Bún riêu là một trong những món ăn không thể thiếu trong bản đồ ẩm thực Việt Nam. Một bát bún riêu gồm đầy đủ gạch cua, cà chua, ốc, đậu, thịt,…sẽ cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể. Vậy 1 bát bún riêu bao nhiêu calo? Hãy theo dõi bài viết của Thẩm mỹ viện Ngọc Dung để biết được lượng calo trong bún riêu cua, bún riêu chay nhé!
Một tô bún riêu bao nhiêu calo?
Bún riêu là món ăn có thể ăn quanh năm, vào bất cứ lúc nào, có thể ăn vào bữa sáng hoặc làm bữa chính. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 tô bún riêu trung bình có khoảng 482 – 530 calo. Tuy nhiên mức calo này có thể thay đổi phụ thuộc vào cách chế biến, thêm bớt nguyên liệu của mỗi vùng miền và cách ăn của mỗi người.
Để có cái nhìn rõ hơn về lượng calo này, hãy cùng phân tích xem thành phần trong 1 tô bún riêu bao nhiêu calo nhé!
- 100g Bún tươi có khoảng 100 calo
- 100g Đậu phụ có khoảng 110 calo
- 35g gạch cua có khoảng 15 calo
- 60g chả/giò có khoảng 120 calo
- Các loại rau ăn kèm có hàm lượng calo rất thấp, không đáng kể.
Tổng hợp các thành phần này lại ta có lượng calo trong 1 tô bún riêu cơ bản có khoảng 465 calo. Sau đây là lượng calo trong một số món bún riêu phổ biến:
Các loại bún riêu | Hàm lượng calo trong bún tiêu |
Bún riêu cua | Khoảng 414 calo |
Bún riêu ốc | Khoảng 531 calo |
Bún riêu bò | Khoảng 570 calo |
Bún riêu tôm thịt | Khoảng 556 calo |
Bún riêu giò heo | Khoảng 450 calo |
Bún riêu chay | Khoảng 250 – 300 calo |
Bún riêu cua miền Bắc | Khoảng 450 calo |
Bún riêu cua miền Nam | Khoảng 500 calo |
Thành phần dinh dưỡng có trong bún riêu
Bún riêu là một món ăn xuất hiện khắp các vùng miền của Việt Nam. Từ quán ăn nhỏ lề đường đến nhà hàng sang trọng, món bún riêu có vô vàn phiên bản khác nhau tương ứng với văn hóa của từng vùng miền.
Lần đầu xuất hiện ở miền Bắc khoảng hơn 50 năm trước, đến nay bún riêu đã trở thành món ăn truyền thống của người Việt. Món ăn này được biết đến rộng rãi trong nước và cả trên thế giới. Theo thời gian, quá trình giao thoa văn hóa, món bún riêu cũng có sự thay đổi về cách nấu và mùi vị của rau ăn kèm. Cũng bởi vậy mà thành phần dinh dưỡng của bún riêu cũng sẽ khác nhau. Về cơ bản, một tô bún riêu chứa các chất dinh dưỡng như sau:
- 55,8g Carb: Carbonhydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể, cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày.
- 3g Chất xơ: Chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp duy trì sức khỏe của đường ruột và hạn chế tăng cân.
- 19g Chất béo: Chất béo là một nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa phải để duy trì sức khỏe tim mạch
- 34,6g Chất đạm: Chất đạm là cơ sở cho sự phát triển cơ bắp và sự hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
- 1000mg Natri: Natri là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng nên hạn chế lượng natri tiêu thụ để tránh tăng huyết áp.
Các lợi ích khi ăn bún riêu
Bún riêu, một món ăn truyền thống của Việt Nam, không chỉ làm say lòng những người yêu ẩm thực mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhờ sự kết hợp độc đáo giữa bún, nước dùng thơm ngon và các thành phần chất dinh dưỡng như cua, tôm, chả, nhiều loại rau sống và gia vị, bún riêu trở thành một món ăn đa dạng và bổ dưỡng. Cùng TMV Ngọc Dung tìm hiểu xem ăn bún riêu có lợi ích gì cho sức khỏe nhé!
Phát triển cơ bắp
Protein có trong bún riêu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa cơ bắp. Protein là thành phần cấu tạo nên khung tế bào và tham gia vào quá trình xây dựng và sửa chữa các cơ trong cơ thể. Khi ăn bún riêu, protein có trong món ăn này sẽ được cung cấp cho cơ bắp giúp cung cấp các nguyên liệu cần thiết để phát triển và duy trì sự khỏe mạnh. Đặc biệt, việc bổ sung đầy đủ lượng protein hàng ngày là cần thiết để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đối với những người muốn phát triển cơ bắp, bún riêu là một lựa chọn hợp lý. Chất đạm trong bún riêu giúp cung cấp amino axit cần thiết cho quá trình tổng hợp protein và phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện. Điều này giúp tăng cường sức mạnh và sự phát triển của cơ bắp theo mong muốn.
Ngoài ra, bún riêu cũng cung cấp năng lượng và các dưỡng chất khác như carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Các chất này sẽ giúp duy trì sức khỏe và hoạt động của cơ bắp một cách hiệu quả.
Chắc khỏe xương khớp
Gạch cua một nguyên liệu quan trọng trong bún riêu, là một nguồn cung cấp canxi dồi dào giúp xương trở nên chắc khỏe. Canxi là một khoáng chất quan trọng giúp xây dựng và duy trì sức mạnh của xương. Mỗi khi ăn bún riêu, canxi từ gạch cua sẽ được cung cấp cho cơ thể giúp cải thiện sự chắc khỏe của xương và khớp. Việc bổ sung canxi đúng lượng có thể giúp làm giảm các cơn đau nhức xương khớp, cải thiện khả năng vận động và phòng ngừa bệnh loãng xương.
Ngoài ra, bún riêu còn cung cấp các vi chất khác cần thiết như vitamin D3, vitamin K2, sắt và phốt pho. Vitamin D3 giúp cải thiện quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể và vitamin K2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hình xương. Sắt và phốt pho cũng là hai chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự phát triển và chắc khỏe của xương. Với sự kết hợp đầy đủ canxi và các vi chất quan trọng khác, bún riêu giúp xây dựng hệ khung xương chắc khỏe và hỗ trợ trẻ em tăng chiều cao tối đa.
Cân bằng dưỡng chất
Một tô bún riêu cung cấp một lượng lớn năng lượng và đa dạng dưỡng chất như tinh bột, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất. Trong bún riêu, bạn sẽ tìm thấy các thành phần dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, natri, kali và nhiều loại khoáng chất khác.
- Vitamin A là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và có vai trò quan trọng trong sự phát triển và bảo vệ mắt, da và hệ miễn dịch.
- Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và thúc đẩy quá trình tái tạo mô.
- Natri và kali là hai khoáng chất thiết yếu cho cơ thể giúp duy trì cân bằng nước và điện giữa các tế bào.
Ngoài ra, một lợi ích khác của bún riêu là việc kèm theo nhiều loại rau. Rau xanh cung cấp chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và duy trì sự cân bằng chất béo trong cơ thể. Chất xơ có khả năng giúp ổn định đường huyết, giảm cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ quá trình giảm cân.
Ăn bún riêu có mập không? Có tăng cân không?
Với lượng calo tương đối lớn như ở phần một tô bún riêu bao nhiêu calo đã chia sẻ, ăn bún riêu nhiều có béo và tăng cân. Đấy là trường hợp bạn ăn quá nhiều và thường xuyên. Còn thỉnh thoảng ăn một tô bún riêu vào bữa sáng thì không cần quá lo lắng về việc tăng cân hay béo phì. Miễn là bạn cân bằng được lượng “calo in” thấp hơn “calo out” và kiểm soát được các thực phẩm ăn vào mỗi ngày thì không cần quá sợ ăn bún riêu có béo không nhé!
Như vậy, ăn bún riêu không gây béo trực tiếp nhưng sẽ tích lũy mỡ thừa nếu ăn quá nhiều với tần suất thường xuyên. Nếu chẳng may đang gặp tình trạng mỡ thừa và đang tìm giải pháp thì giảm béo không xâm lấn Lipo Hifu của TMV Ngọc Dung sẽ giúp bạn giải quyết mỡ thừa nhanh an toàn. Lipo Hifu là một công nghệ được chuyển giao từ Mỹ sử dụng sóng siêu âm để tác động trực tiếp lên lớp mỡ thừa sâu dưới da, đến độ sâu 13mm.
Với Lipo Hifu, nguồn năng lượng sóng siêu âm nhẹ nhàng phá hủy các liên kết mô mỡ và đào thải chúng thông qua hệ bạch huyết, ngăn ngừa tái tích tụ mỡ nhanh chóng hơn. Đặc biệt, công nghệ này kích thích và phục hồi tăng sinh chuỗi Collagen, giúp làn da căng mịn, đàn hồi khỏe mạnh từ bên trong. Dưới tác động nhiệt mạnh mẽ của Lipo Hifu, nhiệt độ tăng lên từ 56 đến 60 độ C, đẩy lớp mỡ dày cứng, lâu năm tan chảy giúp làn da săn chắc và đàn hồi hơn.
Ngoài ra, dịch vụ giảm béo của Ngọc Dung Beauty Center còn giúp kiến tạo đường cong quyến rũ và mang lại vóc dáng thon gọn. Công nghệ này triệt tiêu và hóa lỏng lượng mỡ thừa, đồng thời đào thải mỡ nhẹ nhàng qua đường bài tiết. Kết quả là bạn sẽ có làn da săn chắc, sáng mịn mà không bị chùng nhão.
Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm thông tin, hãy để lại thông tin của bạn tại FORM. Đội ngũ chuyên gia tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung sẽ tư vấn và giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon thả và body săn chắc.
Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ với
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM
tại TMV Ngọc Dung *Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
Cách ăn bún riêu không gây tăng cân
Bún riêu là một món ăn ngon, nhưng nếu không được ăn một cách hợp lý có thể góp phần vào việc tăng cân. Tuy nhiên, có một số cách để thưởng thức bún riêu mà không gây tăng cân đáng kể như sau:
Chọn thời gian và tần suất ăn phù hợp
Bún riêu thích hợp nhất để ăn là vào bữa sáng, để tránh lượng calo dư thừa. Hạn chế ăn bún riêu vào bữa tối, vì việc nạp nhiều calo vào buổi tối có thể gây cảm giác chướng bụng, khó tiêu và lượng calo dư thừa sẽ tích thành mỡ gây tăng cân.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều bún riêu mỗi tuần. Việc ăn quá thường xuyên bún riêu có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, tăng cân và gây các vấn đề liên quan đến hệ tim mạch.
Bổ sung thêm nhiều rau, ăn ít bún
Cắt giảm bún và thêm rau nghĩa là giảm lượng tinh bột và tăng cường chất xơ trong bữa ăn. Cách ăn bún này giúp giảm lượng calo và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Chất xơ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, giảm cảm giác thèm ăn và từ đó quá trình giảm cân trở nên thuận lợi hơn. Rau xanh như rau muống, rau cải, rau xà lách và cà chua có thể được thêm vào bún riêu để tăng cường chất xơ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các loại rau gia vị như hành lá, mùi tàu, ngò gai, ớt để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
Hơn nữa, bạn cũng nên hạn chế lượng bún trong khẩu phần ăn. Thay vì ăn nhiều bún, hãy tập trung vào việc thưởng thức hương vị và thành phần dinh dưỡng từ các thành phần khác giúp giảm lượng calo và tinh bột trong bữa ăn.
>> Xem thêm: 1 Bát phở bao nhiêu calo? 3 Cách ăn phở không sợ béo
Ăn bún riêu chay
Bún riêu chay sẽ thay thế các nguyên liệu thịt bằng các loại đậu phụ như đậu hũ non, đậu phụ chiên, hay nấm tươi. Những nguyên liệu này không chỉ cung cấp chất đạm và chất xơ mà còn ít chất béo và calo hơn.
Ngoài ra, khi ăn bạn nên cho nhiều rau sống và rau xanh để tăng chất xơ, hỗ trợ giảm cân. Rau cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tạo cảm giác no lâu hơn và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế lượng gia vị và nước mắm để giảm lượng natri và chất béo trong món bún này.
Cách làm bún riêu chay đơn giản giảm cân
Để có một bát bún riêu chay giảm cân hấp dẫn và ngon miệng, bạn có thể tham khảo cách làm sau:
Nguyên liệu
- 200g đậu hủ chiên
- 1 miếng đậu hủ non
- 1 lít sữa đậu nành
- 150 gr nấm rơm (50 gr băm nhuyễn, phần còn lại cắt đôi)
- 5 cái nấm đông cô (ngâm mềm và băm nhuyễn)
- 3 trái cà chua (cắt múi cau)
- 1 củ cà rốt (cắt khúc vừa ăn)
- 1 củ cải trắng (cắt khúc vừa ăn)
- 1 củ su su (cắt khúc vừa ăn)
- 1 thìa hành boa rô (cắt nhỏ)
- 2 thìa dầu điều
- 10g hạt nêm chay
- 10g muối/đường
- 1 kg bún
- 100g rau sống ăn kèm theo sở thích ( VD: bắp chuối, rau muống, xà lách, rau thơm)
Cách chế biến
Chuẩn bị nấm và rau củ:
- Gọt sạch gốc của nấm rơm, rửa sạch.
- Băm nhuyễn 50 gr nấm rơm, còn lại cắt đôi.
- Ngâm mềm nấm đông cô và sau đó băm nhuyễn.
- Gọt vỏ và cắt cà rốt, củ cải trắng, su su thành khúc vừa ăn.
- Rửa sạch cà chua, cắt múi cau.
- Rửa sạch hành ba rô, cắt nhỏ.
Chế biến hỗn hợp đậu và nấm:
- Tán nhuyễn miếng đậu hủ non.
- Trộn đều đậu hủ non tán nhuyễn với nấm rơm đã băm và nấm đông cô đã băm.
- Thêm 1 thìa hạt nêm chay, 1/2 thìa muối, 1 thìa đường vào và trộn đều.
Xào hành boa rô và hỗn hợp đậu-nấm:
- Đun nóng dầu ăn trong chảo, xào hành boa rô cho đến khi hành vàng, thơm.
- Thêm hỗn hợp đậu-nấm vào, đảo đều đến khi hỗn hợp săn lại, sau đó tắt bếp.
Hầm rau củ:
- Đun sôi 1,5 lít nước trong nồi
- Thêm củ cải trắng, cà rốt, su su, 1/2 thìa muối và hầm trong khoảng 30 phút.
Nấu sữa đậu nành và kết tủa riêu:
- Sau 30 phút, thêm 1 lít sữa đậu nành vào nồi rau củ hầm.
- Khi sữa vừa sôi, hạ lửa nhỏ.
- Thêm 1 thìa nước me vào nồi và khuấy nhẹ để sữa đậu nành kết tủa thành riêu cua.
- Khi riêu đã kết tủa, thêm hỗn hợp đậu-nấm đã nấu vào nồi.
- Tiếp tục thêm cà chua, nấm rơm cắt đôi, và đậu hủ chiên vào nồi.
- Nêm lại nước dùng với 1/2 thìa muối, 2 thìa đường, 2 thìa hạt nêm chay.
Hoàn thành món bún riêu chay:
- Xếp bún vào tô, múc riêu, đậu hũ, cà chua lên trên.
- Rắc một ít rau mùi hoặc hành boa rô.
- Chan nước dùng vào tô và thưởng thức.
Những lưu ý khi ăn bún riêu
Khi ăn bún riêu, có những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tránh những nguy cơ tiềm ẩn. Dưới đây là một số điểm bạn nên lưu ý:
- Tránh ăn cua đã chết: Cua đồng có thể chứa histidine, một chất hóa học có thể gây độc khi cua đã chết. Vì vậy, hãy đảm bảo chỉ sử dụng cua tươi khi chế biến bún riêu.
- Không hâm lại: Thịt cua chứa nhiều chất đạm và dinh dưỡng, nhưng sau khi tiếp xúc với môi trường, nó có thể bị nhiễm vi khuẩn và gây hỏng. Do đó, không nên hâm lại cua đã nấu trong bún riêu để tránh mất chất dinh dưỡng và nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
- Tránh uống trà và ăn quả hồng khi ăn bún riêu cua: Chất tanin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua trở nên cứng, và sau đó có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa. Ngoài ra, không nên uống nước trà khi ăn bún riêu cua. Vì tanin trong trà có thể kết hợp với protein trong cua và gây ra các triệu chứng không mong muốn như nôn ói và đau bụng.
- Những người không nên ăn bún riêu cua: Phụ nữ mang thai, người đang trong quá trình điều trị bệnh, những người có tỳ vị hư hàn, bị tiêu chảy hoặc có vấn đề về tim mạch nên hạn chế ăn bún riêu cua.
- Người bị bệnh gút nên hạn chế ăn bún riêu: Gạch cua chứa nhiều purin, một chất có thể tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể, gây ra các cơn gút. Người bị bệnh gút nên hạn chế tiêu thụ cua đồng.
Lời kết
Bún riêu là một món ăn truyền thống của Việt Nam có hương vị đặc trưng và hấp dẫn. Hy vọng nội dung bài viết này đã giúp bạn biết được 1 tô bún riêu bao nhiêu calo, các lợi ích và cách ăn bún riêu hạn chế nguy cơ tăng cân.
Ngoài việc tìm hiểu bún riêu calories, nếu bạn quan tâm đến giảm béo và muốn nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp, Thẩm mỹ viện Ngọc Dung là lựa chọn hoàn hảo. Khi điền thông tin đặt lịch tại FORM, bạn sẽ được trò chuyện, tư vấn cùng với chuyên gia giảm béo nhiều năm kinh nghiệm của TMV Ngọc Dung. Hãy đặt lịch hẹn ngay hôm nay và khám phá những công nghệ giảm béo hiện đại mang lại hiệu quả cao tại Hệ thống Thẩm mỹ viện Ngọc Dung.