Nổi mụn sau gáy có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị

Chăm da tỉ mỉ không thiếu bước nào nhưng vẫn xuất hiện mụn sau gáy khiến rất nhiều người đau đầu. Vậy nổi mụn phía sau gáy có sao không? Nguyên nhân nào gây ra mụn mọc sau gáy tóc và làm thế nào để khắc phục hiệu quả? Đọc ngay bài viết này của TMV Ngọc Dung để có cái nhìn tổng quan về mụn mọc ở cổ và gáy và cách trị mụn sau gáy hiệu quả nhé!

Nổi mụn sau gáy có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị
Nổi mụn sau gáy có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân nổi mụn sau gáy

Không chỉ nổi mụn ở má, ở trán, ở cằm mà vùng sau gáy cũng thường xuyên xuất hiện các nốt mụn trứng cá gây khó chịu. Vậy nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.

Vì sao mọc mụn sau gáy – Do bệnh lý về da

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mụn sau gáy là do các bệnh lý về da. Dưới đây là hai bệnh lý thường gặp liên quan đến hiện tượng này:

  • U bã đậu: U bã đậu là một loại u lành tính chứa dịch mủ màu vàng bên trong, thường xuất hiện ở những vùng da dễ tích tụ bụi bẩn, trong đó có da vùng gáy. Nguyên nhân của u bã đậu là do tuyến bã nhờn bị bít tắc, gây ứ đọng dầu thừa cùng với các loại vi khuẩn sinh ra trong lỗ chân lông. Điều này dẫn đến viêm cổ nang lông và hình thành mụn nhọt sau gáy.
  • Viêm da tụ cầu: Viêm da tụ cầu là một bệnh lý thường gặp trên da cơ thể, gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu. Loại mụn do viêm da tụ cầu thường cứng, nhưng sẽ mềm hơn và có hiện tượng chảy dịch theo thời gian. Vi khuẩn tụ cầu gây ra viêm nhiễm, làm xuất hiện mụn mủ, sưng tấy và đau nhức trên vùng da bị ảnh hưởng.
Vì sao mọc mụn sau gáy - Do bệnh lý về da
Mụn mọc sau gáy do các bệnh lý về da như u bã đậu và viêm da tụ cầu

Sau gáy nổi mụn do các nguyên nhân khác ngoài bệnh lý

Mụn sau gáy không chỉ xuất hiện do các bệnh lý về da mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như sau:

  • Dầu thừa: Sự tích tụ dầu thừa trên da có thể là kết quả của quá trình sản xuất dầu quá mức từ tuyến bã nhờn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến mụn.
  • Thay đổi hormone: Sự biến đổi mức độ hormone trong cơ thể, chẳng hạn như trong giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, hay do sử dụng các loại thuốc có tác động lên hormone, có thể gây ra sự tăng sản dầu từ tuyến bã nhờn và mụn.
  • Chăm sóc da không đúng cách: Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với loại da, bỏ qua các bước làm sạch da đầy đủ, hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không đúng cách cũng có thể góp phần vào việc nổi mụn.
  • Thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng: Ăn uống không khoa học, thiếu vi chất cần thiết cho sự cân bằng nội tiết tố, hoặc thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya, stress, thiếu ngủ cũng có thể góp phần vào việc nổi mụn.
  • Ma sát: Vùng da sau gáy thường bị tóc che phủ, gây đổ mồ hôi nhiều, hoặc bị cọ xát bởi mũ bảo hiểm và trang phục chật. Những tác động này khiến da bị tổn thương và dễ xuất hiện mụn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm xuất hiện mụn trên vùng da sau gáy.
  • Gen di truyền: Di truyền cũng có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ mụn sau gáy.

Nổi mụn sau gáy có sao không? Có nguy hiểm không?

Nổi mụn trứng cá ở sau gáy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da và vẻ đẹp thẩm mỹ. Những biến chứng có thể bao gồm:

  • Nguy cơ viêm nhiễm: Nếu không được điều trị đúng cách, mụn viêm ở sau gáy sẽ lan rộng ra các vùng da lân cận khiến tình trạng viêm ngày càng tệ hơn. 
  • Sẹo: Nổi mụn sau gáy cổ nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến sẹo lồi hoặc sẹo lõm trên da. Những sẹo này có thể tồn tại lâu dài sau khi mụn đã lành, làm ảnh hưởng đến mịn màng và đều màu của làn da.
  • Tăng sắc tố da: Sau khi mụn đã lành, vùng da bị ảnh hưởng có thể thay đổi sắc tố, trở nên tối màu hơn so với vùng da xung quanh. 
Nổi mụn sau gáy có sao không? Có nguy hiểm không?
Mụn nhọt ở gáy có nguy cơ lan rộng ra nếu không trị kịp thời và đúng cách

Như vậy có thể thấy mụn sau gáy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại tác động lớn đến thẩm mỹ, thậm chí có nguy cơ để lại sẹo nếu trị sai cách. Tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung hiện có đa dạng các dịch vụ trị mụn, trị thâm, trị sẹo bằng công nghệ cao được hàng ngàn khách hàng chứng thực hiệu quả.

Để được chuyên gia của Ngọc Dung tư vấn kỹ hơn về dịch vụ và những ưu đãi mới nhất, hãy để lại thông tin tại FORM dưới đây nhé!

Cách trị mụn sau gáy tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên

Nếu tình trạng mụn ở gáy không quá phức tạp, bạn có thể thử một vài cách trị mụn sau gáy chân tóc tại nhà sau đây:

Nước ấm và muối biển

Nước ấm và muối biển là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả để giảm sưng viêm và làm sạch lỗ chân lông, giúp làm mờ các nốt mụn sau gáy. Đây là cách thực hiện:

  • Hoà một ít muối biển vào nước ấm để tạo thành dung dịch muối. Đảm bảo muối hoà tan hoàn toàn trong nước ấm.
  • Dùng bông tẩy trang hoặc bông gòn thấm đều dung dịch muối và nhẹ nhàng massage lên vùng da sau gáy. Massage khoảng 10-15 phút để dung dịch có thể làm sạch sâu và làm dịu da.
  • Sau khi massage, rửa sạch vùng da bằng nước ấm và sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Muối biển giúp tẩy tế bào chết và làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây mụn. 
Muối biển giúp tẩy tế bào chết và làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây mụn.

Mật ong và nha đam

Mật ong và nha đam là hai thành phần tự nhiên được biết đến với khả năng làm dịu và điều trị mụn ở gáy hiệu quả. Nha đam, với chất gel giàu khoáng chất, acid amin và các loại vitamin nhóm B, E, C, giúp cấp ẩm, làm sạch sâu và kháng viêm, từ đó hỗ trợ trong quá trình làm dịu các vết mụn và kích thích tái tạo tế bào da.

Cách trị mụn sau gáy bằng nha đam và mật ong đơn giản như sau:

  • Gọt vỏ nha đam và lấy phần thân chứa gel bên trong. Sau đó, trộn đều một lượng nha đam vừa đủ với 1-2 muỗng mật ong. 
  • Thoa hỗn hợp này lên vùng da sau gáy, massage nhẹ nhàng trong khoảng 10-15 phút để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da.
  • Cuối cùng, rửa sạch với nước ấm và lau khô. Thực hiện thường xuyên để giảm thiểu mụn và duy trì làn da sạch mịn.
Cách trị mụn nhọt ở sau gáy bằng mật ong và nha đam
Cách trị mụn nhọt ở sau gáy bằng mật ong và nha đam

Mách bạn bí quyết chăm sóc da để điều trị mụn sau gáy hiệu quả

Chỉ cần áp dụng những mẹo chăm da đơn giản sau đây, tình trạng mụn sau gáy của bạn dần cải thiện đáng kể đó. 

Vệ sinh vùng da sau gáy sạch sẽ

Vùng da sau gáy thường dễ bị mụn ở gáy do tiếp xúc thường xuyên với mồ hôi và dầu nhờn, cộng thêm việc bị ma sát bởi quần áo. Để tránh và điều trị mụn mọc sau gáy hiệu quả, bạn cần chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc da sau gáy như sau:.

  • Rửa sạch đều đặn: Hãy tắm sạch vùng da sau gáy mỗi ngày bằng nước ấm và sử dụng sữa tắm nhẹ nhàng, không chứa các chất tẩy rửa mạnh mẽ có thể làm khô da.
  • Tắm sau khi tập thể dục: Đặc biệt là sau khi vận động mạnh, hãy tắm sạch để loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn tích tụ trên da. Điều này giúp ngăn ngừa sự mọc mụn do lỗ chân lông bị tắc.
  • Thay quần áo thường xuyên: Đảm bảo quần áo bạn mặc sạch và thoáng mỗi ngày. Ưu tiên mặc quần áo cotton bởi chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt hơn và giúp giảm ma sát da.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp

Ngay khi nổi mụn ở sau gáy, bạn cần đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc da. Bởi chính các sản phẩm này sẽ tác động lớn đến hiệu quả trị mụn ngứa ở sau gáy. 

  • Chọn sữa rửa mặt nhẹ nhàng: Lựa chọn sữa rửa mặt không chứa hóa chất cứng và có thành phần dịu nhẹ. Sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm hoặc da mụn thường là lựa chọn tốt. Hãy rửa sạch da sau gáy mỗi ngày để loại bỏ dầu nhờn và bụi bẩn tích tụ.
  • Sử dụng sản phẩm chứa acid salicylic hoặc benzoyl peroxide: Những thành phần này có khả năng làm sạch sâu và ngăn ngừa mụn hiệu quả. Acid salicylic giúp làm sạch bã nhờn trong lỗ chân lông và làm dịu vết viêm. Benzoyl peroxide có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
  • Chọn kem dưỡng ẩm không gây bít lỗ chân lông: Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không chứa dầu và không gây bít lỗ chân lông. Các sản phẩm này giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da mà không tăng cường sản xuất dầu thừa.
  • Kem chống nắng: Dùng kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, đặc biệt với vùng da sau gáy dễ bị mụn.
  • Tránh các sản phẩm có chất làm sạch mạnh: Tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất cứng hoặc chất làm sạch mạnh có thể làm khô da và gây kích ứng.
Việc lựa chọn và sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng mụn ở chân tóc sau gáy một cách hiệu quả. 
Việc lựa chọn và sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng mụn ở chân tóc sau gáy một cách hiệu quả.

Không nặn mụn

Dù là bất cứ mụn trứng cá nào, kể cả mụn ở những vùng không nhìn thấy như mụn ở nách, mụn ở lưng hay mụn ở gáy,…cũng tuyệt đối không nên nặn tại nhà. Việc nặn mụn trứng cá sau gáy không chỉ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây sẹo, mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài đến làn da của bạn.

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Việc nặn mụn sau gáy có thể làm tổn thương da và mở cửa cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng và viêm nang lông.
  • Gây sẹo và thâm: Nặn mụn sau gáy có thể làm tổn thương da nghiêm trọng hơn, dẫn đến các vết sẹo và thâm màu trên da, khó phục hồi.
  • Mụn tái phát và lan rộng: Việc nặn mụn có thể làm cho dịch mụn lây lan sang các vùng da khác gần đó và dẫn đến tình trạng mụn lan rộng hơn.

Ăn uống và chế độ sống lành mạnh

Ăn uống và chế độ sống lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa sau gáy. Khi nổi mụn ngứa sau gáy hay mụn đầu đinh ở sau gáy bạn cần xem xét và điều chỉnh lại chế độ ăn uống là lối sống:

  • Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: Bổ sung dinh dưỡng cần thiết như vitamin A, C, E và kẽm thông qua trái cây tươi, rau xanh và các loại hạt như hạt chia và hạt óc chó. Những chất này giúp củng cố hệ miễn dịch, làm sạch da từ bên trong và hỗ trợ quá trình tái tạo da.
  • Giảm đường và mỡ: Đường và các loại tinh bột có chỉ số đường huyết cao có thể gây ra tăng sản dầu trong da. Điều này xảy ra do sự gia tăng insulin, hormone có thể kích thích tuyến dầu của da sản xuất nhiều dầu hơn bình thường.
  • Uống nhiều nước: Đảm bảo cơ thể luôn được cấp đủ nước giúp da duy trì độ ẩm tự nhiên và loại bỏ độc tố thông qua quá trình thải độc của cơ thể.
  • Giảm stress: Stress có thể gây ra sự suy giảm hệ miễn dịch và tăng sản xuất dầu trong da, dễ mọc mụn đỏ ở sau gáy. Các hoạt động thư giãn như đi dạo, tập yoga, kiểm soát cảm xúc, giữ tinh thần thoải mái là cách giảm thiểu stress mà bạn nên áp dụng. 
Ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây tươi, hạt và các nguồn đạm tích cực để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho da và cơ thể.
Ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây tươi, hạt và các nguồn đạm tích cực để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho da và cơ thể.

KẾT

Kết luận lại, việc biết rõ nguyên nhân và cách trị mụn sau gáy là vô cùng quan trọng để giữ cho làn da luôn khỏe đẹp. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề mụn ở gáy và muốn trải nghiệm các dịch vụ điều trị mụn với công nghệ hiện đại và chuyên nghiệp, hãy đến với Thẩm mỹ viện Ngọc Dung

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp và sự cam kết đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, đội ngũ chuyên gia tại đây sẽ mang đến cho bạn những giải pháp chăm sóc da hiệu quả và an toàn nhất. Hãy đặt lịch ngay hôm nay để có làn da khoẻ mạnh và tươi trẻ như mong đợi!

Không có từ khóa nào.

Bác sĩ Phạm Đức Tuấn là một chuyên gia da liễu với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Đức Tuấn tốt nghiệp chuyên khoa Da liễu, Đại học Võ Trường Toản – một trong những trường đại học uy tín trong ngành y. Với sự am hiểu sâu sắc và kỹ năng chuyên môn cao, bác sĩ Phạm Đức Tuấn đã làm việc tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung và thực hiện hàng chục nghìn ca điều trị da, tư vấn thẩm mỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí
Gọi điện ngay
Hotline: *3232