy hóa diễn ra. Kết quả là bảo vệ da khỏi các tổn thương từ ánh nắng, tránh sạm da hay đổi màu da do tăng sắc tố melanin.

Tác dụng phụ của Gluconolactone là gì?

Mặc dù là giải pháp nhẹ nhàng để thay thế các thành phần axit khác làm nhiệm vụ tẩy tế bào chết, nhưng bản chất nó vẫn là một axit tự nhiên, nên không thể chắc chắn 100% không gây hại cho da. Vậy tác dụng phụ của gluconolactone là gì?

Nếu dùng sai cách hoặc sai nồng độ, thì Gluconolactone có thể khiến da gặp các vấn đề sau:

  • Kích ứng, đỏ, ngứa da.
  • Châm chích, rát da mặt.
  • Viêm da.
  • Chàm.
  • Khô, bong tróc li ti.
  • Bị mụn ẩn, đẩy mụn.
  • Da nhạy cảm với ánh nắng.
Tác dụng phụ của Gluconolactone là gì?
Tác dụng phụ của Gluconolactone là gì?

Đối tượng nên sử dụng sản phẩm chứa Gluconolactone?

Với đặc tính tẩy tế bào chết và tăng cường độ ẩm cho da, Gluconolactone thích hợp sử dụng trong những bước đầu skincare. Cách sử dụng này sẽ giúp da được làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, tế bào chết và bã nhờn; cũng như tăng cường hydrat hóa, giúp da mềm mịn và hấp thụ tốt các thành phần dưỡng da khác.

Thành phần này được công nhận là lành tính và phù hợp cho người có da khô, da nhạy cảm. Ngoài ra, Gluconolactone cũng được tin dùng trong những trường hợp sau:

  • Da dày sừng, khô sần và thô ráp.
  • Da bị sạm đen, cháy nắng.
  • Da bị đốm nâu, đốm đen và tăng sắc tố do ánh nắng.
  • Da có lỗ chân lông to, đổ nhiều dầu.
  • Da bị thâm mụn.
  • Da không đều màu, xỉn màu hoặc.
Đối tượng nên sử dụng sản phẩm chứa Gluconolactone
Đối tượng nên sử dụng sản phẩm chứa Gluconolactone

Có thể sử dụng gluconolactone hàng ngày không? Tần suất sử dụng an toàn

Gluconolactone trong mỹ phẩm thường được điều chế với nhiều công thức đa dạng thành phần và nồng độ. Tùy vào tình trạng da và nhu cầu cải thiện mà lựa chọn sản phẩm. Mỗi sản phẩm sẽ có hướng dẫn liều dùng và tần suất riêng, kết hợp với các sản phẩm khác trong bộ dưỡng da của bản thân để đưa ra quy trình skincare phù hợp.

Đối với các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày, như kem dưỡng, serum hoặc toner chứa Gluconolactone, tần suất sử dụng có thể là mỗi ngày, dùng cả sáng và tối. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da cực kỳ nhạy cảm hoặc chỉ mới bắt đầu sử dụng sản phẩm chứa Gluconolactone thì nên test thử trên vùng da nhỏ, sử dụng 1 lần/ngày hoặc xen kẽ với sản phẩm dịu nhẹ khác. 

Nếu dùng Gluconolactone trong mỹ phẩm có nồng độ cao hơn và được chỉ định cho các vấn đề như lỗ chân lông to, thâm mụn thì chỉ nên sử dụng với tần suất 2-3 lần/tuần hoặc theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ da liễu/NSX.

Có thể sử dụng gluconolactone hàng ngày không?
Có thể sử dụng gluconolactone hàng ngày không?

Tuy nhiên, Gluconolactone trong mỹ phẩm hàng ngày không mang tính đặc trị chuyên sâu các vấn đề cụ thể, chẳng hạn như nám và tàn nhang. Do đó, bạn nên lựa chọn một phương pháp điều trị khác đi kèm với việc dùng Gluconolactone mỗi ngày để ngăn ngừa tái phát. 

Có rất nhiều giải pháp cho nám, tàn nhang và các vấn đề tăng sắc tố do lão hóa. Dựa vào cấp độ nặng nhẹ và khả năng tái tạo của da mà đưa ra quyết định phù hợp. Bạn có thể sử dụng peel hóa học, lăn kim, tiêm meso hay dùng laser để cải thiện làn da. Đương nhiên, bạn cần được tư vấn và cho lời khuyên chuyên nghiệp hơn từ các chuyên gia da liễu trong vấn đề này. 

Chia sẻ vấn đề và nhu cầu của bạn trong FORM dưới đây, chúng tôi sẽ dành cho bạn một buổi hẹn cùng với chuyên gia trong thời gian sớm nhất:

09.04 TRE HOA DA 390K

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 26 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


    *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

    09.04 TRE HOA DA 390K

    Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM tại TMV Ngọc Dung


      *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

      Một số lưu ý khi sử dụng Gluconolactone mà bạn cần nắm

      Tính chất và tác dụng của Gluconolactone là gì thì chúng ta đã nắm được thông qua các thông tin được chia sẻ bên trên. So với BHA và AHA, da không mất nhiều thời gian để làm quen với Gluconolactone, nhưng để sử dụng hoạt chất này một cách hiệu quả, an toàn thì bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây:

      • Gluconolactone là thành phần có tiềm năng cho da nhạy cảm, nhưng đừng lạm dụng quá nhiều tránh tăng độ nhạy cảm của da.
      • Trước khi sử dụng, hãy đọc kỹ bảng thành phần để tránh những cái tên có thể làm da bạn bị kích ứng.
      • Da cần làm sạch mỗi ngày cũng như một sản phẩm dưỡng ẩm tốt để không ảnh hưởng đến khả năng tái tạo tế bào và chữa lành tự nhiên.
      • Mặc dù Gluconolactone có thể bảo vệ da trước tia UV, nhưng hãy sử dụng một sản phẩm chống nắng thật tốt nếu bạn chọn dùng Gluconolactone trong các sản phẩm là SRM, toner hay serum.
      • Khi da có dấu hiệu bị kích ứng như đỏ, ngứa sau khi dùng Gluconolactone hoặc sản phẩm chứa thành phần nà thì hãy tạm dừng sử dụng, rửa sạch da mặt và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
      • Gluconolactone cần nhiều thời gian để mang đến kết quả rõ rệt trên da, do đó, bạn cần kiên trì sử dụng và không được tự ý tăng liều dùng.
      • Đối với các trường hợp lão hóa cấp độ cao hơn, Gluconolactone không phải là lựa chọn lý tưởng. Bạn nên cân nhắc với các thành phần khác hoặc sử dụng kết hợp với Gluconolactone để mang lại kết quả như ý.
      Một số lưu ý khi sử dụng Gluconolactone
      Một số lưu ý khi sử dụng Gluconolactone

      FAQs – Câu hỏi thường gặp

      Gluconolactone bầu dùng được không?

      Như đã chia sẻ, Gluconolactone là một loại Polyhydroxy Acid, thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm. Nó có tính chất làm mềm và làm sáng da, cũng như khả năng điều tiết bã nhờn và thu nhỏ lỗ chân lông. 

      Mặc dù là thành phần an toàn với hầu hết mọi loại da, không có tác dụng phụ nào được ghi nhận đối với phụ nữ mang thai, nhưng để an toàn, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ da liễu về tình trạng cụ thể của mình. 

      Ngoài ra, dưới sự thay đổi của nội tiết trong giai đoạn mang bầu, da có thể thay đổi và trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, việc sử dụng các sản phẩm chứa Gluconolactone có thể gây kích ứng trên da của một số người.

      Gluconolactone có trị mụn không?

      Khi tìm hiểu Gluconolactone là gì, các thông tin được cung cấp đều cho thấy đây là chất tẩy tế bào chết và nó liên quan đến các tác dụng làm sạch da, cải thiện diện mạo bên ngoài do lão hóa thay vì là điều trị mụn. Vậy thì Gluconolactone có được dùng để điều trị mụn hay không?

      Có một số nghiên cứu đã chỉ ra, Gluconolactone có thể giảm tác động đáng kể do mụn trứng cá gây ra. Hầu hết những làn da mụn khi dùng Gluconolactone đều ít gặp kích ứng hơn so với các thành phần trị mụn khác. 

      Đặc biệt là, nhờ vào tính chất hòa tan tế bào chết, Gluconolactone cũng tạo ra tác động không nhỏ đến việc se khít lỗ chân lông và loại bỏ bã nhờn, từ đó cũng giúp giảm số lượng mụn đang hoạt động trên da, cũng như ngăn ngừa mụn mới phát triển hiệu quả.

      Gluconolactone có trị mụn không?
      Gluconolactone có trị mụn không?

      Nên tránh sử dụng Gluconolactone với thành phần nào?

      Về bản chất, Gluconolactone có tác dụng tương tự như BHA và AHA trong việc làm sạch da. Do đó, bạn không nhất thiết phải sử dụng cùng lúc các thành phần axit này, tránh cho da bị tổn thương quá mức. Thay vào đó, hãy chia thời gian sử dụng để giúp da được làm sạch tận sâu bên trong một cách an toàn.

      Ngoài ra, để tránh các xung đột xảy ra và làm da nhạy cảm, bạn nên tránh kết hợp Gluconolactone với nhóm Retinoids cùng lúc. Hãy phân lớp sử dụng hoặc cách ngày dùng để mang đến nhiều lợi ích hơn cho da mà không lo sợ vấn đề kích ứng.

      KẾT 

      Gluconolactone là gì và công dụng chăm sóc da của Gluconolactone đã được cập nhật trong bài viết. Hy vọng với các thông tin được chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một AHA thế hệ mới, cũng như biết cách sử dụng an toàn trong skincare hàng ngày. 

      Nếu còn vấn đề thắc mắc, muốn biết thêm thông tin làm đẹp có liên quan, bạn có thể theo dõi website Thẩm mỹ viện Ngọc Dung hoặc nhấn phím *3232 để được hỗ trợ.

      Không có từ khóa nào.

      Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

      Tư vấn miễn phí
      Gọi điện ngay
      Hotline: *3232